Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím tại huyện miền núi tỉnh Bắc Giang

17:08 | 01/04/2025

DNTH: Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với huyện Sơn Động triển khai Đề án phát triển vùng trồng cây ba kích tím theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây được xem là giải pháp quan trọng giúp cải thiện đời sống kinh tế cho bà con, đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên rừng, phát huy lợi thế về thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương.

Huyện Sơn Động là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao của tỉnh Bắc Giang. Trong những năm gần đây, việc chuyển đổi mô hình trồng rừng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây dược liệu tập trung đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ chính quyền địa phương và người dân. Trong đó, cây ba kích tím đã trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập ổn định và bền vững cho bà con nông dân vùng cao.

Theo Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Phát triển vùng ba kích tím hàng hóa tại huyện Sơn Động giai đoạn 2022 - 2026", năm 2025, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang tiếp tục triển khai trồng mới thêm 4,7 ha cây ba kích tím tại các xã trên địa bàn huyện Sơn Động. Điều này nâng tổng diện tích trồng ba kích tím lên đáng kể, hướng tới mục tiêu hình thành vùng sản xuất tập trung, tạo chuỗi liên kết từ trồng trọt đến tiêu thụ sản phẩm.

Bắc Giang: Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím 1
Huyện Sơn Động là huyện đi đầu của tỉnh Bắc Giang trong trồng và phát triển các cây dược liệu, nổi bật là cây ba kích tím.

Theo đó, các hộ nông dân tham gia trồng cây ba kích tím sẽ nhận được hỗ trợ theo Nghị quyết số 45/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh Bắc Giang về quy định nội dung chi và mức chi hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông giai đoạn 2021-2025. Cụ thể, bà con được hỗ trợ một lần 70% chi phí mua giống, phân bón theo định mức kỹ thuật; hỗ trợ một lần 70% chi phí mua các thiết bị sản xuất rượu và thiết bị sấy khô ba kích. Ngoài ra, các hộ nông dân còn được tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến, phòng trừ sâu bệnh hại cây ba kích tím nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất cao nhất.

Bên cạnh đó, người tham gia trồng ba kích tím sẽ phải tự đối ứng 100% ngày công cũng như các chi phí về làm giàn, vật liệu che nắng, hệ thống tưới nước cho cây. Việc này nhằm đảm bảo sự chủ động của người dân trong sản xuất, giúp họ nâng cao tay nghề và phát triển vùng trồng bền vững.

Bắc Giang: Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím 2
Cây ba kích tím có tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận.

Ngoài các chính sách hỗ trợ về vật chất, công tác tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi mô hình sản xuất cũng được thực hiện mạnh mẽ. Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với các cấp chính quyền tổ chức nhiều buổi tập huấn, hội thảo, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ba kích tím, giúp bà con nắm vững phương pháp canh tác khoa học để đạt năng suất cao nhất. Nhờ những chính sách khuyến khích thiết thực, nhiều hộ nông dân tại huyện Sơn Động đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng keo, bạch đàn - những loại cây có hiệu quả kinh tế thấp - sang trồng ba kích tím. Một số hộ gia đình đã chủ động đầu tư kinh phí để lắp đặt hệ thống tưới tự động, làm giàn kiên cố, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Bắc Giang: Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím 6
Mô hình trồng cây ba kích tím đem lại thu nhập cao cho bà con nông dân. 

Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang cũng phối hợp với huyện Sơn Động để lựa chọn vùng trồng phù hợp, hướng dẫn các hợp tác xã có đủ điều kiện đầu tư thiết bị sản xuất rượu và hệ thống kho sấy bảo quản. Các chủ thể tham gia mô hình sẽ được hỗ trợ theo các nội dung công việc và hạng mục hỗ trợ của Đề án đã được phê duyệt. Đồng thời, công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách phát triển vùng dược liệu của Đảng, Nhà nước và tỉnh Bắc Giang cũng được chú trọng nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong thực hiện Đề án.

Theo kế hoạch, đến năm 2026, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang cùng huyện Sơn Động đặt mục tiêu phát triển khoảng 50 ha cây ba kích tím theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật, năng suất trung bình dự kiến đạt khoảng 7 - 8 tấn/ha sau 5 năm trồng, mang lại thu nhập từ 900 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha/chu kỳ 5 năm.

Bắc Giang: Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím 4
Nhờ những chính sách khuyến nông của địa phương, người dân đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng tiến độ khoa học kĩ thuật để nâng cao sản lượng và chất lượng cây ba kích tím. 

Đề án phát triển cây ba kích tím hàng hóa bảo đảm phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện Sơn Động, trên cơ sở khai thác hiệu quả tài nguyên dược liệu, kết hợp với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn thực phẩm. Đồng thời, việc chế biến sâu các sản phẩm từ ba kích tím sẽ nâng cao giá trị sản phẩm, giúp nông dân tăng thêm thu nhập.

Với những tiềm năng sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền, cây ba kích tím hứa hẹn sẽ trở thành cây trồng chủ lực, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn huyện Sơn Động nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung ngày càng phát triển bền vững.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Từ phụ phẩm thành tiền tỷ: Doanh nghiệp nhỏ làm chủ cuộc chơi nông nghiệp tuần hoàn

DNTH: Từ vỏ trái cây, bã cà phê đến chất thải chăn nuôi – những thứ từng bị bỏ đi, nay trở thành nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Họ không chỉ kiếm tiền từ rác, mà còn mở ra hướng đi mới cho...

Máy sấy nông sản mini cho hợp tác xã nhỏ – Vì sao chính sách hỗ trợ vẫn chưa đến tay?

DNTH: Dù đã có nhiều chương trình hỗ trợ thiết bị chế biến sau thu hoạch, thực tế cho thấy rất ít hợp tác xã (HTX) nhỏ ở nông thôn tiếp cận được với máy sấy nông sản mini – một thiết bị tưởng chừng đơn giản nhưng lại...

Những cánh đồng 'mở đường' nhân rộng 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Kết quả đánh giá từ những cánh đồng thí điểm là cơ sở để tỉnh Kiên Giang nhân rộng diện tích tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

DNTH: Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Nông dân huyện đảo Lý Sơn áp dụng tưới tiết kiệm

DNTH: Công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) áp dụng vừa giảm chi phí nhân công và tiết kiệm nguồn nước.

Những nông dân dám nghĩ, dám làm

DNTH: Nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cá nhân xuất sắc, những người đã đạt được thành công kinh tế đáng kể thông qua các mô hình sản xuất và kinh doanh sáng tạo. Họ là những người dám nghĩ, dám làm...

XEM THÊM TIN