Lai Châu: Dấu ấn xây dựng nông thôn mới, giá trị di sản văn hóa dân tộc.

09:12 | 25/03/2024

DNTH: Ngày 19/3, Đoàn nghiên cứu thực tế của lớp Cao cấp lý luận chính trị (CCLLCT) K74.A15 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh do TS Trần Thị Tú Anh - Phó Vụ trưởng Vụ quản lý Đào tạo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn đã có buổi trao đổi về kết quả xây dựng nông thôn mới và công tác phát huy, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Dự buổi trao đổi, về phía tỉnh Lai Châu có: Đồng chí Đặng Văn Châu - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng chí Trần Mạnh Hùng - Phó giám đốc sở Văn hóa cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, các Sở.

Về phía Đoàn nghiên cứu có: TS Trần Thị Tú Anh - Phó Vụ trưởng Vụ quản lý Đào tạo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS Đỗ thị Thanh Hương - Chủ nhiệm lớp K74 A15 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và 49 học viên lớp CCLLCT K74.A15 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

1
Đoàn nghiên cứu thực tế của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trao đổi về kết quả xây dựng nông thôn mới và công tác phát huy, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Trong buổi trao đổi, Đoàn nghiên cứu đã được cung cấp thông tin về tiến độ thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, cũng như kết quả đạt được trong việc xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Lai Châu, trong giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, về công tác nghiên cứu, sưu tầm, thu thập dữ liệu, phục dựng, bảo tồn, và thúc đẩy phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Lai Châu đã triển khai thành công 04 đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp tỉnh, với mục tiêu bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc với chất lượng cao; đồng thời hỗ trợ phục dựng 10 lễ hội truyền thống và duy trì tổ chức 34 lễ hội tại 8 huyện và thành phố.

1
TS Trần Thị Tú Anh - Phó Vụ trưởng Vụ quản lý Đào tạo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi trao đổi.

Ngoài ra, đã tổ chức thành công 22 lớp học về nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề thủ công truyền thống và kỹ thuật tạo hình trang phục. Sưu tầm và xây dựng 30 bộ sưu tập hiện vật, bao gồm 3.221 hiện vật đa dạng, đã được thực hiện để phục vụ cho công tác trưng bày chuyên đề gắn với phát triển du lịch. Xây dựng 2 hồ sơ khoa học văn hóa phi vật thể quốc gia, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại...

Về việc sử dụng các giá trị văn hóa đặc sắc để thúc đẩy du lịch: Đã chọn lựa và định hướng rõ ràng để xây dựng 5 điểm đặc trưng liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng nhằm tận dụng những ưu điểm và tiềm năng hiện có. Hiện đã có một điểm du lịch (làng Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ) đạt chứng nhận OCOP 3 sao và được Hiệp hội Du lịch Việt Nam vinh danh là "Làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của Việt Nam năm 2019", cũng như đoạt "Giải thưởng Du lịch cộng đồng ASEAN lần thứ 3". Từ năm 2021 đến 2023, đã thu hút được 2.182.000 lượt khách du lịch.

1
TS Đỗ thị Thanh Hương - Chủ nhiệm lớp K74 A15 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi trao đổi.

Về kết quả thực hiện tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đến thời điểm hiện tại, tỉnh Lai Châu đã có 39/94 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Cụ thể: có 3/94 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí; 26/94 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí; 26/94 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí. Điểm trung bình tiêu chí trên mỗi xã của tỉnh là 13.66 tiêu chí/xã. Theo kế hoạch đến năm 2025, tỉnh sẽ có thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới: Than Uyên, Tân Uyên...

Trong buổi trao đổi, các đồng chí trong Đoàn nghiên cứu đã trao đổi và đặt ra nhiều câu hỏi để làm sáng tỏ thêm về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, cũng như kết quả của việc xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Lai Châu. Dựa trên nền tảng đó, các đại diện từ các sở, ban, và ngành của tỉnh đã cung cấp giải đáp cho những vấn đề mà Đoàn quan tâm; đồng thời, họ đã mở rộng và làm sâu sắc hơn về nhiều vấn đề liên quan tại cơ sở.

1
Đồng chí Đặng Văn Châu - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại buổi trao đổi.

Phát biểu tại buổi trao đổi, đồng chí Đặng Văn Châu - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đánh giá cao sự chất lượng của các cuộc trao đổi giữa các cơ quan chức năng và Đoàn nghiên cứu. Ông đã bày tỏ niềm vui đối với lớp CCLLCT K74.A15 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khi tới thăm và nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lai Châu, cùng với việc tổ chức buổi trao đổi để làm rõ hơn về các vấn đề liên quan đến bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, cũng như thành tựu của công tác xây dựng nông thôn mới.

Thông qua các ý kiến đóng góp trong buổi trao đổi, các vấn đề chưa được hiểu rõ hoặc cần thêm thông tin, Đoàn nghiên cứu đã cam kết tiếp tục giao lưu với các cơ quan chuyên môn để có thêm thông tin cần thiết. Hơn nữa, họ đã đề xuất Học viện tiếp tục quan tâm phối hợp, hỗ trợ tỉnh Lai Châu trong việc đào tạo cán bộ địa phương trong thời gian sắp tới.

1
Học viên Nguyễn Trọng Hữu Thắng - lớp K74 A15 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi trao đổi.
1
Học viên Nguyễn Văn Bằng - lớp phó lớp K74 A15 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi trao đổi.

Một số hình ảnh Lớp CCLLCT K74.A15 học tập thực tế tại Lai Châu

Bên cạnh việc nghiên cứu và học tập thực tiễn, Đoàn cũng đã thực hiện các hoạt động thiện nguyện để lan tỏa tình yêu và sự ấm áp tại hai địa điểm là Trường tiểu học Sim Suối Hồ, huyện Phong Thổ và Trường tiểu học Giang Ma, huyện Tam Đường. Trong khuôn khổ các hoạt động này, đoàn không chỉ trao quà tặng cho các em học sinh xuất sắc và có hoàn cảnh khó khăn, mà còn trang bị đồng phục học sinh, đồ dùng học tập và sách thiếu nhi để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc học tập và phát triển của các em. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống học đường mà còn khơi dậy niềm tin, động viên tinh thần cho các em trên con đường trưởng thành và thành công./.

Một số hình ảnh về hoạt động thiện nguyện trao gửi yêu thương của đoàn tại Trường tiểu học Sim Suối Hồ và Trường tiểu học Giang Ma.

Theo TC Sức khỏe Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

PVcomBank hợp tác với Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

DNTH: Ngày 13/11/2024, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc triển khai các giải pháp...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

DNTH: Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc khu dân cư khu 8, thị...

Mang yêu thương đến với các em học sinh bản Tả Phìn

DNTH: Xã Tả Phìn là xã vùng cao nằm ở phía Bắc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nơi sinh sống của đa số dân cư đồng bào dân tộc thiểu số và vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Đặc biệt, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở...

ABBANK và Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em

DNTH: Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN - thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chính chức ký kết thỏa thuận tài trợ năm 2024, mở đầu cho việc đặt quan hệ hợp tác, cam kết đồng hành...

'Chìa khóa' gắn kết tình quân dân

DNTH: Đọc thông, nói thạo tiếng dân tộc không chỉ là điều kiện quan trọng giúp cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng thực hiện phương châm “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân tộc) mà còn thể hiện sâu sắc...

Giải quần vợt thiện nguyện, chung tay xây dựng 5 nhà tình nghĩa tại TP. Pleiku

DNTH: Sáng 17/10, tại phường Thống Nhất, Ban tổ chức Giải Quần vợt thiện nguyện vì người nghèo TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai)-Cúp Mỏ đá Làng Bi lần II năm 2024, tiến hành trao tiền xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo trên địa bàn.

XEM THÊM TIN