Làng gốm Bát Tràng - Nơi tinh hoa hội tụ
10:23 | 02/02/2021
DNTH: Làng gốm Bát Tràng nằm trải dài bên đê Sông Hồng, đẹp tựa như một nàng công chúa ngủ say, chỉ cần khẽ gọi là nàng thức giấc và trải lòng về những điều thầm kín nhất của một làng nghề truyền thống, đã có bề dày lịch sử gần 1000 năm. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn tự hào, là một làng nghề gốm sứ lâu đời nhất của cả nước, được bảo tồn, gìn giữ và ngày càng phát triển.
Cội nguồn Lịch sử gần 1000 năm hình thành và phát triển
Gốm sứ Bát Tràng là cái tên gọi chung cho các loại đồ gốm của Việt Nam được sản xuất ở làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. Theo nghệ nhân Phạm Xuân Hòa người xác lập kỷ lục “Người làm bức Thiên Đô Chiếu bằng gốm lớn nhất Việt Nam” cho biết, theo nghĩa Hán việt chữ “Bát” là bát ăn của nhà sư, chữ “Tràng” nghĩa là cái sân lớn, dùng chữ “Bát” như vậy để khuyên răn con cháu “có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc gác của mình”, hiện nay thế hệ sau của ông - Nghệ nhân Phạm Xuân Vũ vẫn luôn gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của gia đình, đóng góp vào sự phát triển chung của làng nghề.
Nghệ nhân Phạm Xuân Hòa chia sẻ về 2 cuốn sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư để minh chứng về bề dày lịch sử phát triển của làng gốm Bát Tràng.
Làng Gốm Bát Tràng ngày nay, đã phát triển hơn xưa, mẫu mã đa dạng, những ngôi nhà cao tầng thay thế dần cho những mái nhà tranh, nhưng cội nguồn cổ truyền vẫn luôn được các thế hệ nghệ nhân và con cháu của họ bảo tồn và phát huy.
Cổng vào làng gốm Bát Tràng ngày nay.
Ngoài các mặt hàng truyền thống, lò gốm tại Bát Tràng còn sản xuất nhiều mẫu mã sản phẩm mới, đa dạng, theo công nghệ dây chuyền hiện đại, đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Theo anh Hoàng Hải, quản lý của cửa hàng Không gian gốm sứ Việt chia sẻ: Hiện nay, mẫu mã của gốm Bát Tràng khá phong phú, các sản phẩm gốm sứ đã được công nghệ hoá, máy móc thay thế cho nhân công, rút ngắn được thời gian sản xuất. Nhưng bên cạnh đó, các sản phẩm làm bằng thủ công độc đáo vẫn được nhiều khách hàng ưa chuộng và lựa chọn.
Từ chất liệu đất thô sơ, qua bàn tay tài hoa của nghệ nhân chế tác thủ công, đã làm nên chiếc bình đẹp mắt với những đường vân và nghệ thuật đắp nổi độc đáo.
Bức tượng phật trong tư thế nằm được chế tác hoàn toàn thủ công với màu men ngọc hoàn toàn bằng nguyên liệu tự nhiên.
Theo chân anh Hoàng Hải, chúng tôi đã đến thăm quan làng nghề gốm Bát Tràng được chứng kiến một ngày làm việc say mê của các thợ gốm lành nghề nơi đây.
Các thợ gốm tay nghề cao được lựa chọn để làm những công đoạn quan trọng và yêu cầu kỹ thuật cao.
Anh Hải cho biết, để làm ra sản phẩm đồ gốm tới tay người tiêu dùng người thợ gốm phải qua các khâu lựa chọn và chế tác vô cùng tỷ mỉ, từ xử lý, pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn đến phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là "Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò".
Hình ảnh con Trâu của năm Tân Sửu đang chuẩn bị được đưa vào lò và làm những khâu cuối cùng để cho xuất xưởng, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Người thợ gốm quan niệm hiện vật gốm không khác nào một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ trong đó có sự kết hợp hài hòa của ngũ hành là Kim - Mộc - Thủy - Hỏa. Sự phát triển của nghề nghiệp được xem như là sự hanh thông của Ngũ hành mà sự hanh thông của Ngũ hành lại nằm trong quá trình lao động sáng tạo với những quy trình kĩ thuật chặt chẽ, chuẩn xác.
Lò gốm thủ công – nơi lưu giữ “hồn gốm Việt”
Điểm dừng chân tiếp theo là lò gốm thủ công của gia đình nghệ nhân Phạm Minh Quang, một trong những học trò của cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng (Người được phong tặng Nghệ nhân cấp Quốc gia – Nghệ nhân ưu tú danh hiệu đầu tiên trong ngành Thủ công Mỹ nghệ).
Các bình gốm nhiều kích cỡ được làm thủ công từ bàn tay tài hoa của nghệ nhân Phạm Minh Quang với cách nung men mầu đặc trưng “Bí truyền” đang được trưng bày tại Không gian gốm - Không gian gốm Bát Tràng.
Tạm dừng công việc của mình, nghệ nhân Phạm Minh Quang, người đã dành trọn tình yêu và đam mê để theo đuổi nghề gốm truyền thống chia sẻ, hiện nay làng gốm Bát Tràng đã được hiện đại hóa, nhiều mô hình làm thủ công được thay thế bởi dây truyền hiện đại hơn, nhưng gia đình anh thì vẫn lưu giữ những nét cổ truyền. Tất cả các vật phẩm được gia đình anh chế tác hoàn toàn bằng thủ công.
Mỗi một nghệ nhân của làng gốm, đều có một sức hút cùng sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu của riêng mình. Với nghệ nhân Phạm Minh Quang dấu ấn ấy được thể hiện rõ nét thông qua bí quyết chế tạo màu men, nghệ thuật đắp nổi và khắc hoa văn trên gốm vô cùng đặc biệt. Những sản phẩm do gia đình anh chế tác lên màu men rất đặc trưng như xanh ngọc, hay trám đen… mà ít người làm được. Màu men được nghệ nhân Phạm Minh Quang sử dụng từ các nguyên liệu tưởng chừng rất đơn giản là đất, đá, tro, trấu kết hợp nhưng lại là bí quyết riêng mà anh đã đúc kết được trong suốt cả quá trình học hỏi và làm nghề.
Một trong những bức tượng Thích Ca Mâu Ni Phật trong cơ sở gốm của nghệ nhân Phạm Quang Minh và một sản phẩm hoàn thành lên màu men đặc trưng và rất riêng được trưng bày tại Không gian gốm Bát Tràng.
Nghệ nhân Phạm Minh Quang đã có 26 năm gắn bó với làng Bát Tràng và nghề gốm truyền thống. Vì tình yêu đối với nghề cũng như sự kính trọng đối với người thầy đã dìu dắt mình, mà anh luôn không ngừng học hỏi, tìm tòi sáng tạo, tiếp nối theo chân thầy, góp phần lưu giữ và bảo tồn những tinh hoa của làng gốm Bát Tràng, đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm mang đậm hương sắc, tinh hoa của gốm Việt. Trên con đường phát triển, ngoài những nét cổ xưa, nghệ nhân Phạm Minh Quang còn sáng tạo, kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống với nghệ thuật đương đại để đem đến một sản phẩm đa dạng và bắt kịp xu thế. Xuân mới đang về, kính chúc nghệ nhân Phạm Minh Quang cùng gia đình một mùa xuân An lành - Hạnh phúc – Sức khỏe.
Các mẫu sản phẩm của làng gốm Bát Tràng được trưng bày tại Không gian gốm Việt.
Sản phẩm của làng gốm sứ Bát Tràng ngày càng đa dạng nhiều mẫu mã cùng với với bề dầy lịch sử hình thành và phát triển. Làng gốm Bát Tràng đã trở thành thương hiệu được người tiêu dùng lựa chọn và tin tưởng. Những nghệ nhân tài hoa của làng vẫn luôn không ngừng học hỏi và lĩnh hội những tinh hoa của thế giới, cùng sự hỗ trợ của khoa học hiện đại, đã chế tác và biến những khối đất vô tri thành các sản phẩm tinh xảo, mang tính nghệ thuật cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Với sự phát triển của một làng nghề truyền thống, làng gốm Bát Tràng đã và đang góp phần vào sự phát triển chung của xã hội, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương cũng như các vùng lân cận.
Anh Hoàng Hải vui vẻ giới thiệu về “sản phẩm mới” sắp ra mắt tại Không gian gốm sứ Việt.
Tạm biệt làng gốm cổ kính gần 1000 năm tuổi, tạm biệt nghệ nhân Phạm Minh Quang và hướng dẫn viên nhiệt tình Hoàng Hải, trên đường trở về bao lưu luyến giúp tôi nhớ đến đoạn trích trong bài thơ “Gốm sứ Bát Tràng”
Chiều thu dẫn lối tôi vào
Say say gốm sứ Giang Cao Bát Tràng
Đường quê nhuộm nắng nhạt vàng
lung linh huyền ảo, mênh mang đất trời
Men xanh, men ngọc thắm tươi
Làng nghề tô đẹp sáng ngời Thủ Đô
Ngỡ ngàng là thật hay mơ
Tàu bè tấp nập bên bờ sông quê
Giang cao gốm sứ làng nghề
Bồng bềnh sống vỗ chở về muôn nơi
Bàn quay em đắp em cười
Em gieo nét vẽ cho đời là đây
Gió thu êm ả vờn mây
Sông Hồng thả sóng vơi đầy đắm say
Quê hương dáng thế rồng bay
Cao tầng khoe sắc đổi thay từng ngày
Một chiều như thế nơi đây
Đưa ta về lối giăng đầy trang thơ.

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng
DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu
DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống
DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất
DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo
DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng
DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...