Làng mật mía Hà Tĩnh đỏ lửa đêm ngày sản xuất phục vụ Tết

21:21 | 26/12/2021

DNTH: Những ngày cuối năm, làng mật mía Thọ Điền (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) tất bật sản xuất để đủ mật phục vụ nhu cầu sử dụng trong dịp Tết Nguyên đán.

1
Từ lâu, người dân xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, đã có nghề làm mật mía. Đến nay, toàn xã có khoảng 100 hộ mưu sinh bằng nghề truyền thống này. Hàng năm, cứ độ cuối tháng 10 âm lịch, người dân lại tất bật, đỏ lửa đêm ngày để kịp sản xuất mật mía, phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán.
2
Trước đây, việc sản xuất chủ yếu dựa vào sức người và dùng trâu, bò kéo, ép mật từ mía. Ngày nay, người dân cùng nhau thành lập HTX dịch vụ mật mía Sơn Thọ, xây dựng nhà xưởng 150 m2 với đầy đủ các khu vực bếp nấu, khu vực sơ chế, tập kết nguyên liệu, khu vực bán hàng và khu vực đóng gói. Đặc biệt, HTX đầu tư mua máy ép mía công suất lớn để ép mía. Công suất ép mỗi ngày đạt 3 - 4 tấn mía nguyên liệu, tương đương với hơn 300 lít mật mía thành phẩm. 
4
Nhờ máy móc, năng suất sản xuất tăng cao. Trước đây, khi phụ thuộc vào sức kéo của trâu, bò, mỗi ngày, một hộ làm việc cật lực cũng chỉ ép được khoảng một tạ mía nguyên liệu. HTX ngày nay cùng với sự hỗ trợ từ máy móc và quy trình sản xuất hợp lý giúp tăng năng suất hơn nhiều.
5
Quy trình sản xuất mật mía gồm nhiều công đoạn như chuẩn bị nguyên liệu từ ngoài ruộng, làm sạch mía, ép nước mía, nấu và chắt lọc mật. Mật sau khi được ép xong sẽ cho vào một chiếc chảo lớn để nấu. Trong đó, quan trọng nhất là công đoạn keo mật (nấu mật). Lửa phải giữ ổn định. Nếu lửa quá to, tay đảo không đều mật dễ bị cháy. Nếu lửa quá nhỏ, công đoạn keo mật sẽ rất lâu. Muốn mật ngon, người dân phải đứng “canh” các chảo mật lớn trong nhiều giờ để đảo liên tục và đều tay, khi mật sôi thì vớt váng. Nếu không chú ý, mật sẽ cháy, có màu đen và không được thơm ngon. Khi nước mía bắt đầu sền sệt chuyển sang màu nâu vàng thì mới hoàn thành việc nấu mật.
3
Mật sau khi được nấu xong sẽ được để nguội trong vòng 3 giờ rồi mới đóng chai. Những năm trước, sản phẩm làm ra đến đâu được khách hàng và thương lái đặt mua hết đến đó, thậm chí có những lúc cháy hàng. Tuy nhiên, năm nay, do tình hình dịch bệnh phức tạp, để tiêu thụ sản phẩm, người dân tăng cường quảng bá qua FaceBook, bán hàng qua mạng để tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm mật mía của HTX hiện nay được bán 60 nghìn đồng/lít. Bên cạnh đó, những chai mật được đóng gói cẩn thận, có dán tem của HTX sẽ giúp sản phẩm mật mía được người tiêu dùng tin tưởng hơn khi sử dụng.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

XEM THÊM TIN