Làng ơi đừng 'trôi'
17:06 | 06/10/2022
DNTH: Ngôi làng có lịch sử hơn 500 năm đã từng có một thời kỳ phồn thịnh, cư dân đông đúc. Nhưng ngặt nỗi lại nằm lạc lõng giữa bốn bề sông nước nên mọi hoạt động đi lại, giao lưu buôn bán, học hành ngày càng khó khăn... Đất không giữ nổi người nên Hồng Lam hôm nay càng trở nên thưa thớt với những nỗi niềm không biết tỏ cùng ai.
Tuổi già với những quạnh hiu
Tháng 9, mặc cho những tia nắng gắt vẫn nhuộm vàng con đường bê tông ngoằn nghoèo quanh xóm, Hồng Lam vẫn thế đìu hiu một nét buồn riêng! Cuộc sống với gánh nặng cơm áo gạo tiền xưa nay vẫn đu bám người dân nơi xóm nhỏ, xã hội ngày càng phát triển, người già hết tuổi vẫy vùng điềm nhiên với cảnh sống bình yên buồn tẻ. Nhưng với cánh thanh niên, cuộc sống mới muôn màu, muôn sắc ngoài kia cuốn họ xa mãi.
Sông Lam vốn hiền hòa, thơ mộng bồi đắp nên những bãi phù sa màu mỡ, nuôi dưỡng mảnh đất Hồng Lam từ bao đời nay. Nhờ vậy, người dân ốc đảo trồng lạc, trồng cói không cần đến phân bón. Trong khi chăn nuôi gia súc lại phát triển mạnh, những đàn trâu, bò béo mầm đông đúc nhất huyện. Dẫu vậy, “đất lành nhưng chim không đậu”, người đi đã đành, người ở lại cũng không yên vì nỗi lo mất làng cứ đeo bám.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thế Lục – Thôn trưởng thôn Hồng Lam nói trong nỗi ngậm ngùi: “Hồng Lam vốn rộng hơn 4km2, nhưng một phần do thiên tai, bão lũ một phần do cát tặc ngày đêm hoành hành quanh sông Lam khiến nhiều diện tích đất của làng bị sông “nuốt” đi rất nhiều. Tính đến thời điểm hiện tại, cồn Nổi chỉ còn khoảng 2,5km2”.
Xu hướng bỏ làng di dân vào nam sau đó diễn ra ngày càng nhiều khi những người từ làng di cư vào các tỉnh Tây nguyên làm ăn mau chóng khấm khá. Từ một ngôi làng đông đúc với hàng nghìn nhân khẩu nay chỉ còn 478 nhân khẩu.
Theo chân ông Lục đến thăm nhà cụ Đinh Hải Long (70 tuổi), mặ dù các con của cụ đều sinh sống trên ốc đảo nhưng khi nghĩ về tuổi già, cụ cũng không giấu nổi nỗi buồn: “Các con tôi đều sống trên ốc đảo này, nhưng cái nghèo vẫn cứ quẩn quanh các con. Nếu khi xưa các con thoát ly khỏi xóm nhỏ này thì cuộc sống có lẽ sẽ khác rồi. Vợ chồng tôi cũng đã ở cái tuổi “gần đất xa trời”, tôi chỉ hi vọng sau này các con của tôi sẽ có cuộc sống đỡ vất vả hơn”.
Còn cụ Hồ Thị Xuân (80 tuổi) thì lại khác, cụ Xuân hàng ngày quẩn quanh với ngôi nhà cấp 4 xập xệ, các con của cụ đều đi nơi khác lập nghiệp: “Tôi có 4 người con, ông nhà mất cách đây hơn chục năm. Các con của tôi đều đi làm ăn xa, dù nhớ con, nhớ cháu nhưng tôi không muốn làm phiền các con. Thỉnh thoảng tụi nhỏ về thăm là tui mừng rồi, ở cái xứ này bốn bề sông nước không biết lấy gì mà sống cô ạ!”.
Gần nhà cụ Xuân có cụ Đậu Thị Trang (97 tuổi). Mặc dù đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng cụ Trang vẫn rất minh mẫn, nhà cửa, vườn tược đều được cụ chăm chút sạch sẽ, ngăn nắp. Khi chúng tôi hỏi về con cái thì cụ mỉm cười nhưng cũng có chút đượm buồn nói: “Tôi sinh được 11 người con nhưng chúng đều lập nghiệp ở xa, đứa ở Hà Nội, đứa miền nam và có đứa ở nước ngoài nữa. Chỉ thi thoảng có ngày dỗ chạp hoặc lễ tết các con, các cháu mới về sum vầy. Còn bình thường chỉ có mình tôi”.

Nói về cuộc sống của mình, cụ Trang kể, mặc dù tôi sinh được 11 người con nhưng do cuộc sống ở đây khó khăn quá nên các con đều phải tha hương lập nghiệp. Giờ mỗi đứa một phương, đứa nào cũng muốn đón tôi về phụng dưỡng nhưng tôi đã sống quen với dân làng ở đây nên không muốn đi. Mỗi lần nhớ con, cháu tôi đều lấy ảnh ra ngắm hoặc gọi điện thôi.
“Ở nhà một mình tuy có buồn, nhưng thỉnh thoảng các con cũng về thăm. Để kiếm niềm vui, tôi đã cố gắng chăm sóc vườn tược, suốt ngày quẩnh quanh với mảnh vườn đủ đầy cây trái, hoa lá”.
Tôi sống ở đây quen rồi, nên dù nơi khác có sướng thế nào, con cái chăm chút có kỹ đến đâu tôi cũng không muốn rời đi. Ở đây không khí trong lành, mát mẻ, muốn tôm có tôm, muốn cá có cá, hoa quả cũng nhiều. Tôi chỉ đi khi không còn làng nữa”.
Xóm nhỏ không đám cưới
Từ xa nhìn lại hình ảnh lá cờ tổ quốc bay phất phới ở bến cùng tiếng à ơi gọi đò khiến lòng tôi bình yên đến lạ. Dù chỉ gần một ngày ở lại với người dân trong làng, nghe họ kể về cuộc sống trên “ốc đảo”, vui có, buồn có, tất cả đều quen thuộc thế nhưng đã gần 2 thập kỷ trôi qua, 2 từ đám cưới nghe sao xa xỉ quá.
Những câu chuyện của tôi với các cụ trong làng cứ trôi theo thời gian, đó là chuyện lập làng, chuyện về cuộc sống của các cụ ở cái tuổi xế chiều, chuyện con cháu làm ăn xa mỗi lần có dịp về là tụ họp lại ăn uống đông vui như có hội… thế nhưng tuyệt nhiên không một ai nhắc đến “đám cưới”.

Khi câu chuyện đang vui, nghe nhắc đến đám cưới ông Nguyễn Thế Lục – Trưởng thôn Hồng Lam bỗng chùng giọng xuống, ông cho biết: “Đám cưới ở đây xa xỉ lắm, lâu lâu mới có một đám, nói là đám nhưng thực chất chỉ là một bữa tiệc nhỏ mời anh em, họ hàng chưa đến 5 mâm cơm thôi”.
Theo ông Lục, trước đây ốc đảo có diện tích rất lớn, nhưng do thiên nhiên và tác động của con người nên dần bị thu hẹp lại. Thời điểm trước năm 1990, Hồng Lam có tới 1.557 nhân khẩu, từng xin thành lập 1 xã riêng, nhưng chưa kịp lập thì trận bão năm 1988 đã xóa sổ 2 khu vực khá lớn trên ốc đảo. Gần 40 ngôi nhà trong cùng một đêm vừa trôi sông vừa đổ sập, đó là nhà của các hộ gia đình trẻ mới tách ra ở riêng.
Cũng chính trận lũ lụt càn quét qua làng năm ấy đã khiến người dân nơi đây sợ hãi và cho rằng mảnh đất không còn lành để ở. Người dân lần lượt bỏ đi, người người nhà nhà khăn gói vào nam lập nghiệp. Mảnh đất cũng đìu hiu bắt đầu từ đó, đám cưới theo đó cũng thưa dần.
Ông Nguyễn Xuân Cảnh (75 tuổi) đôi mắt xa xăm hồi tưởng lại chuyện cũ, ông ngậm ngùi như trận lũ năm nào vừa mới qua đây, ông nói: “Từ khi người dân lần lượt rời làng đi, đám cưới ở đây cũng ít hẳn. Thi thoảng có người về liên hoan tổ chức tại nhà, nhưng khoảng hơn 15 năm nay không có cặp đôi nào về đây làm lễ cưới. Trẻ con, người già mong lắm một cái đám cưới cho xóm thôn rộn ràng mà đành bất lực. Vì đôi trẻ nào cũng lớn lên cái là rời quê đi, nên họ làm đám cưới ở vùng khác, về đây chỉ liên hoan nhỏ thôi”.
Ông Đậu Xuân Tú – Phó chủ tịch UBND xã Xuân Giang cho biết: “Trước những khó khăn trong phát triển kinh tế, người dân ở thôn Hồng Lam đã rời làng đi lập nghiệp nơi khác rất nhiều đến nay chỉ còn cụ già hoặc số ít cặp vợ chồng không có điều kiện đi nơi khác cố bám trụ ở lại. Hồng Lam lâu lắm rồi cũng không có đám cưới, người dân nơi đây cũng thèm đám cưới lắm”.
Tạm biệt Hồng Lam khi trời đã đổ về chiều, trước khi lên thuyền về lại bờ bên kia lòng tôi chững lại, nặng trĩu khi dọc bờ sông, nơi nào cũng thấy sạt lở, hàng chục km bờ kè đổ bê tông chắc chắn nhằm bảo vệ đất sản xuất cho dân ốc đảo cũng bị cuốn phăng từ bao giờ. Nỗi xót xa chực trào lên, chỉ mong rồi những năm tháng về sau bình yên hãy cứ ở lại để đất để người nơi đảo nhỏ Hồng Lam tiếp tục sinh sôi nảy nở, chỉ mong: Làng ơi đừng…trôi!.

Trao giải cuộc thi "Thanh niên hành động - Hướng tới loại bỏ bệnh dại và hoạt động buôn bán, giết mổ chó mèo"
DNTH: Ngày 29/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Chương trình Truyền thông thay đổi hành vi hướng tới Phát triển bền vững Việt Nam và Tổ chức Soi Dog Foundation tổ chức Lễ Trao giải cuộc thi "Thanh niên hành động - Hướng...

Đặc sắc “Lễ hội tình yêu” năm 2025
DNTH: Từ ngày 28/4 đến ngày 30/4 diễn ra chương trình: “Lễ hội tình yêu" năm 2025 tại quảng trường Thống Nhất, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội. Chương trình hội tụ của tinh hoa văn hóa dân tộc đúc kết từ bề dày lịch...

Sinh viên Nguyễn Thị Khánh Huyền thành công chinh phục danh hiệu Hoa khôi Báo chí 2025
DNTH: Trong đêm Chung kết cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí - Press Beauty 2025, Nguyễn Thị Khánh Huyền có phần trả lời ứng xử thuyết phục bằng tiếng Việt và tiếng Anh, để lại dấu ấn sâu sắc về một cô gái can đảm vượt qua nỗi tự...

Đại lễ Vesak 2025: 10.000 người sẽ tham dự lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình
DNTH: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 (Đại lễ) từ ngày 6 đến 8/5 ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, các hoạt động chào mừng diễn ra từ ngày 2.5. Trong khuôn khổ đại...

'Sắc màu thành phố Bác' đặc sắc với nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống
DNTH: Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như cải lương, hát bội, múa bóng rỗi, đờn ca tài tử... được trình diễn kết hợp trong chương trình 'Sắc màu thành phố Bác', diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Hà Nội bắn pháo hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
DNTH: Thành phố tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 22/4 và 27/4 tại khu vực đường đua F1 (quận Nam Từ Liêm) và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
Sống khỏe
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...