Lãnh đạo dừng ký ‘tươi’, đóng dấu đỏ, chỉ ký điện tử

09:15 | 16/03/2019

DNTH: “Văn phòng Chính phủ bây giờ không được ký “tươi” nữa, hồ sơ giấy gửi lên lãnh đạo sẽ trả về, phải quyết liệt như vậy mới được” - ông Mai Tiến Dũng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay Trục liên thông văn bản quốc gia có thể nói là “sản phẩm” đầu tiên của chính phủ điện tử xuyên quốc gia. Đến nay, 95/95 cơ quan ở trung ương và địa phương đã hoàn thành kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành trên Trục liên thông văn bản quốc gia. Các phần mềm quản lý văn bản của bộ, ngành, địa phương đã được kết nối , liên thông cả theo chiều dọc và chiều ngang một cách thông suốt và có tính hệ thống, văn bản điện tử được gửi, nhận nhanh chóng, an toàn giữa các cơ quan nhà nước.

“Chỉ riêng một tháng đầu năm có hơn 8.300 văn bản gửi và gần 19.300 văn bản nhận điện tử” - ông Dũng thông tin thêm.

Chi phí 31 tỉ, tiết kiệm hơn 1.200 tỉ mỗi năm

. Phóng viên: Tức là ngay sau khi bấm nút gửi văn bản, các địa chỉ “nơi nhận” sẽ nhận được ngay lập tức, thưa ông?

+ Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Đúng vậy. Thời gian có thể tính bằng giây chứ không phải bằng phút. Nó giúp giảm được rất nhiều khâu, nhiều thủ tục, không phải chuẩn bị giấy tờ, in, sao gửi. Bình thường gửi một văn bản xuống địa phương phải mất khoảng hai ngày, chưa kể chi phí gửi văn bản hỏa tốc. Giờ phát hành trên mạng, những nơi liên quan nhận được văn bản luôn, nhanh hơn cả “hỏa tốc” mà không mất chi phí. Văn bản ký số được ban hành có giá trị như văn bản ký “tươi” có dấu đỏ. Và anh cũng không thể nói anh không nhận được giấy mời vì lưu vết hết.

Thống kê sơ bộ, hệ thống này vận hành mỗi năm sẽ tiết kiệm trên 1.200 tỉ đồng. Trong đó, tiền photocopy, tiền giấy, tiền mực, sao chụp, scan… đã tiết kiệm được hơn 154 tỉ đồng; tiền bưu chính, gửi văn bản hỏa tốc, chuyển phát nhanh… tiết kiệm khoảng 575 tỉ đồng. Chi phí thời gian, tiết kiệm lao động khoảng 576 tỉ đồng.

Đó là chưa kể nhiều lợi ích chưa thể cân đong, đo đếm được, chẳng hạn tăng tính công khai, minh bạch và giảm tiêu cực.

. Bộ trưởng có thể tiết lộ chi phí vận hành hệ thống này không?

+ Cách thức là doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, Nhà nước thuê lại. Trục do Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông (VNPT) xây dựng, còn phần mềm là của Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông (Viettel). Mỗi năm chi phí thuê hạ tầng hết khoảng 31 tỉ đồng, trừ đi chi phí này mỗi năm chúng ta tiết kiệm được hơn 1.200 tỉ đồng như tôi nói ở trên.

. Thưa Bộ trưởng, người dân quan tâm họ sẽ được hưởng lợi gì sau khi Trục liên thông văn bản quốc gia được vận hành?

+ Bây giờ mới chỉ dừng lại ở việc cơ quan nhà nước gửi/nhận văn bản nhưng tiến tới sẽ cung cấp các dịch vụ công qua trục liên thông này. Như hôm vừa rồi Thủ tướng phát biểu chỉ đạo tới cuối quý IV-2019 sẽ nâng trục này trở thành trục liên thông tích hợp với cổng dịch vụ công và thí điểm ngay cho thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe. Sẽ làm và công khai luôn, chẳng hạn Bộ GTVT và Bộ Công an kết nối dữ liệu rồi, hôm nay anh vi phạm ở đâu, đi xe biển số nào, bị giữ bằng hoặc bị tước bằng thì tất cả được lưu giữ trên nền điện tử hết.

Khi dịch vụ và thủ tục hành chính công khai như vậy rất thuận tiện cho người dân. Nay mai sẽ có kho dữ liệu quốc gia được quản lý chung, không còn kho riêng của bộ nào, không có “kho ông, kho tôi”, giữ làm dữ liệu riêng để “độc quyền”. Có hệ thống như vậy thì không thể giấu được gì.
Lãnh đạo dừng ký ‘tươi’, đóng dấu đỏ, chỉ ký điện tử - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia . Ảnh: TTXVN

 

Tạo áp lực mạnh từ trên xuống

. Thưa Bộ trưởng, các bộ, ngành, địa phương đón nhận sự thay đổi này thế nào?

+ Các bộ, ngành, địa phương cũng rất quyết tâm dù có mức độ khác nhau. Giờ quan trọng nhất là phải tập huấn cho cán bộ và tạo áp lực mạnh từ trên xuống. Bên trên phải hoàn toàn không ký tay nữa, chứ nay ký/gửi điện tử, mai ký tay thì không được. Văn phòng Chính phủ bây giờ không được ký “tươi” nữa, hồ sơ giấy gửi lên lãnh đạo sẽ trả về, phải quyết liệt như vậy mới được.

Tôi cho rằng trong cải cách, vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị rất quan trọng.

. Thực tế, nhiều cán bộ của chúng ta vẫn muốn giữ thói quen làm việc trên giấy. Theo Bộ trưởng, giải pháp hữu hiệu nào để khắc phục thực trạng này, vì chính phủ 4.0 thì cán bộ không thể là 0.4 được?

+ Đúng là có tình trạng đó như bạn nói. Giờ muốn khắc phục phải ban hành thể chế, có quy định rõ ràng, cụ thể. Cạnh đó phải tạo áp lực từ trên xuống, đồng thời bên trên gương mẫu làm trước để bên dưới làm theo. Lãnh đạo phải đi tiên phong, lãnh đạo mà ký giấy thì cán bộ sẽ không chịu trình văn bản điện tử, ngược lại lãnh đạo xử lý trên điện tử thì không cán bộ nào dám trình văn bản giấy.

Tôi tin rằng lúc đầu có thể vướng mắc nhưng học hỏi dần dần, mỗi ngày học một chút thì khó khăn bước đầu cũng sẽ qua.

. Xin cám ơn Bộ trưởng về cuộc trao đổi này.


Dự kiến 30-6 sẽ có chính phủ phi giấy tờ

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin: Nếu không có gì thay đổi, Chính phủ quyết tâm từ ngày 30-6 phải triển khai được hệ thống e-cabinet (hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ). Thay vì Văn phòng Chính phủ phi giấy tờ như hiện nay, tiến tới chính phủ phi giấy tờ. Hệ thống này sẽ được kết nối với các thành viên Chính phủ.

"Chính phủ trước đây họp ba ngày thì ứng dụng CNTT để giảm thời gian họp chỉ còn một ngày, vì nội dung văn bản đã thống nhất rồi, đưa ra Chính phủ biểu quyết chỉ cần ấn nút thông qua, còn các xung đột, tranh luận đã xử lý trên mạng hết rồi" - người đứng đầu Văn phòng Chính phủ cho hay và dẫn chứng ở Estonia, họp các thành viên Chính phủ không quá 30 phút, có cuộc họp không đến năm phút, đến họp chỉ ấn nút biểu quyết thôi.

"Chúng ta quen họp hành nhiều, giờ phải giảm thời gian họp, tăng cường việc trao đổi liên thông điện tử" - ông Dũng nói thêm và cho rằng điều này giúp tạo ra sự minh bạch, công khai, rõ ràng, mọi người đều có thể giám sát được.

"Thậm chí một văn bản được đem ra lấy ý kiến các bộ, bộ nào chậm trễ hoặc không trả lời sẽ bị chỉ đích danh ngay" - ông dẫn chứng.

 

 

 

Theo Đức Minh

Pháp luật TPHCM

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Khỉ sống 6 tháng nhờ thận lợn chỉnh sửa gene

DNTH: Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã đạt được bước đột phá lớn, với việc khiến một con khỉ có thể sống trong 6 tháng với quả thận lợn được chỉnh sửa gene.

Hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày

Theo thông tin ngày 30/11 của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), năm 2024, hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày, tăng tương ứng 30,8% số lượng và 15,9% về giá trị giao dịch so với năm 2023.

Hạ tầng số và công nghệ mới tạo bước tiến cho Internet Việt Nam

DNTH: Sáng 27/11, Hội thảo, Triển lãm Ngày Internet 2024 (Internet Day 2024) với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam (Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI)” đã khai mạc tại Hà Nội.

Các nhà khoa học Caribe biến rong biển gây hại thành nhiên liệu chạy xe

DNTH: Khi số lượng lớn tảo biển xâm lấn dạt vào bờ biển Caribe năm 2011, người dân địa phương đã vô cùng lúng túng.

Meey Group chia sẻ giải pháp công nghệ bất động sản thông minh

DNTH: Ngày 22/11, ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc dự án Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã có bài thuyết trình ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024, đề cập nhiều sản phẩm số ứng dụng AI trong lĩnh vực...

Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử

DNTH: Luật Năng lượng Nguyên tử (Luật số 18/2008/QH12) được Quốc hội Việt Nam khoá XII thông qua tại Kỳ họp thứ 3 ngày 3/6/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2009.

XEM THÊM TIN