Lành mạnh hóa môi trường thương mại điện tử
12:39 | 28/08/2023
DNTH: Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam - từng bước thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, TMĐT tiếp tục góp phần thúc đẩy kinh tế số phát triển. Tuy nhiên, TMĐT cũng có những mặt trái và cần có giải pháp đẩy lùi.
Duy trì tốc độ tăng trưởng cao
Năm 1997, Việt Nam chính thức kết nối với Internet toàn cầu; đến nay, chất lượng dịch vụ Internet ngày càng được nâng cao, tạo nền tảng cho sự phát triển của TMĐT.
Trải qua nhiều giai đoạn, TMĐT Việt Nam hiện duy trì tốc độ tăng trưởng cao, trở thành kênh mua sắm hiện đại quan trọng của người tiêu dùng bên cạnh kênh mua sắm truyền thống.
Năm 2022, quy mô thị trường TMĐT bán lẻ B2C tại Việt Nam đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước; dự kiến đến năm 2025, tỷ lệ này có thể lên đến 10%. Khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tiến hành năm 2022 cho thấy, có khoảng 78% người dùng Internet tham gia mua sắm thông qua TMĐT.
Việc ứng dụng rộng rãi các công nghệ số của Cuộc CMCN 4.0, đã đem đến một sự biến đổi về chất cho TMĐT nói riêng và thương mại nói chung, từ đó tác động ngược trở lại các quy trình sản xuất và tổ chức hoạt động kinh doanh để hình thành nên nền kinh tế số. Hạ tầng logistics và thanh toán là 2 cấu phần quan trọng hỗ trợ phát triển TMĐT. Thị trường logistics phục vụ TMĐT tại Việt Nam, duy trì đà tăng trưởng, trong nhóm 10 quốc gia có mức độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, dự kiến đạt 4,88 tỷ USD năm 2030 với tốc độ tăng trưởng 24,1% trong giai đoạn 2022 - 2030.
Sự phát triển của TMĐT - đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế số Việt Nam. Theo báo cáo mới nhất “Nền kinh tế Internet Đông Nam Á năm 2022” của Google và Temasek, tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam tiếp tục là quốc gia có quy mô nền kinh tế Internet đứng thứ 3 sau Indonesia và Thái Lan, đạt 23 tỷ USD vào năm 2022.
Báo cáo trên cũng đưa ra dự báo trong giai đoạn 2022 – 2025, theo đó, kinh tế Internet Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu khu vực - đạt khoảng 31%/năm với quy mô ước đạt 49 tỷ USD vào năm 2025. Dữ liệu này cho thấy, các tổ chức quốc tế đang có những đánh giá khả quan đối với sự phát triển tiềm năng của nền kinh tế số nói chung và TMĐT nói riêng tại Việt Nam.
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, trong 6 tháng đầu năm, doanh số TMĐT bán lẻ của Việt Nam, ước đạt 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 25% so cùng kỳ 2022, chiếm 7,7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước. Nhiều hình thức bán hàng qua mạng đã xuất hiện như Facebook, Zalo…, đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Mặt trái của thương mại điện tử
Tuy tăng trưởng nhanh, mạnh và mang lại nhiều lợi thế cho người tiêu dùng lẫn DN, nhưng theo BCĐ389/QG, TMĐT còn có mặt trái của nó.
Đó là tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên các sàn, các trang mạng xã hội ngày càng nhiều. Người tiêu dung, đôi lúc quá tin vào các quảng cáo tiếp thị không đúng mức, đã bị mắc lừa.
Chỉ vì lợi nhuận, một bộ phận tổ chức, cá nhân kinh doanh trên mạng đã có những hành động sai trái, lừa dối khách hàng bằng nhiều thủ đoạn - gây thiệt hại, bức xúc, mất niềm tin nơi người tiêu dùng. Đây là vấn đề nhức nhối của xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, môi trường đầu tư kinh doanh, gây thất thu ngân sách.
Trong 6 tháng đầu năm, có 66.049 vụ việc vi phạm (tăng 22,1% so cùng kỳ 2022). Trong đó, có 2.219 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu (giảm 9,72% so cùng kỳ); 61.057 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế (tăng 20,55% so cùng kỳ); 2.773 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ (tăng 174,01% so cùng kỳ); thu nộp NSNN hơn 6.560,609 tỷ đồng (tăng 76,23% so cùng kỳ); khởi tố hình sự 1.166 vụ/1.610 đối tượng.
Tuy nhiên, kết quả trên chưa phản ánh hết được tình hình thực tế. BCĐ389/QG nhấn mạnh: Tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng hóa xâm phạm sở hữu trí tuệ… trên nền tảng TMĐT tiềm ẩn phức tạp.
Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, bà Lê Hoàng Oanh cho biết: Hiện nay, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ đang tồn tại trên môi trường TMĐT. Vi phạm trên môi trường TMĐT dễ thực hiện, nhưng lại khó phát hiện, xử lý (đối tượng không có kho hàng/cửa hàng, hàng hóa phân tán nhiều nơi, chỉ tiếp nhận đặt hàng online).
Khác với mua hàng trên môi trường truyền thống, người tiêu dùng không được tiếp xúc với sản phẩm trực tiếp trước khi mua hàng, do vậy quyết định mua hàng phụ thuộc vào thông tin đăng tải trên mạng. Điều đó dẫn đến việc người tiêu dùng bị hạn chế trong việc đánh giá sản phẩm, dễ bị lừa đảo hay thông tin hàng hóa, mặc dù đúng, nhưng giao hàng không đúng...
Trong khi đó, việc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm, cần sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng như quản lý thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, công an, hải quan, y tế…
Một số giải pháp ngăn chặn
Theo chuyên gia Vũ Vinh Phú: Trước tình hình được coi là khá nghiêm trọng nêu trên, các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại nội địa cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn sớm những hành vi buôn bán phi đạo đức, trái với lương tâm, vi phạm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Do đó, chuyên gia Vũ Vinh Phú đưa những giải pháp cơ bản như sau.
Về phía các cơ quan quản lý chuyên ngành như BCĐ389/QG, Bộ Công an, Bộ TT&TT, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số… cần rà soát các văn bản quy định về hành nghề thương mại thông qua các nền tảng số, để bổ sung, hoặc thay mới các quy định nhằm quản lý lĩnh vực này được chặt chẽ, minh bạch và kỷ cương hơn.
Các lực lượng chức năng cần thường xuyên tổ chức điều tra nắm tình hình và kịp thời xử lý những vi phạm, nhất là các tổ chức kinh doanh lớn.
Về các địa phương, mọi hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn, phải được nắm vững ngay tại cơ sở để phối hợp giữa các ngành, các cấp, kịp thời xử lý những vi phạm ngay từ khi mới phát sinh, bảo vệ các DN làm ăn chân chính, nghiêm túc.
Về các hiệp hội có liên quan đến TMĐT như Hội Bảo vệ người tiêu dung Việt Nam, Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam… cần chủ động nắm vững hoạt động của các hội viên trong lĩnh vực này để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh và xử lý những vi phạm trong phạm vi điều lệ của mình.
Công tác phối hợp và tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành có liên quan đến hoạt động này, làm sao ăn khớp, hiệu quả, nhằm góp phần ngăn chặn những mặt trái của hoạt động TMĐT đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Từ đó, lành mạnh hóa quan hệ mua bán trên thị trường, bảo vệ các DN chân chính và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
MB “bắt tay” Viettel, biến hơn 2.000 cửa hàng, siêu thị, bưu cục thành điểm giao dịch tài chính
DNTH: Sự hợp tác của hai thương hiệu hàng đầu sẽ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của MB qua hệ thống điểm giao dịch của Viettel trải dài 63 tỉnh thành.
Câu chuyện xây dựng thương hiệu mạnh của Masan
DNTH: Xây dựng được thương hiệu mạnh, được người yêu dùng tin yêu là yếu tố tiên quyết của các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng tiêu dùng bán lẻ. Masan với vị thế đầu ngành, là một trong số ít doanh nghiệp nội địa có chiến...
Thiết lập tiêu chuẩn mới về hậu mãi, VinFast giúp người dùng xe máy điện an tâm hơn
DNTH: Với thời hạn bảo hành lên đến 5 năm, gần gấp đôi các hãng xe máy trên thị trường, cùng hệ thống xưởng dịch vụ rộng khắp 63 tỉnh, thành, VinFast đang thiết lập một tiêu chuẩn mới cho thị trường xe máy tại Việt Nam.
Giáng sinh tại Danko City - Nơi trái tim hòa nhịp cùng ánh sáng và âm nhạc
DNTH: Không khí Giáng sinh đã len lỏi khắp các con phố, mang theo niềm vui và sự ấm áp. Tại Danko City, một không gian lễ hội lộng lẫy được thắp sáng bởi hàng ngàn ánh đèn rực rỡ sẽ hòa cùng giai điệu du dương của âm nhạc mùa lễ...
Xanh SM khai trương dịch vụ taxi điện tại Indonesia
DNTH: Jakarta, ngày 18 tháng 12 năm 2024 – Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM (“GSM”) chính thức ra mắt dịch vụ taxi điện Xanh SM tại Indonesia. Đây là quốc gia thứ ba có hiện diện của Xanh SM sau Việt Nam và Lào. Với việc mang...
Giới trẻ thích thú check-in vườn thông “khổng lồ” tại khu đô thị Danko City
DNTH: Hòa trong không khí Giáng sinh đang đến gần, khu đô thị Danko City tại Thái Nguyên đang trở thành tâm điểm check-in thu hút người dân và giới trẻ. Với khu vườn thông cổ tích khổng lồ được trang hoàng lộng lẫy, nơi đây như mở ra...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...