Lập dự án khống, hút gần 17.500 tỉ đồng từ một nhà băng

11:00 | 14/01/2021

DNTH: Sau khi Vinafood II thoái vốn, Việt Hân Sài Gòn nhiều lần sử dụng quyền sử dụng đất tại 33 Nguyễn Du và 34-36-42 Chu Mạnh Trinh (Tp. HCM) làm tài sản bảo đảm cho nhiều pháp nhân khác.

Khu đất tại số 33 Nguyễn Du và 34-36-42 Chu Mạnh Trinh (Quận 1, Tp. HCM) từng được rao bán trên các trang môi giới bất động sản với giá 3.500 tỉ đồng
Khu đất tại số 33 Nguyễn Du và 34-36-42 Chu Mạnh Trinh (Quận 1, Tp. HCM) từng được rao bán trên các trang môi giới bất động sản với giá 3.500 tỉ đồng

Thanh tra Chính phủ mới đây đã có kết luận kết quả kiểm tra phản ánh thông tin của báo chí về sai phạm tại dự án bất động sản tại số 33 Nguyễn Du và 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM và việc khiếu nại của các hộ dân liên quan đến dự án trên.

Theo đó, Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) từng nhiều lần đề xuất với các cơ quan quản lý, bày tỏ việc muốn tự triển khai các dự án cao ốc văn phòng và nhà ở cao tầng tại 4 cơ sở nhà, đất rộng 6.274,5 m2 tại số 33 Nguyễn Du, 34-36-42 Chu Mạnh Trinh (Quận 1, Tp. HCM). Song, do khả năng tài chính yếu kém, suốt nhiều năm, Vinafood II vẫn không thể triển khai được dự án.

Cách Việt Hân thâu tóm ‘đất vàng’ từ Vinafood II

Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tháng 2/2015, Hội đồng thành viên Vinafood II bất ngờ thống nhất chủ trương cho phép liên kết với Công ty TNHH TM Quảng cáo xây dựng địa ốc Việt Hân (Việt Hân) thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên.

Theo đó, Vinafood II góp 20% vốn bằng toàn bộ giá trị tài sản trên đất và một phần giá trị quyền sử dụng đất của 4 cơ sở nhà, đất nêu trên, còn phía công ty Việt Hân góp 80% bằng tiền mặt để thực hiện dự án.

Hai bên ký kết hợp đồng hợp tác vào ngày 12/11/2015. Chỉ vài ngày sau đó, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng Việt Hân Sài Gòn (Việt Hân Sài Gòn) được thành lập với quy mô vốn điều lệ 800 tỉ đồng, người đại diện theo pháp luật là ông Đinh Trường Chinh (SN 1974).

Nếu giả định tạm thừa nhận giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản trên đất của 4 cơ sở nhà đất là 730 tỉ đồng theo nghị quyết số 05/NQ-HĐTV ngày 22/10/2015 được HĐTV Vinafood II thông qua, thì phía Việt Hân sẽ phải góp 2.900 tỉ đồng bằng tiền mặt.

Tuy nhiên, tại hợp đồng hợp tác, bản chất sự việc thay đổi khi Vinafood II chuyển góp vốn bằng tiền mặt, tương đương 160 tỉ đồng. Việc thay đổi nội dung góp vốn này giúp Việt Hân chỉ phải góp 80% vốn bằng tiền mặt là 640 tỉ đồng.

Vinafood II cũng nhanh chóng thoái vốn tại công ty liên doanh, đồng thời chuyển nhượng 4 cơ sở nhà đất cho Việt Hân Sài Gòn với giá 570 tỉ đồng.

Kết luận thanh tra cho thấy, thương vụ về bản chất đã hoàn thành từ tháng 11/2015, song đến ngày 2/12/2015, khi sự đã rồi, Vinafood II mới báo cáo đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét chấp nhận chủ trương thoái 20% vốn tại Việt Hân Sài Gòn.

Về phía Việt Hân, sau khi mua lại số cổ phần của Vinafood II, ngày 30/1/2016, công ty này chuyển nhượng ngang giá 99% cổ phần Việt Hân Sài Gòn (792 tỉ đồng theo mệnh giá) cho bà Hoàng Ngọc Cẩm Hồng. Hai ngày sau, bà Hồng đã chuyển nhượng số cổ phần này cho CTCP Bất động sản Mùa Đông – VID (Bất động sản Mùa Đông), giá trị chuyển nhượng trên hợp đồng ở mức 1.980 tỉ đồng.

Đến ngày 24/1/2017, Việt Hân và Bất động sản Mùa Đông đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại Việt Hân Sài Gòn cho 2 pháp nhân mới là CTCP Saigon Dimensions và CTCP Đầu tư BOB.

Thay đổi đăng ký kinh doanh của Việt Hân Sài Gòn cho thấy, cả 2 pháp nhân này đều đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại toà nhà văn phòng Bitexco, số 19-25 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của VietTimes, hai pháp nhân này có nhiều dấu hiệu đổi chủ, về tay tập đoàn địa ốc danh tiếng phía Nam.

Lập dự án khống, hút gần 17.500 tỉ đồng từ một nhà băng ảnh 1

Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng - Địa ốc Việt Hân nay đã chuyển sang mô hình công ty cổ phần

Lập dự án khống, hút gần hơn 17.500 tỉ đồng

Theo cơ quan thanh tra, Việt Hân Sài Gòn đã sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 4 cơ sở nhà, đất số 33 Nguyễn Du, 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, lập nhiều hồ sơ vay bằng “dự án đầu tư khống” để thế chấp đảm bảo cho nhiều khoản vay vốn trực tiếp tại một số ngân hàng thương mại hoặc đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cùng một lúc cho các pháp nhân khác thực hiện các dự án khác, để vay vốn và giải ngân trái pháp luật.

Cụ thể, ngày 29/4/2016, ông Đinh Trường Chinh (khi đó là đại diện pháp luật của Việt Hân Sài Gòn) đã ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của 4 cơ sở nhà, đất này tại chi nhánh Tp. HCM của một TCTD để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ cho khoản vay 1.683 tỉ đồng của Bất động sản Mùa Đông. Khoản vay này nhằm tài trợ vốn cho Bất động sản Mùa Đông mua 99% vốn góp trong Việt Hân Sài Gòn từ bà Hoàng Ngọc Cẩm Hồng. Tài sản bảo đảm được định giá 2.043,3 tỉ đồng.

Đến ngày 24/1/2017, Bất động sản Mùa Đông đã trả hết nợ gốc và lãi. Cùng ngày, như đã nêu, công ty này đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Việt Hân Sài Gòn cho bộ đôi CTCP Saigon Dimensions và CTCP Đầu tư BOB. Đổi chủ, vị trí Chủ tịch HĐTV kiêm người đại diện theo pháp luật của Việt Hân Sài Gòn được chuyển sang cho bà Trương Thị Cẩm Giang (SN 1990) đảm nhiệm.

Bà Giang sau đó cũng 3 lần dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên để thế chấp tại các chi nhánh khác nhau của một ngân hàng khác để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ cho một loạt các công ty, với cùng mục đích sử dụng vốn vay là bổ sung vốn để thực hiện thi công dự án “The Goldmark Premium Tower” giai đoạn 1 tại 4 cơ sở nhà, đất nêu trên. Tổng giá trị tài sản bảo đảm được xác định ở mức 7.251,56 tỉ đồng theo chứng thư thẩm định giá do CTCP thẩm định giá BTCValue lập ngày 3/2/2017.

Lần đầu, nhà băng này đã giải ngân 5.801,2 tỉ đồng cho 9 doanh nghiệp, bao gồm: CTCP Three Dimension, CTCP Global Fortune, CTCP Four Square, CTCP Union Trend, CTCP Diamond Point, CTCP Gold Stoen, CTCP Million Grand, CTCP Đầu tư TM & DV Hà An, CTCP Đầu tư Big Era.

Lần thứ hai, ngân hàng đã giải ngân 5.371 tỉ đồng cho 7 doanh nghiệp là: CTCP Đầu tư Gimpo, CTCP Đầu tư Masa, CTCP Sài Gòn Kada, Công ty TNHH TM DV Du lịch Hoàng Luân, CTCP Gian Realty, CTCP Galaxy Dragon, CTCP Rich Power.

Trong lần thứ ba, nhà băng này đã giải ngân 6.308 tỉ đồng cho 7 khách hàng tổ chức, bao gồm: CTCP Bạch Minh Long, CTCP Supreme Power, CTCP Đầu tư Thuận Nha, CTCP Đầu tư Khai Gia, CTCP Clover Park, CTCP Thanh Man, CTCP Đầu tư Song Phú. Các khoản giải ngân này được thực hiện trong cùng 1 ngày.

Điều đáng nói, Thanh tra Chính phủ cho biết, thực tế không tồn tại, không có thủ tục xin lập dự án, không có phê duyệt dự án The Goldmark Premium Tower của các cơ quan có thẩm quyền tại địa chỉ 4 cơ sở nhà, đất nêu trên. Mặt khác, khi các khoản vay và lãi trả cuối kỳ đến hạn, hồ sơ sẽ được chuyển sang chi nhánh ngân hàng khác giải ngân như cho vay mới.

“Phương thức và cách làm này được lập lại nhiều lần như nhau, số tiền vay lần sau lớn hơn lần trước là vi phạm các quy định của Luật các tổ chức tín dụng, quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chính sách tín dụng, Quy trình lõi cấp tín dụng, Quy chế phán quyết cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần” – văn bản nêu.

Đáng chú ý, sau khi có đoàn kiểm tra liên ngành, tháng 4/2019, 7 doanh nghiệp vay vốn nêu trên đã chủ động đề nghị dùng tài sản khác để thay thế. Trong đó có giá trị bất động sản của dự án Khu dân cư Lô 9A2 – Khu 9A + B, Khu chức năng số 9 Đô thị mới Nam Thành phố thuộc xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, Tp. HCM do CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Việt Liên Á (Việt Liên Á) sở hữu.

Tổng Giám đốc của Việt Liên Á – ông Nguyễn Tất Đạt (SN 1982), hiện còn là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Vinametric, CTCP Kinh doanh địa ốc New Life./.

Theo Vietttimes

https://viettimes.vn/lap-du-an-khong-hut-gan-17-500-ti-dong-tu-mot-nha-bang-post141987.html


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thành phố Vinh mở rộng, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò được săn đón

DNTH: Việc mở rộng địa giới TP. Vinh được giới chuyên gia đánh giá sẽ giúp thị trường bất động sản chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung căn hộ cao cấp tại Cửa Lò vẫn còn hạn chế, tổ hợp căn hộ cao...

The Continental tạo nhiệt cho thị trường Đông Bắc Hà Nội

DNTH: Cuối năm 2024, thị trường bất động sản Hà Nội chứng kiến làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ nguồn cung căn hộ từ khu vực Đông, Tây sang Đông Bắc. Đặc biệt, sự xuất hiện của những chủ đầu tư uy tín như MIK Group với nguồn...

BĐS Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi gần như hoàn toàn

DNTH: Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch COVID-19, du lịch Phú Quốc được kỳ vọng sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn bứt phá ngoạn mục. Đây cũng là tín hiệu tích cực cho thấy, đảo ngọc đang dần quay trở...

Hàng nghìn tỉ đồng đổ vào hạ tầng, khu Đông TP HCM trở thành bức tranh “sáng” của thị trường BĐS

DNTH: Giữ vai trò chiến lược trong bức tranh quy hoạch Tp.HCM, Tp.Thủ Đức (thuộc khu Đông Tp.HCM) định hướng phát triển thành đô thị sáng tạo và tương tác cao. Nơi đây sẽ là cửa ngõ kết nối Tp.HCM...

Sapa - thị trường Bất động sản đang nóng lên từng ngày

DNTH: Sapa là địa phương duy nhất của các tỉnh vùng núi phía Bắc có thể tạo dòng khách du lịch 4 mùa. Song song với lợi thế đó, Sapa đang chuyển mình mạnh mẽ ở các loại hình bất động sản. Đây được xem là lợi thế tiếp theo của...

Tập đoàn Bcons ra mắt dự án Khu chung cư Tân Đông Hiệp tại Bình Dương

DNTH: Ngày 26/11, tại tỉnh Bình Dương, Tập đoàn Bcons phối hợp cùng Tập đoàn Tân Đông Hiệp chính thức ra mắt dự án Khu chung cư Tân Đông Hiệp. Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhà ở thực của người dân, dự án hướng đến đối...

XEM THÊM TIN