Đắk Lắk: Lễ cầu mưa của người dân đồng bào Ê Đê

17:58 | 19/05/2020

DNTH: Vào khoảng tháng 4 tháng 5 âm lịch hằng năm, trong khí trời nóng bức, khô hạn, người dân chỉ mong sao có được hạt mưa để làm dịu mát và phát tiển mùa màng. Đồng bào người Ê-đê ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung và ở Đắk Lắk nói riêng tổ chức Lễ cầu mưa với mong muốn những cơn mưa tới để xua tan cái nắng khô hạn, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, mọi nhà no đủ.

Sau lễ cầu mưa người dân cùng uống rượu cần.

Đây là một trong những nghi lễ nông nghiệp quan trọng được lưu truyền từ xa xưa trong cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số. Mới đây, ngày 12/5 tại không gian buôn Wing, xã Ea Kuêh, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra lễ cầu mưa, người dân nơi đây được tận mắt chứng kiến và hiểu thêm về những nét độc đáo, chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc của nghi lễ này.

Những vật dụng cần dùng cho lễ cầu mưa.

Xuất phát từ ý nghĩa tâm linh, mỗi lễ vật và vật dụng đều mang ý nghĩa nhất định và không thể thiếu trong quá trình làm lễ. Để chuẩn bị cho lễ cúng cầu mưa, trước đó, người dân sẽ chọn một vị trí sạch  sẽ tượng trưng cho mảnh rẫy và rào chắn kỹ càng xung quanh. Ở giữa rẫy, người ta dựng cây nêu và một căn chòi để thờ ông trời và bà trời và kho lúa tượng trưng cho sự no đủ. Các dụng cụ lao động như cuốc, rìu, bồ cào, cây chọc lỗ được đặt cạnh chòi. Dưới chân chòi đặt tượng thần Ác - người xui khiến chim thú vào phá rẫy, làm mất mùa màng khiến dân làng phải sống trong cảnh đói nghèo.Những tượng hình con chuột, nhím, heo và tổ ong được bà con sắp đặt ở xung quanh rẫy.

Thầy cúng lễ cầu mưa.

Khi đặt mân lễ vật xong, tiếng chiêng nổi lên, thầy cúng sẽ đọc lời khấn cầu mưa, sau đó cầm bát rượu pha tiết heo vẩy vào các gùi lúa, công cụ lao động và vẩy xuống đất rẫy để mời các thần cùng dùng rượu với dân làng rồi tiếp tục quay về mâm cúng đọc lời khấn. Mọi người cùng reo hò, thể hiện sự đồng tình, quyết tâm bước vào mùa rẫy mới. Chiêng trống được tấu lên rộn ràng, những vật dụng xua đuổi tà ma, thần Ác đều được sử dụng trong nghi lễ. Cuối cùng mọi người cùng thực hiện nghi lễ chọc lỗ, gieo hạt và tưới nước, kết thúc lễ cầu mưa.

Người dân cùng tổ chức ăn uống sau lễ cầu mưa.

Sau khi nghi lễ cầu mưa kết thúc, mọi người di chuyển về nhà cộng đồng hoặc người chủ buôn làm lễ cúng sức khỏe và bắt đầu phần hội, uống rượu cần, giao lưu văn nghệ, diễn tấu nhạc cụ để ăn mừng và cầu cho các thần linh, ông Trời, bà Trời, các thần lớn, thần nhỏ mang mưa về cho buôn làng, phù hộ cho cây lúa trổ nhiều bông chắc hạt, được mùa nương rẫy, lúa đầy chòi, cây cỏ xanh tươi, trâu bò, heo gà sinh sôi bầy đàn, cầu mưa xuống cho khí hậu trong lành, mát mẻ, con người có nhiều sức khỏe, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, dân làng đoàn kết, nhà nhà yên vui, cộng đồng phát triển. Đây cũng là dịp để người Êđê nhắc nhở con cháu về một nghi lễ độc đáo, chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc.

 

 

Ngọc Giàu.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025

DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”

DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt

DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...

Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đuổm (Thái Nguyên) xứng tầm giá trị lịch sử

DNTH: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, các loại hình tín ngưỡng, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước xuất hiện từ rất sớm, phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước trong lịch sử, là...

Hành trình đi tìm hương vị trong phố

DNTH: Hà Nội - nơi mỗi món ăn là một mảnh ghép ký ức. Dự án sách "Ký hoạ hương vị phố Cổ Hà Nội" ra đời từ cái duyên gặp gỡ của nhóm thi họa và những người trót yêu Hà Nội cùng chung một khát vọng: lưu giữ và lan tỏa những...

XEM THÊM TIN