Linh hoạt thích ứng với chính sách thuế mới của Mỹ

06:02 | 05/04/2025

DNTH: Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ; trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia bị đánh thuế đối ứng ở mức 46% đối với nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

Chú thích ảnh
Bốc dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu tại kho chứa hàng Tân Cảng Cát Lái. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN

Theo các chuyên gia phân tích, với mức thuế suất nhập khẩu đối ứng mà phía Mỹ áp đặt sẽ tác động mạnh đến các nhóm ngành điện tử, máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ của Việt Nam trong ngắn hạn song đây có thể trở thành động lực để nền kinh tế chuyển đổi theo hướng bền vững hơn trong tương lai.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, những ngành hàng mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ lớn nhất hiện nay là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ. Nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành này có tỷ lệ doanh thu xuất khẩu phụ thuộc cao vào thị trường Mỹ. Do đó, 5 nhóm ngành này sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất trong thương chiến.

Bình luận về thách thức này, TS. Bùi Quý Thuấn, Phó Trưởng Ban nghiên cứu, Liên chi hội tài chính Khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) cho rằng, sắc lệnh thuế của Mỹ chắc chắn sẽ tác động đến xuất khẩu và kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội để Việt Nam có thể tạo ra những thay đổi tích cực về lâu dài trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện các cải cách về thể chế và các chính sách kinh tế và khoa học công nghệ trong thời gian gần đấy. Việc phải chịu thuế cao từ Mỹ có thể buộc Việt Nam đẩy nhanh chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tận dụng 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, như EVFTA, CPTPP, RCEP,… hoặc hướng tới các thị trường mới như Trung Đông với thị trường Halal với 2,2 tỷ người dân, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, châu Phi….

Điều này giúp giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ trong dài hạn. Khi xuất khẩu gặp khó, các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể chuyển hướng sang thị trường nội địa với dung lượng hơn 100 triệu dân.

Đứng trước chính sách thuế quan của Mỹ, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán song phương với chính quyền Mỹ đối với mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Mỹ; định hướng và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường; thu hút đầu tư các tập đoàn lớn của Mỹ vào Việt Nam; tăng cường mua hàng từ Mỹ; tận dụng các hiệp định thương mại tự do nhằm đa dạng hóa thị trường; thúc đẩy nhanh các chính sách kinh tế mới như đầu tư công để kích cầu, hay phát triển kinh tế tư nhân, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào thực tiễn. Cuối cùng là nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng cách cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh thực chất hơn nữa.

TS. Bùi Quý Thuấn khuyến nghị các doanh nghiệp Việt có thể đầu tư vào công nghệ, chuyển đổi số nhanh hơn và xanh hóa sản xuất, đáp ứng yêu cầu cao hơn từ các thị trường quốc tế. Điều này giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng của hàng hóa Việt Nam trong dài hạn.

Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt cần chú trọng hơn với việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, mở rộng và đa dạng thị trường và cải tiến, áp dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất nhằm giảm chi phí và tạo ra những sản phẩm khác biệt thì mới có thể sòng phẳng cạnh tranh mà không lo ngại những rủi ro về chính sách thuế cũng như các rào cản phi thuế quan của các đối tác thương mại lớn trong tương lai. 

Mỹ hiện vẫn là 1 trong 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của rau quả Việt Nam, ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vina T&T cho biết mong muốn Chính phủ khẩn trương  làm rõ mặt hàng nào là thặng dư thương mại, mặt hàng nào Mỹ đang được hưởng lợi. Chia sẻ doanh nghiệp sẽ tiếp tục thích ứng bằng việc chuyển hướng tìm kiếm những thị trường mới song ông Tùng cũng chia sẻ mong muốn nhận được hỗ trợ để cắt giảm chi phí, ổn định được thị trường.

Trước những thay đổi chính sách thuế của Mỹ, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho hay, hiện nay, quốc gia này đang xuất siêu rau quả vào Việt Nam. Năm 2024, xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Việt Nam đạt 360 triệu USD, trong khi nhập khẩu từ Mỹ 540 triệu USD. Hiện tại, các doanh nghiệp cần bình tĩnh, chưa nên quá hoang mang, lo lắng. Vì lúc này Mỹ không áp dụng mức thuế 46% cho tất cả các mặt hàng và nhiều khả năng sẽ không bị áp mức thuế này cho ngành hàng rau quả Việt.

Tuy nhiên, Tổng Thư ký Vinafruit cho rằng các doanh nghiệp trong ngành cần phải chủ động thích ứng bằng cách tính toán, xem xét lại tất cả mọi khâu trong quá trình sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào đến bảo quản, chế biến, chi phí logistics để giảm giá thành xuống mức thấp nhất để đảm bảo tính cạnh tranh với các quốc gia có mức thuế bị áp thấp hơn.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Quảng Ninh: Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp XNK hoạt động hiệu quả

DNTH: Các ngành khối, lực lượng chức năng tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh tích cực rà soát, kiểm tra và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình làm thủ tục, điều tiết phương tiện vận tải cho doanh nghiệp XNK.

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn phát triển các sản phẩm OCOP mang thương hiệu Việt Nam được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp. Mỗi sản phẩm cần có câu chuyện riêng, gắn với văn hóa, lịch sử, bảo đảm vệ...

Quảng Ninh: Thống kê kinh tế - xã hội tỉnh 6 tháng đầu năm 2025

DNTH: Chiều 4/7, Cục Thống kê Quảng Ninh đã tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh 6 tháng đầu năm 2025.

Tăng trưởng GDP tính chung 6 tháng cao nhất cùng kỳ trong gần 20 năm qua

DNTH: Ước tính sớm vào cuối tháng 5, GDP quý II/2025 đạt khoảng 7,7%, 6 tháng tăng 7,3%. Cập nhật số liệu đến nay, GDP 6 tháng có thể tăng thêm 0,2 - 0,3%, tiệm cận mục tiêu đã đề ra. GDP tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, tính chung 6...

Xuất khẩu sầu riêng tiếp tục giảm vì Trung Quốc siết kiểm định

DNTH: Xuất khẩu sầu riêng giảm tháng thứ năm liên tiếp do Trung Quốc tăng cường kiểm soát kỹ thuật, khiến doanh nghiệp e ngại ký hợp đồng lớn vì lo ngại chậm thông quan, hàng dễ hư hỏng.

Khởi công dự án cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương tổng vốn đầu tư trên 17.700 tỷ đồng

DNTH: Vừa qua, tại nút giao dự án với Quốc lộ 27 (Km192) thuộc xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng), UBND tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp cùng liên danh nhà đầu tư Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng giao thông T&T, Công...

XEM THÊM TIN