Lộ diện những “ngôi sao khoa học” mới sẽ cầm cân nảy mực giải thưởng VinFuture 4,5 triệu USD
21:09 | 14/04/2025
DNTH: Quỹ VinFuture vừa công bố danh sách Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo mùa giải năm 2025 với nhiều gương mặt mới. Những người cầm cân nảy mực giải thưởng khoa học - công nghệ toàn cầu trị giá 4,5 triệu USD đều là những tên tuổi kì cựu trong các lĩnh vực mũi nhọn có triển vọng định hình sự phát triển của nhân loại trong tương lai.
Thành viên các hội đồng khoa học VinFuture mùa 5 là những chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực robot, trí tuệ nhân tạo, hóa sinh, khí tượng và vật lý khí quyển, khoa học và kỹ thuật vật liệu… Đây đều là những “địa hạt” đang thu hút sự quan tâm lớn của thế giới và được dự đoán sẽ định hình khoa học - công nghệ cũng như sự phát triển của nhân loại trong tương lai.
Đáng chú ý, ở mùa giải thứ 5, hai hội đồng VinFuture chào đón thêm thành viên mới, gồm: GS. Daniela Rus (Viện công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ) gia nhập Hội đồng Giải thưởng. Hội đồng Sơ khảo cũng có thêm ba thành viên mới: GS. Ana Belén Elgoyhen (Đại học Buenos Aires, Argentina), TS. Filippo Giorgi (Trung tâm Vật lý Lý thuyết Quốc tế Abdus Salam, Ý) cùng TS. Jayshree Seth (Tập đoàn 3M, Hoa Kỳ).

Nhận lời tham gia Hội đồng Giải thưởng VinFuture, GS. Daniela Rus chia sẻ: “Giải thưởng VinFuture là một sáng kiến tuyệt vời, tôn vinh những cống hiến xuất sắc cho khoa học và công nghệ. Tôi rất vui mừng khi thấy các nhà nghiên cứu và những thành tựu của AI nhận được sự công nhận xứng đáng. Tôi kỳ vọng sự hợp tác này sẽ trở thành một điểm tựa, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ, các nhà nghiên cứu và phát triển trên toàn cầu, để họ không ngừng chinh phục những đỉnh cao mới trong lĩnh vực AI và robot.”
GS. Daniela Rus - thành viên mới của Hội đồng Giải thưởng có học vị Tiến sĩ về Khoa học Máy tính tại Đại học Cornell (Hoa Kỳ). Bà hiện là Giáo sư Andrew và Erna Viterbi về Kỹ thuật Điện và Khoa học Máy tính, đồng thời là Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học Máy tính và Trí tuệ Nhân tạo (CSAIL) tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Hoa Kỳ). Bà cũng là thành viên của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia và Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ. Các lĩnh vực nghiên cứu của bà bao gồm robot, trí tuệ nhân tạo và học máy, với mục tiêu tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Bà đã nhận nhiều giải thưởng danh giá như Giải thưởng Engelberger, Giải thưởng Kỹ thuật IEEE RAS, Huy chương John Scott và Huy chương Edison của IEEE.
Ở lĩnh vực hóa sinh, Hội đồng Sơ khảo năm nay có sự tham gia của GS. Ana Belén Elgoyhen - nhà nghiên cứu cấp cao kiêm Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Công nghệ Gen và Sinh học Phân tử thuộc Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Argentina (CONICET), đồng thời là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ Latin và Viện Hàn lâm Khoa học Argentina. Bà cũng là chủ nhân Giải thưởng L’Oréal-UNESCO dành cho Nhà khoa học nữ khu vực Mỹ Latin (2008), Nhà khoa học của Quốc gia Argentina được Tổng thống phong tặng (2012)...
Góp mặt trong Hội đồng Sơ khảo còn có TS. Filippo Giorgi – chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Khí tượng và Vật lý Khí quyển với những đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu khí hậu và sự phát triển khoa học ở các quốc gia đang phát triển. Ông hiện là Nhà khoa học Danh dự tại Trung tâm Vật lý Lý thuyết Quốc tế Abdus Salam (ICTP) tại Trieste, Ý. Năm 2020, một nghiên cứu của Đại học Stanford dựa trên nhiều chỉ số thư mục đã xếp ông ở vị trí thứ 11 trong danh sách gồm số 54.940 nhà khoa học có ảnh hưởng lớn nhất thế giới trong lĩnh vực Khí tượng và Vật lý Khí quyển. Trong sự nghiệp, TS. Giorgi đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá, bao gồm Huy chương Alexander von Humboldt năm 2018 của Liên hiệp Khoa học Địa chất Châu Âu (EGU).
Bên cạnh đó, Hội đồng Sơ khảo còn chào đón TS. Jayshree Seth - chuyên gia hàng đầu và là Trưởng nhóm phát triển khoa học đầu tiên của Tập đoàn 3M (Hoa Kỳ). Sự nghiệp của bà đầy ấn tượng với 80 bằng sáng chế đã công bố cùng loạt giải thưởng uy tín hàng đầu thế giới, điển hình như Giải thưởng Thành tựu danh giá nhất từ Hiệp hội Nữ Kỹ sư Hoa Kỳ (SWE), người đầu tiên giành Giải Vàng ở hạng mục Nữ Lãnh đạo Tư tưởng của năm tại Giải thưởng Stevie lần thứ 18 dành cho Phụ nữ trong Kinh doanh. Bà cũng được vinh danh trong danh sách Thinkers50 Radar nhằm tôn vinh những người có tiềm năng định hình tư duy của ngành quản lý trong tương lai.
Giải thưởng VinFuture mùa 5 sẽ tiếp nhận đề cử cho đến 14 giờ ngày 17/04/2025 (theo giờ Việt Nam, GMT+7). Những đề cử nộp sau thời hạn này sẽ được tự động chuyển sang xét duyệt cho mùa giải năm 2026.
Sau 4 năm triển khai, Giải thưởng đã thu hút gấp gần 3 lần số lượng đề cử - từ 599 dự án ở năm đầu tiên lên đến 1.469 dự án vào mùa giải năm 2024. Nhiều chủ nhân Giải thưởng VinFuture đã tiếp tục được vinh danh ở hàng loạt giải thưởng quốc tế danh giá khác, như Nobel, Breakthrough…
Hội đồng Giải thưởng VinFuture 2025 gồm 10 thành viên:
|
Ngọc Quỳnh
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- khoa học - công nghệ toàn cầu /
- Hội đồng Sơ khảo /
- Hội đồng Giải thưởng VinFuture 2025 /
- Vin Group /
- VinFuture /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn về AI và bán dẫn
DNTH: Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn. Đó là nhận định mà Tiến sĩ Christopher Nguyễn, nhà sáng lập công ty Aitomatic, đưa ra tại Hội nghị Quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo và Bán...
Hà Nội sẽ có Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
DNTH: Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến...
DNTH: Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng...

Nông dân Sông Mã 'bắt' nhãn ra quả theo ý muốn
DNTH: Nhờ áp dụng kỹ thuật cho ra hoa trái vụ, nông dân ở vựa nhãn Sông Mã (Sơn La) đã có nhãn thu hoạch quả bán từ cuối tháng 4 hàng năm với giá cao.

Giải pháp đột phá chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
DNTH: Chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ được coi là những giải pháp đột phá giúp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Cảm biến định lượng phân bón cho cây trồng
DNTH: Công ty khởi nghiệp Enfarm sử dụng IoT và AI để đánh giá thành phần trong đất.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...