Loạt dự án giúp nâng cao giá trị hạt muối

07:43 | 10/03/2025

DNTH: Bạc Liêu Cần đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất muối để thu nhập của bà con diêm dân khá lên.

Trong khuôn khổ Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất muối thích ứng biến đổi khí hậu”.

Nghề làm muối vất vả, thu nhập bấp bênh

Ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ: Nghề làm muối vất vả, sản xuất phụ thuộc vào thời tiết, nhưng thu nhập của diêm dân lại rất bấp bênh. Hiện nay, các khâu trong sản xuất muối hầu hết đều làm thủ công, năng suất thấp, lao động nặng nhọc.

Nghề muối vất vả, thu nhập bấp bênh. Ảnh: Trọng Linh.

Nghề muối vất vả, thu nhập bấp bênh. Ảnh: Trọng Linh.

Vì vậy, để phát triển nghề muối bền vững thì việc liên kết, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp chế biến với hợp tác xã, diêm dân là điều kiện tiên quyết. Một việc quan trọng nữa là cần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành.

Tới đây, các dự án khuyến diêm sẽ tập trung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất, giá trị hạt muối; áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất muối gắn với liên kết, tiêu thụ và phát triển du lịch làng nghề. Điển hình là dự án Phát triển mô hình sản xuất, chế biến muối gắn với xây dựng sản phẩm OCOP, chỉ dẫn địa lý; dự án Xây dựng thí điểm mô hình sản xuất muối kết hợp du lịch nông thôn, du lịch nghỉ dưỡng; dự án Xây dựng thương hiệu hạt muối Việt Nam và phát triển mô hình sản xuất muối xuất khẩu.

Cần đầu tư đồng bộ cho nghề làm muối

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bạc Liêu cho biết, bên cạnh những tiềm năng và lợi thế hiện có của tỉnh Bạc Liêu về phát triển sản xuất muối, lĩnh vực diêm nghiệp của địa phương còn một số khó khăn. Thu nhập của bà con diêm dân chưa tương xứng với công sức lao động. Giá muối không ổn định, phần lớn phụ thuộc vào thương lái và sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Ngoài ra, đồng muối của Bạc Liêu nằm trên nền đất phù sa yếu nên mỗi năm phải đầu tư cải tạo, chi phí sản xuất muối cao. Vì vậy, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và khả năng cạnh tranh của muối Bạc Liêu. 

Ông Trần Việt Trung, diêm dân ở xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải (Bạc Liêu) chia sẻ, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất muối của diêm dân gặp nhiều khó khăn do đa số chưa tiếp cận được nguồn vốn.

“Làm muối thì diêm dân nào cũng biết, nhưng muốn đẩy mạnh phát triển sản xuất, đưa máy móc và các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất thì rất cần nguồn vốn, tuy nhiên, việc tiếp cận với nguồn vốn còn gặp nhiều trở ngại, chưa kể giá muối bấp bênh”, ông Trung nói.

Diêm dân Bạc Liêu ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất muối. Ảnh: Trọng Linh.

Diêm dân Bạc Liêu ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất muối. Ảnh: Trọng Linh.

Bên cạnh đó, đại diện các HTX diêm nghiệp, diêm dân và doanh nghiệp cũng đề xuất thêm nhiều giải pháp liên quan về sản xuất muối. Cụ thể, cần đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là thủy lợi để dẫn nước biển vào đồng muối và hạ tầng giao thông để vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm.

Tỉnh Bạc Liêu có trên 1.450 ha sản xuất muối, trong đó có trên 250 ha sản xuất theo phương pháp trải bạt trên sân kết tinh. Năng suất thu hoạch giai đoạn 2020-2024 đối với mô hình sản xuất theo phương pháp truyền thống đạt từ 10-47,7 tấn/ha. Đối với mô hình sản xuất theo phương pháp trải bạt đạt từ 21-107 tấn/ha, năng suất thu hoạch phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết. Hiện nay, toàn tỉnh có có 776 hộ sản xuất muối, với khoảng hơn 800 lao động.

Ông Huỳnh Chí Nguyện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu khẳng định: Sản xuất muối đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đời sống của nhiều địa phương ven biển. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng muối. Do đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất muối là cấp thiết.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cảm ơn các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương và bà con diêm dân đã có những chia sẻ, kiến nghị sát sao với thực tế. Ngành chuyên môn sẽ tổng hợp ý kiến, kiến nghị gửi đến các Bộ, ngành trong thời gian tới. Qua đó sẽ có những chính sách, mục tiêu nhằm giúp cho việc sản xuất muối của diêm dân thuận lợi hơn.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 4 ước đạt 48,7 nghìn tỷ đồng

DNTH: Theo báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng tư và 4 tháng đầu năm 2025 của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 4 được các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh thực hiện.

Xuất siêu nông - lâm - thủy sản 4 tháng gần 5,2 tỷ USD

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa cho biết, 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 21,15 tỷ USD; giá trị nhập khẩu 15,97 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông - lâm - thủy sản đạt 5,18 tỷ USD,...

Biến động giá nông sản toàn cầu năm 2025: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

DNTH: Năm 2025, ngành nông nghiệp Việt Nam đối mặt với nhiều biến động từ thị trường toàn cầu, nhưng cũng mở ra những cơ hội mới để tái cấu trúc và nâng cao giá trị xuất khẩu. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông...

Thị trường nông sản: Tại sao giá gạo vẫn cao ở Nhật Bản?

DNTH: Bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm hạ giá gạo bằng cách khai thác kho dự trữ khẩn cấp của quốc gia, giá ngũ cốc chủ yếu của Nhật Bản vẫn ở mức cao nhất mọi thời đại. 

Dệt may trước áp lực chuyển mạnh sang số hóa

DNTH: Áp lực từ chuỗi cung ứng khắt khe, tiêu chuẩn xanh ngày càng cao và bài toán tối ưu chi phí đang buộc các doanh nghiệp phải tái cấu trúc mạnh mẽ - từ tự động hóa sản xuất đến làm chủ dữ liệu, công nghệ. Dù vẫn còn rào cản...

Nâng cao hiệu quả dòng vốn FDI

DNTH: Để giữ vững và phát triển vị trí là một trung tâm FDI, đại diện UOB cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào 7 yếu tố then chốt nhằm duy trì sự cạnh tranh và bền vững trong tương lai.

XEM THÊM TIN