Lợi nhuận Masan Group hồi phục chữ V sau thương vụ sáp nhập VinCommerce

12:06 | 31/10/2020

DNTH: Trong đó, 881 tỷ đồng doanh thu khác là lợi thế thương mại âm phát sinh từ việc "mua hời" H.C Starck Holding hồi đầu tháng 6 năm nay; yếu tố này đóng góp phần lớn vào lợi nhuận cuối cùng của Masan Group.

CTCP Tập đoàn Masan (Masan – MSN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3, theo đó doanh thu thuần trong giai đoạn 1/7/2020 – 30/9/2020 đạt 20.214 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp 24%.

Lợi nhuận thuần 210 tỷ đồng trong quý, cộng thêm khoản lãi khác 890 tỷ đồng giúp Masan Group ghi nhận lợi nhuận sau thuế 973 tỷ đồng, lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ 852 tỷ đồng. Thống kê cho thấy lợi nhuận của Masan Group hồi phục chữ V.

Lợi nhuận Masan Group hồi phục chữ V sau thương vụ sáp nhập VinCommerce - Ảnh 1.

Doanh thu khác có tới 881 tỷ đồng lợi thế thương mại âm phát sinh từ hợp nhất kinh doanh sau khi Masan Group mua lại 100% cổ phần trong H.C Starck Holding (Đức) – nhà sản xuất toàn cầu về vonfram cận sâu (Masan Group dùng từ "mua hời"). Masan bỏ ra gần 2.000 tỷ đồng cho thương vụ này.

Trong phần thuyết minh, Masan Group lưu ý rằng, "tại thời điểm phát hành báo cáo tài chính hợp nhất, giá trị hợp lý và giá trị khi sổ trước thời điểm hợp nhất kinh doanh của tài sản và nợ phải trả vẫn chưa được xác định. Ngoài ra, tổng giá phá hợp nhất kinh doanh vẫn đang được xem xét lại để quyết toán. Các điều chỉnh tiềm tàng với các khoản mục bảng cân đối kế toán sẽ được phản ánh trong báo cáo tài chính kỳ sau khi các vấn đề này được giải quyết cùng những ảnh hưởng tiềm tàng đối với báo cáo tài chính hợp nhất".

Quãng thời gian từ ngày giao dịch mua lại phát sinh đến ngày 30/9/2020, H.C Starck đóng góp vào doanh thu thuần 1.860 tỷ đồng doanh thu và lỗ ròng 170 tỷ đồng.

Doanh thu thuần hợp nhất của Masan Group sau 9 tháng đạt 55.618 tỷ đồng, lãi sau thuế 810 tỷ đồng và lợi nhuận thuộc về chủ sở hữu 969 tỷ đồng.

Lợi nhuận Masan Group hồi phục chữ V sau thương vụ sáp nhập VinCommerce - Ảnh 2.
Nguồn: BCTC MSN

Biên EBITDA like-for-like tăng trưởng mạnh

Trên cơ sở so sánh tương đương (like-for-like), giả định hợp nhất kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2019 của VCM, doanh thu và EBITDA của Masan lần lượt tăng 19,6% và 16,1%. Biên EBITDA like-for-like tăng 3,1% lên 13,7% trong quý 3/2020 so với cùng kỳ.

Masan cho biết rằng biên EBITDA của VCM được cải thiện từ -5,1% trong quý 1/2020, -8,5% trong quý 2/2020 lên -2,8% trong quý 3/2020. Công ty dự kiến EBITDA hòa vốn trong quý 4 năm nay.

Masan Consumer Holdings (MCH) đã có 3 quý liên tiếp đạt tăng trưởng doanh thu gần 30%, hàng tồn kho tại các nhà phân phối duy trì dưới 20 ngày. Những phát kiến mới đóng góp 55% tăng trưởng doanh thu quý 3/2020. Ban điều hành tin rằng đây chính là nền tảng thúc đẩy mức tăng trưởng tương đương trong trung hạn.

Masan MEATLife (MML) mở rộng danh mục đạm động vật với giao dịch mua lại 3F VIET, doanh nghiệp sản xuất thịt gia cầm nội địa. Với việc hợp nhất 3F VIET, Masan Group hiện có doanh thu hơn 3.000 tỷ đồng từ mảng kinh doanh thịt, tăng trưởng dự kiến khi kết hợp cùng mảng bán lẻ hiện đại (MT) của VCM.

Masan High-Tech Materials (MHT) ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Mitsubishi Materials Corporation (MMC). Theo đó, MMC sẽ rót 90 triệu USD vốn đầu tư để nắm giữ 10% cổ phần pha loãng hoàn toàn của MHT. Sau khi hoàn tất thỏa thuận, hai bên sẽ thảo luận về việc phát triển một đơn vị kinh doanh độc lập để tăng cường sức mạnh cho nền tảng vonfram chế biến cận sâu của mỗi bên.

Doanh thu thuần của MHT đã cải thiện 1.508 tỷ đồng trong quý 3/2020 so với quý 3/2019 chủ yếu do hợp nhất mảng kinh doanh vonfram toàn cầu của HCS. Trên cơ sở so sánh LFL, doanh thu của MHT trong quý 3/2020 tăng 5,6% so với quý 3/2019 chủ yếu do việc xuất khẩu tinh quặng đồng đã được chấp thuận trong năm nay.

Ưu tiên của MHT là thanh toán 200 - 250 triệu USD nợ dài hạn trong vòng 18 - 24 tháng tới để đảm bảo MHT đạt lợi nhuận qua các các chu kỳ giá và đảm bảo chính sách cổ tức ổn định.

Tập trung giảm nợ trong 12 - 18 tháng

Tính đến ngày 30/9/2020, tổng nợ hợp nhất của Masan đạt 53.585 tỷ đồng. Kết hợp với số dư tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt thấp hơn (kết quả của việc tăng tỷ lệ sở hữu tại The CrownX), nợ ròng hợp nhất trên EBITDA của Masan đã tăng từ 1,4 lần lên 4,5 lần (không bao gồm việc hợp nhất EBITDA của VCM do đang trong giai đoạn tăng trưởng).

Trong vòng 12 đến 18 tháng tới, Masan cho biết sẽ tập trung vào việc củng cố bảng cân đối kế toán và cân đối chỉ số đòn bẩy với mục tiêu Nợ ròng/EBITDA trong khoảng từ 2,5 lần đến 3,0 lần.

Các biện pháp bao gồm:

- Giảm nợ tại MHT sau khi tăng chủ sở hữu thêm 90 triệu USD vốn và sử dụng dòng tiền sẵn có trong quá trình hoạt động và cải thiện chu kỳ chuyển đổi vốn lưu động để trả các khoản nợ lãi cao hơn;

- Cải thiện các tỷ suất tài chính với EBITDA cao hơn trong tương lai gần thông qua việc mở rộng mảng kinh doanh thịt của MML, tích hợp nền tảng kinh doanh vonfram của HCS vào MHT và quan trọng nhất là đóng góp EBITDA dương từ VCM khi các sáng kiến ​​cải thiện hiệu quả hoạt động của Masan được thực hiện hoàn chỉnh;

- Gọi vốn chủ sở hữu tại mỗi nền tảng của công ty với ưu tiên dành cho các nhà đầu tư chiến lược có khả năng tạo giá trị gia tăng cho hiệu quả hoạt động.

Trong quý 4, VCM đặt mục tiêu hòa vốn EBITDA trong khi duy trì mức tăng trưởng doanh thu 10% so với quý 3. MCH tiếp tục duy trì tăng trưởng doanh thu từ 25% - 30% so với cùng kỳ.

Nền tảng thịt của MML dự kiến tăng trưởng hai chữ số so với quý trước, thịt chế biến đóng góp 10% doanh thu từ thịt vào cuối năm. Cả năm 2020, mảng thức ăn chăn nuôi đem về EBITDA 1.700 tỷ đồng.

Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của MHT sẽ phụ thuộc giá cả và công nghiệp toàn cầu, công ty dự kiến hòa vốn phân bổ cho cổ đông cho cả năm.

Đông A

Theo Nhịp sống kinh tế

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM

DNTH: Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của...

Doanh số Sao Ta tăng vọt 43% trong nửa đầu năm 2025

DNTH: Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex – mã: FMC) ghi nhận doanh số tiêu thụ nửa đầu năm đạt 135,6 triệu USD (khoảng hơn 3.550 tỷ đồng), tăng 43% so với cùng kỳ năm trước, nhờ sản lượng tôm tăng mạnh.

PV GAS đẩy mạnh triển khai các giải pháp hoàn thành vượt chỉ tiêu quản trị năm 2025

DNTH: Tổng Giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa ban hành chỉ thị, yêu cầu tập thể lãnh đạo, cán bộ chủ chốt và cán bộ công nhân viên toàn đơn vị tập trung triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp thúc đẩy sản...

IMC khẳng định vị thế với giải thưởng "Doanh nghiệp phát triển bền vững 2025"

DNTH: Ngày 27/6, tại lễ công bố và vinh danh “Thương hiệu xuất sắc Châu Á 2025” Công ty Cổ phần Dịch vụ Quản lý vận hành khu công nghiệp IMC (một thành viên của ROX Key) đã được xướng tên ở hạng mục “Doanh nghiệp phát triển bền...

Bầu Đức chi 4.048 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

DNTH: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa thông qua phương án mua lại toàn bộ trái phiếu HAGLBOND16.26 - nhóm B, với tổng giá trị gốc và lãi lên tới 4.048 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình thoát khỏi gánh nặng nợ...

Đảng bộ Cao su Chư Prông thống nhất loạt chỉ tiêu quan trọng cho nhiệm kỳ mới

DNTH: Ngày 24/6, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030 đã diễn ra tại huyện Chư Prông (Gia Lai).

XEM THÊM TIN