Lúa Đông Xuân trúng mùa, nông dân vẫn kém vui
11:32 | 07/03/2024
DNTH: Hiện nay, nông dân các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng đang bước vào thu hoạch rộ vụ lúa Đông Xuân 2023-2024.

Tại tỉnh Kiên Giang, năng suất lúa thu hoạch đạt khá cao nhưng nông dân vẫn kém vui bởi giá lúa gần đây giảm liên tục.
Ông Võ Minh Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Kênh 7B, xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp cho biết, từ sau Tết Nguyên đán đến nay các giống lúa liên tục sụt giảm, mức giảm trung bình từ 1.500-2.000 đồng/kg, tùy giống lúa. Cụ thể, giống lúa Đài thơm 8 trước Tết có giá 9.500 đồng/kg, giảm còn 7.500 đồng/kg; tương tự lúa ST25 từ 10.500 đồng/kg giảm còn 8.300-8.500 đồng/kg.
Theo ông Chiến, không chỉ giá lúa giảm, những ngày gần đây do vào mùa thu hoạch rộ với sản lượng lúa rất lớn, một số đơn vị thu mua lúa không vận chuyển kịp nên nông dân phải dời thời gian thu hoạch muộn hơn vài ngày khi lúa đã chín rục cũng ảnh hưởng một phần năng suất; hoặc có nhiều trường hợp đã thu hoạch xong nhưng phải đợi từ 3 đến 4 ngày thương lái mới đến cân lúa của người dân.
"Với giá lúa như hiện tại nông dân giảm lợi nhuận còn khoảng 40%, tương đương 25 triệu đồng/ha", ông Chiến cho biết thêm.
Ông Trần Văn Tùa, xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp vừa thu hoạch xong 4ha lúa ST25, năng suất đạt gần 30 tấn, bán lúa tươi giá 8.500 đồng/kg. Theo ông Tùa, năng suất lúa vụ này cao hơn so với các vụ Đông Xuân trước. Thế nhưng, gia đình ông kém vui, vì trước khi thu hoạch khoảng 2 tuần, giá lúa từ 10.500 đồng/kg, giảm còn 8.400 đồng/kg và gia đình ông giảm đi một khoản lợi nhuận gần 60 triệu đồng.
“Không riêng gia đình tôi mà hầu hết nông dân đều tiếc nuối trước tình hình giá lúa sụt giảm mạnh ngay vào thời điểm thu hoạch. Giá cả vật tư nông nghiệp, chi phí thuê nhân công dặm lúa, phun thuốc, bón phân đều tăng khoảng 10% nên khi giá lúa giảm, lợi nhuận cũng giảm theo. Vì vậy, Nhà nước quan tâm bình ổn giá lúa để nông dân yên tâm sản xuất, tránh vào đợt thu hoạch rộ thì giá sụt giảm, đến khi bán hết lúa giá tăng; trong khi nông dân không có khả năng trữ lúa chờ giá”, ông Trần Văn Tùa chia sẻ.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Hiệp, vụ Đông Xuân này, toàn huyện gieo trồng hơn 60.000 ha, đến nay đã thu hoạch hơn 40% diện tích. Năng suất lúa vụ này đạt cao hơn so với các vụ Đông Xuân trước, đạt khoảng 9 tấn/ha. Giá lúa tươi nông dân bán tại ruộng sau thu hoạch dao động từ 7.400 - 8.400 đồng/kg, tùy giống lúa. Mức giá này giảm so với thời điểm trước Tết Nguyên đán từ 1.500 đến 2.000 đồng/kg.
Ông Bùi Quốc Duy, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Hiệp cho biết, nguyên nhân giá lúa Đông Xuân sụt giảm thời gian gần đây là do tình hình sản xuất lúa trên cả nước và một số nước lân cận đang vào mùa thu hoạch rộ nên thị trường thu mua lúa hạ nhiệt kéo theo giá lúa sụt giảm.
“Giá lúa sụt giảm mạnh ngay trong thời điểm thu hoạch rộ cũng là vấn đề rất nan giải làm bà con nông dân băn khoăn. Đối với các ý kiến bà con phản ánh giá lúa sụt giảm là do cò lái, doanh nghiệp dìm giá, Phòng nông nghiệp huyện đã phối hợp với các ngành liên quan và chính quyền các xã, thị trấn kiểm tra, tìm hiểu thực tế. Qua làm việc với doanh nghiệp, ngành nông nghiệp khẳng định không có tình trạng trên. Bởi các doanh nghiệp thu mua lúa gạo vựa trên đơn hàng xuất khẩu và có sự thỏa thuận với bà con. Đồng thời, đối với doanh nghiệp khi đưa thương lái thu mua còn có lực lượng giám sát về giá để thu mua”, ông Duy thông tin thêm.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 nông dân trong tỉnh gieo trồng hơn 279.000 ha, sản lượng ước đạt hơn 2 triệu tấn. Nông dân địa phương sẽ thu hoạch dứt điểm vụ lúa trong tháng 3 này. Để đảm bảo tiến độ thu hoạch, ngành phối hợp với chính quyền các địa phương nắm chặt tình hình để điều chuyển máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa cũng như đẩy mạnh kiểm tra, giám sát tình hình thu mua lúa, không để xảy ra tình trạng cò lái ép giá của người dân.

Câu chuyện lúa gạo
DNTH: Trái với không khí hồ hởi năm 2024 khi giá lúa tăng kỷ lục, vượt qua nhiều quốc gia xuất khẩu truyền thống, là nỗi buồn ngay từ đầu năm mới.

Khoai tây vụ đông - phận 'con rơi'
DNTH: Tại sao miền Bắc có hàng trăm ngàn ha đất bỏ không trong vụ đông mà diện tích trồng khoai tây chế biến lại khó mở rộng dù nhu cầu nhà máy rất lớn?

Giá điều tăng nhưng năng suất giảm
DNTH: Vụ điều năm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu bị chậm vụ so với mọi năm do bất lợi của thời tiết, hiện bà con chưa có điều để thu hoạch.

Xuất khẩu thuỷ sản "vượt sóng"
DNTH: Dù ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 2 tháng đầu năm, song nhiều mặt hàng chủ lực của xuất khẩu thuỷ sản đối diện nhiều thách thức về thị trường năm 2025.

Cung ứng vốn cho sản xuất, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo
DNTH: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại (NHTM) cung ứng vốn tín dụng phục vụ sản xuất, chế biến, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Nông sản Việt đối diện với bài toán chất lượng
DNTH: Dù thu về hàng chục tỷ USD xuất khẩu mỗi năm, song nông sản Việt vẫn đối diện với hàng loạt cảnh báo từ đối tác nhập khẩu. Thực trạng này đòi hỏi các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp phải nghiêm túc khắc phục nhằm xây...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...