Lý do hành khách không nên đóng lỗ thông gió trên máy bay

08:34 | 10/10/2023

DNTH: Nếu bạn thường xuyên đi máy bay thì hẳn không còn xa lạ với những lỗ thông hơi ở ngay phía trên ghế ngồi của mình. Có thể bạn lo ngại bị ốm, hoặc đơn giản là lạnh, và tắt nó đi. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên bạn không nên làm điều đó.

f6803690-hay-luon-mo-lo-thong-gio-khi-Di-may-bay-659x435-1-606x400
Tránh nguy cơ mắc bệnh do virus là một lý do tại sao không nên đóng lỗ thông gió trên máy bay.

Vì sao bạn không nên đóng lỗ thông hơi trên máy bay

Trên máy bay, nhiều người khó chịu với không khí lạnh nên với tay đóng lỗ thông gió mà không biết đây là sai lầm.

Trong hầu hết các máy bay hàng không dân dụng hiện nay, không khí di chuyển theo cách: không khí trong lành bên ngoài cabin được động cơ hút vào máy bay, được làm nóng, điều áp, làm sạch, lọc, trộn với không khí lưu thông ban đầu trong cabin.

Sau đó, nó được phân tán thành các khu vực trong cabin (chia từ 3 đến 7 hàng ghế). Sau khi được con người hít thở, nó sẽ trở thành khí thải, được thu gom và cuối cùng thải ra khỏi cabin. Cách thông khí này cho phép loại bỏ các loại virus gây bệnh.

Nếu cửa thông gió điều hòa bị đóng, luồng không khí lưu thông chậm lại khiến virus dễ dàng xâm nhập cơ thể con người hơn.

Cụ thể, virus liên quan đến cảm lạnh thường khá nặng nên nhanh chóng rơi xuống sàn. Các loại virus gây bệnh lao và sởi được truyền qua các giọt nhỏ có thể tồn tại trong không khí tới 5 tiếng. Bằng việc sử dụng lỗ thông gió và bật chúng ở mức độ vừa phải hoặc thấp bạn có thể tạo nên một tấm chắn vô hình bao quanh giúp ngăn các vi khuẩn đang lơ lửng và ép chúng rơi xuống sàn nhanh hơn.

Trong khi đó, nếu cửa thông gió điều hòa bị đóng, luồng không khí lưu thông chậm lại khiến virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người hơn.

Tiến sỹ Mark Gendreau - Giám đốc y tế tại Trung tâm y tế Lahey Peabody, một chuyên gia trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm trong không khí đã giải thích về nguyên tắc hoạt động của những chiếc "điều hoà mini" này như sau: luồng không khí trên máy bay không phải chỉ theo hướng từ trước ra sau, hay từ sau ra trước. Trên thực tế luồng khí này được phân chia ra thành nhiều khu vực trên máy bay. Theo nguyên tắc chung, luồng không khí hành khách thở ra và hít vào sẽ lưu thông trong khu vực từ 2 đến 5 hàng ghế xung quanh họ".

Mỗi khu vực không khí lưu thông như trên (được gọi là khu vực kiểm soát nhiệt độ) nhận không khí từ các ống phân phối đặt phía trên trần máy bay và chạy dọc theo chiều dài cabin. Không khí từ trong máy bay thải ra ngoài thông qua một lưới tản nhiệt nằm bên dưới cửa sổ, hoặc nằm tại khu vực giao giữa sàn nhà và tường máy bay.

Luồng không khí này sẽ kết hợp với không khí bên ngoài máy bay thông qua một hệ thống gọi là HEPA (High Efficiency Particulate Air) để lọc sạch bụi bẩn và vi khuẩn, trước khi được đưa vào bên trong máy bay trở lại.

“Để ngăn chặn sự lây lan của virus trong không khí, ngoài việc cách ly hoàn toàn mầm bệnh, thông gió là phương pháp phòng ngừa quan trọng nhất", Tiến sĩ Gendreau cho biết.

Các loại virus lây qua đường không khí như lao, sở... có thể lây truyền thông qua những hạt nhân rất nhỏ tồn tại trong không khí (tối đa lên đến 5 tiếng), trong khi các virus cúm và đường hô hấp thì có kích thước lớn và nặng hơn (do đó chúng thường "rơi" xuống sàn nhanh hơn). Đó là lý do hệ thống thông hơi trở nên quan trọng. Chỉ cần chỉnh nó về mức trung hoặc thấp,hành khách sẽ tạo ra một rào chắn không khí vô hình xung quanh, gây ra sự nhiễu loạn không khí, giúp ngăn chặn các phần tử truyền bệnh và làm chúng rơi xuống sàn nhanh hơn. Việc giữ không khí lưu thông có hiệu quả cao hơn nhiều so với việc sử dụng thuốc xịt làm sạch và chất khử trùng.

Chính vì vậy, Tiến sĩ Gendreau chỉ ra rằng chính nhờ hệ thống thông gió mà máy bay có môi trường an toàn hơn và chất lượng không khí tốt hơn so với tàu hỏa, xe buýt và tàu điện ngầm. Chỗ ngồi thông thoáng nhất trên máy bay là ở phía trước máy bay, bởi các bộ phận điều hòa không khí của máy bay đều tập trung ở đó.

Vì sao không được sử dụng thiết bị di động khi máy bay cất, hạ cánh

Theo các chuyên gia về hàng không, quá trình máy bay cất, hạ cánh, nếu hành khách sử dụng điện thoại hoặc một số thiết bị điện tử có khả năng thu phát tín hiệu sẽ làm nhiễu sóng trao đổi giữa phi công và trạm kiểm soát, tạo ra tiếng "tít tít" chèn lên cuộc trao đổi.

Điều này ảnh hưởng tới quá trình tiếp nhận thông tin của phi công và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Thực tế, những tai nạn nguy hiểm trên các chuyến bay thương mại đều tập trung ở giai đoạn cất cánh và hạ cánh, kéo dài khoảng 15 - 20 phút để đạt được độ cao cần thiết hoặc hạ độ cao.

"Bạn có thể sử dụng điện thoại ở chế độ máy bay trong khi bay, nhưng phải tắt hoàn toàn trong lúc cất cánh và hạ cánh, như tất cả các thiết bị điện tử khác vì đây là những thời điểm nguy hiểm nhất trong chuyến bay", một bài đăng trên Reddit nêu.

giai-dap-tai-sao-phai-tat-dien-thoai-khi-len-may-bay-615ebca2176d1
Hành khách bắt buộc phải tắt điện thoại khi máy bay cất cánh và hạ cánh.

Một nhân viên kỹ thuật của hãng British Airways của nước Anh đã có một số báo cáo về việc sử dụng điện thoại trong chuyến bay gây nguy cơ hỏng cả hệ thống kỹ thuật.

"Tín hiệu điện thoại di động có thể can thiệp vào các hệ thống dẫn đường và hạ cánh của máy bay", người này chia sẻ. Nguyên nhân là do các thiết bị điện tử sẽ truyền tín hiệu và kết nối với mạng truyền thông qua các cột sóng trên mặt đất, gây ảnh hưởng tới việc nhận tín hiệu tại buồng lái.

Theo Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), hơn 1.300 máy bay phản lực ở nước này có màn hình buồng lái dễ bị nhiễu từ sóng wifi, điện thoại di động và thậm chí cả tần số bên ngoài như radar thời tiết.

Báo cáo của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) cho biết đã có 75 sự cố điện tử mà các phi công cũng như thành viên tổ bay tin rằng có liên quan tới điện thoại di động và các thiết bị điện tử. Báo cáo này thống kê các sự cố điện tử trong thời gian từ 2003 tới 2009 dựa trên trả lời khảo sát của 125 hãng hàng không trên toàn cầu. Thiết bị cá nhân bị nghi ngờ nhiều nhất là điện thoại di động.

Những thông tin trên càng khẳng định hậu quả tiềm tàng nếu hành khách cố tình sử dụng điện thoại trong quá trình cất, hạ cánh. Vì vậy, tắt các thiết bị điện tử trong quá trình cất và hạ cánh, để chế độ "máy bay" trong quá trình bay là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân hành khách và cả chuyến bay.

Cố tình sử dụng điện thoại trên máy bay bị xử phạt như nào?

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng quy định, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử, thiết bị thu phát sóng trên tàu bay khi không được phép có thể bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng.

Theo quy trình, trên tàu bay, nếu phát hiện vi phạm, tiếp viên phát hiện sẽ báo cho cơ trưởng lập biên bản ngay trên máy bay. Sau đó, vụ việc sẽ được chuyển cho cảng vụ hàng không ra quyết định xử phạt.

Tùy theo mức độ vi phạm thực tế mà hãng hàng không sẽ có quyết định cụ thể. Trong trường hợp kiên quyết không nộp phạt thì hình thức phạt cao nhất dành cho hành khách sẽ được thực hiện là cấm bay.

Bên cạnh đó, các tiếp viên hàng không cũng phải theo dõi hành khách nếu phát hiện vi phạm mà không nhắc nhở, không báo cáo lại cũng có thể bị xử phạt.

Vì thế khi đi máy bay, hành khách nên chú ý theo dõi những thông tin hướng dẫn của tiếp viên và nghiêm chỉnh chấp hành. Điều này là để đảm bảo an toàn cho chuyến bay, đồng thời cũng là an toàn cho chính bản thân và các hành khách khác trên máy bay.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

DNTH: Ngày 13/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã có buổi gặp gỡ báo chí công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 và chương...

Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ

DNTH: Tháng Mười – tháng của sự yêu thương và tri ân những người phụ nữ – đã trở nên ý nghĩa hơn với những hoạt động đồng hành từ Công ty CP Tập đoàn Dược phẩm STARMED và nhãn hàng Dr.Wet.

Hệ thống Thế giới sơ sinh nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Cần Thơ

DNTH: Hệ thống Thế giới sơ sinh, với vai trò tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc mẹ và bé tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã tổ chức Festival Mẹ Bầu & Em Bé nhân kỷ niệm 15 năm thành lập. Sự kiện không chỉ tri ân khách hàng mà...

Hơn 24,5 nghìn ca mắc mới ung thư vú được phát hiện mỗi năm

DNTH: Theo thống kê của Tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN 2022), tại Việt Nam có 180.480 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú đã vượt lên trên ung thư gan trở thành bệnh đứng thứ nhất về tỉ lệ mắc mới, với 24.563 ca...

Giới trẻ tặng nhau chai Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

DNTH: Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.

Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như "nhân sâm người nghèo", ở quê mọc cao vút

DNTH: Có một loại lá tưởng không ăn được nhưng khi mang đi chế biến theo cách này rất tốt cho sức khỏe, thậm chí phòng ngừa ung thư, tuy nhiên cần ghi nhớ lưu ý khi dùng.

XEM THÊM TIN