Mắc ca Đắk Lắk sẽ được bán tại 180 siêu thị lớn trên khắp Nhật Bản

23:42 | 27/11/2022

DNTH: Sau gần 20 năm “bén duyên” với vùng đất Đắk Lắk, mắc ca - loài cây được mệnh danh là “nữ hoàng quả khô” đã cho xuất khẩu những lô hàng đầu tiên sang Nhật Bản và sẽ có mặt trên kệ của 180 siêu thị của Nhật Bản vào ngày 1/12. 

Mắc ca Đắk Lắk chinh phục thị trường khó tính

Với lợi thế về điều kiện khí hậu, tự nhiên, huyện Krông Năng là địa phương đầu tiên phát triển cây mắc ca và cũng là huyện đứng đầu toàn tỉnh Đắk Lắk về diện tích mắc ca. Trong số 2.363 ha mắc ca đã trồng tại địa phương, có 1.000 ha đang thời kỳ kinh doanh, sản lượng 2022 ước đạt hơn 1.700 tấn. Chất lượng hạt mắc ca của huyện Krông Năng được đánh giá tốt và đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận nhãn hiệu “Mắc ca Krông Năng”. Mới đây, Công ty Cổ phần DAMACA Nguyên Phương (huyện Krông Năng), đã thành công khi đưa hạt mắc ca thành phẩm chinh phục thị trường khó tính nhất - Nhật Bản.

Đây là thành quả của những nỗ lực không ngừng suốt thời gian dài đàm phán với đối tác, cũng như cố gắng hoàn thiện sản phẩm hạt mắc ca đủ tiêu chuẩn xuất khẩu theo những yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường Nhật Bản. 

Bà Nguyễn Thị Thu Phương, Giám đốc Công ty Cổ phần DAMACA Nguyên Phương

Sau khi lô hàng mẫu đến thị trường Nhật Bản và được người tiêu dùng ở đây đón nhận thì phía đối tác là Công ty OLTY đã ký với Công ty Cổ phần DAMACA Nguyên Phương đơn hàng đầu tiên, gồm 2.300 thùng, tương đương với hơn 6 tấn hạt mắc ca thành phẩm, có giá trị gần 2 tỷ đồng. Đầu tháng 12 tới, sản phẩm mắc ca mang xuất xứ từ Đắk Lắk - Việt Nam sẽ được bán tại 180 siêu thị lớn trên khắp lãnh thổ Nhật Bản. Dự kiến tháng 2/2023, Công ty Olty sẽ đưa hạt mắc ca Việt Nam tham gia buổi triển lãm về thực phẩm lớn nhất tại Nhật Bản, đồng thời giới thiệu tới nhiều nhà bán lẻ khác tại Nhật Bản. 

Chế biến hạt mắc ca ở Công ty Cổ phần DAMACA Nguyên Phương (huyện Krông Năng). Ảnh: Thế Hùng.
Chế biến hạt mắc ca ở Công ty Cổ phần DAMACA Nguyên Phương (huyện Krông Năng). Ảnh: Thế Hùng.
Theo đánh giá của ông Lưu Văn Khôi, Giám đốc Sở Công Thương Đắk Lắk, hạt mắc ca Đắk Lắk được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản có ý nghĩa rất quan trọng, bởi Nhật Bản là một đối tác lớn trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với các đối tác toàn cầu. Đồng thời, cũng là một trong những thị trường tiêu thụ mắc ca lớn trên thế giới hiện nay.

Cơ hội phát triển vùng nguyên liệu mắc ca bền vững

Đến nay, cả nước có 29 tỉnh trồng mắc ca, với tổng diện tích 18.840 ha, tập trung chủ yếu tại hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên; năng suất trung bình đạt 3 tấn hạt tươi/ha, sản lượng ước đạt 8.840 tấn hạt tươi/năm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm mắc ca chủ yếu là trong nước và một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan - Trung Quốc và Trung Quốc. 

Tại Đắk Lắk, cây mắc ca được trồng sớm nhất tại huyện Krông Năng (từ năm 2003), với hình thức xen canh trong vườn cà phê. Đến nay, tổng diện tích mắc ca ở Đắk Lắk là gần 3.000 ha, diện tích cho thu hoạch khoảng 1.200 ha, sản lượng ước đạt 1.650 tấn.

Công ty Cổ phần DAMACA Nguyên Phương (huyện Krông Năng) ký kết hợp tác xuất khẩu hạt mắc ca với đối tác Nhật Bản. Ảnh: Thế Hùng.
Công ty Cổ phần DAMACA Nguyên Phương (huyện Krông Năng) ký kết hợp tác xuất khẩu hạt mắc ca với đối tác Nhật Bản. Ảnh: Thế Hùng.

Ông Vũ Văn Mỹ, Chủ tịch UBND huyện Krông Năng cho rằng, để có thêm nhiều lô hàng mắc ca xuất khẩu chính ngạch thì các doanh nghiệp cần chú trọng liên kết xây dựng được vùng nguyên liệu bền vững, cũng như đầu tư lại quy trình, quy chuẩn thật sự tốt để đáp ứng thị trường thế giới và tiến tới xây dựng thị trường tiêu thụ ổn định cho hạt mắc ca.

Trên cơ sở đề án phát triển bền vững mắc ca, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt, Đắk Lắk cũng đã xây dựng kế hoạch phát triển cây mắc ca, phấn đấu phát triển vùng nguyên liệu mắc ca của tỉnh đến năm 2030 đạt 4.000 ha, tập trung tại 7 huyện, thị xã, thành phố, gồm: Krông Năng, Ea H’leo, Krông Búk, Cư M’gar, Ea Kar, Buôn Hồ và Buôn Ma Thuột. 

Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk đang phối hợp với các sở, ngành và địa phương có liên quan tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn và chuyển giao khoa học, kỹ thuật về phát triển cây mắc ca cho người dân, doanh nghiệp; khuyến khích liên kết sản xuất để hình thành vùng trồng thâm canh cây mắc ca tập trung nhằm phát triển mắc ca theo chuỗi giá trị, chế biến sâu, gắn với thị trường tiêu thụ.

danviet.vn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Dừa khô tại Tiền Giang tăng kỷ lục

DNTH: Trái dừa khô hiện được thương lai đến tận vườn mua với giá cao kỷ lục giúp người trồng phấn khởi, yên tâm đầu tư phân bón để chăm sóc vườn dừa.

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước

DNTH: Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản

DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt

DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể

DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng

DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...

XEM THÊM TIN