Miếng bánh ngành hàng không "không dễ xơi"
10:17 | 10/01/2019
DNTH: Thị trường hàng không Việt Nam hiện có sự tham gia khai thác của 68 hãng hàng không nước ngoài và bốn hãng hàng không nội địa, dư địa của ngành còn rất lớn, tuy nhiên miếng ngon không dễ "xơi".
Theo khảo sát của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), tốc độ tăng trưởng hành khách đi máy bay tại Việt Nam là 28%, cao gấp 3 lần các nước ASEAN.
Hạ tầng quá tải
Chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 và công tác bảo đảm tuyệt đối an ninh trật tự và an toàn hàng không, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đánh giá, hoạt động hàng không tăng trưởng mạnh ở hầu hết các chỉ tiêu cơ bản, số lượng máy bay.
Theo Phó Thủ tướng, hoạt động bay tăng nhanh kéo theo sự quá tải của hạ tầng tại nhiều cảng hàng không, sân bay, đặc biệt ở một số cảng hàng không trọng điểm, trong khi ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng khó khăn.
“Công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không được bảo đảm, duy trì đà tăng trưởng của thị trường vận tải hàng không. Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư nước ngoài”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhận định.
Theo Phó Thủ tướng, trong thời gian tới, cùng với sự phát triển kinh tế, vấn đề hội nhập quốc tế của các hoạt động chính trị, an ninh, văn hóa xã hội ngày càng được chú trọng. Việt Nam đã, đang tích cực tham gia nhiều diễn đàn kinh tế, chính trị của thế giới và khu vực.
Điều đó thể hiện vị trí, vai trò của đất nước trên trường quốc tế, nhưng cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với việc vừa hội nhập quốc tế, vừa bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững, thu hút đầu tư, ổn định an ninh chính trị và chủ quyền dân tộc.
Phó Thủ tướng yêu cầu đề ra các định hướng, giải pháp đồng bộ, thiết thực giúp công tác phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn hàng không trong tình hình hiện nay của Ủy ban ANHK quốc gia đạt hiệu quả cao.
"Đồng thời, chú trọng vấn đề đào tạo, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ phi công, kiểm soát viên, giám sát viên có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ", Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Cùng với đó, xây dựng cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý, phương án xử lý tình huống khẩn nguy giúp công tác phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn hàng không trong tình hình hiện nay đạt hiệu quả cao.
Tăng trưởng bùng nổ
Năm 2018, thị trường vận tải hàng không tiếp tục tăng trưởng ổn định, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không, sân bay của Việt Nam đạt 104 triệu lượt hành khách, tăng 10,4% và sản lượng hàng hóa ước đạt gần 1,5 triệu tấn, tăng 7,7% so với năm 2017.
Vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đạt 50 triệu hành khách, tăng 14% và gần 400 nghìn tấn hàng hóa, tăng 26% so với năm 2017. Thị trường hàng không Việt Nam hiện có sự tham gia khai thác của 68 hãng hàng không nước ngoài từ 25 quốc gia, vùng lãnh thổ và bốn hãng hàng không nội địa gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và VASCO.
Theo IATA dự báo, Việt Nam sẽ đứng thứ 5 thế giới về tăng trưởng lượt khách hàng không giai đoạn 2015-2035, ước đạt tốc độ tăng trưởng kép 6,7%/năm, cao hơn so với mức trung bình thế giới (3,9%) và khu vực châu Á - Thái Bình Dương (4,6%).
Theo TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thị trường hàng không Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa phát triển, tỷ lệ chuyến bay trên đầu người vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
“Miếng bánh hấp dẫn được minh chứng qua những con số doanh thu và lợi nhuận của các hãng không đều tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây”, ông Doanh nói.
Tại thị trường quốc tế, 68 hãng hàng không nước ngoài và ba hãng hàng không Việt Nam đang khai thác gần 130 đường bay quốc tế giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Hải Phòng và 28 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Đối với thị trường nội địa, bốn hãng hàng không Việt Nam hiện đang khai thác 53 đường bay nội địa nối Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh với 18 sân bay địa phương theo hệ thống mạng đường bay trục-nan, liên vùng, nội vùng rộng khắp toàn quốc.
Chuyên gia nhận định, thị trường còn nhiều tiềm năng với dư địa tăng trưởng lớn trong khi còn ít hãng hàng không hoạt động khiến cho không chỉ các nhà đầu tư tư nhân trong nước mà còn cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng muốn tham gia. Tuy nhiên theo các chuyên gia, hàng không là ngành “không dễ ăn” bởi vấn đề của ngành hàng không vẫn là cơ sở hạ tầng.
Đặc biệt, hàng không đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật cao và nhiều quy định ràng buộc. Các hãng bay mới nên nhắm vào thị trường ngách, khai thác hạ tầng các sân bay ở một số tỉnh, nơi công suất dư thừa vẫn còn rất nhiều. Việc này sẽ giúp tránh được sự cạnh tranh với những hãng lớn và có thể tận dụng được những lợi thế sẵn có
Cùng chuyên mục
- Tags:
- dễ xơi /
- miếng ngon /
- Miếng bánh /
- ngành hàng không /
- hàng không Việt Nam /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, nhiều nhà đầu tư (NĐT) châu Á vẫn tìm hiểu dự án BĐS có pháp lý sạch, quỹ đất sạch, trong đó quan sát và tìm kiếm các dự án có dấu hiệu giảm giá.
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
Trải qua 2 làn sóng Covid-19, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) “đình đám” với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước.
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Thị trường ô tô đang bước vào tháng thấp điểm nhất trong năm - tháng ngâu, dù các hãng và đại lý đang tìm mọi cách đẩy hàng thông qua chính sách giảm giá, khuyến mãi...
Bất động sản Long An chờ đòn bẩy phát triển
Là cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây, có 3 mặt giáp TP.HCM, thị trường bất động sản Long An liên tục đón nhận dự án mới. Thế nhưng giới phân tích cho rằng bất động sản Long An vẫn đang thiếu đòn bẩy là hạ tầng giao...
GS. Đặng Hùng Võ: 'Bất động sản vùng ven Hà Nội khá khởi sắc'
Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội thời gian qua phát triển khá sôi động với nhiều dự án lớn gắn với những tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản. Xung quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng...
Xe máy ế ẩm, doanh số giảm phân nửa
Tình hình thị trường xe máy trong tháng 7 âm lịch ế ẩm là chuyện bình thường. Nhưng năm nay lại dính thêm dịch bệnh nên người dân cũng mua xe ít hơn hẳn.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...