“Mở đường”, chủ động kiến tạo phát triển cho vùng Tây Nguyên

10:22 | 01/12/2023

DNTH: Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 được kỳ vọng sẽ giúp "phên dậu phía Tây của Tổ quốc" sẽ có những bước phát triển nhanh và bền vững.

Ngày 30/11, Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên đã tổ chức hội nghị chuyên đề về Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng - Phó Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên cho biết, nhằm hiện thực hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển vùng Tây Nguyên của Đảng, cụ thể hóa các quy hoạch cấp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng đã giao Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong Vùng cùng các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bản Quy hoạch vùng này có ý nghĩa quan trọng, giúp “mở đường”, chủ động kiến tạo phát triển, với tư duy mới, tầm nhìn mới để tạo ra cơ hội mới, động lực phát triển mới và giá trị mới cho vùng.

Trong đó chú trọng giải quyết các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; tái tổ chức không gian phát triển vùng và khai thác, phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển vùng nhanh, bền vững. Quy hoạch vùng cũng là căn cứ quan trọng để đề xuất kế hoạch đầu từ công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030, đặc biệt là các dự án lớn, có tính liên vùng.

Sự kiện - “Mở đường”, chủ động kiến tạo phát triển cho vùng Tây Nguyên
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu. 

Bộ KH&ĐT đã triển khai xây dựng Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nghiêm túc, bài bản, công phu, khoa học, đồng thời đã tổ chức các Hội nghị xin ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước; tổ chức các đoàn khảo sát và làm việc với 5 địa phương trong vùng, các cơ quan, đơn vị chuyên môn của các Bộ, ngành trung ương.

Ngày 18/9/2023, Bộ đã gửi Hồ sơ quy hoạch vùng để xin ý kiến các cơ quan liên quan. Trên cơ sở tiếp thu hợp lý các ý kiến tham gia, ngày 3/11/2023, Bộ cũng đã có tờ trình gửi Hội đồng thẩm định Quy hoạch vùng.

Việc, tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối chuyên đề về quy hoạch là bước tiếp theo rất quan trọng và hết sức cần thiết để cơ quan lập quy hoạch tiếp tục lắng nghe ý kiến tham gia để sớm hoàn thiện nội dung quy hoạch vùng; tháo gỡ những “nút thắt”, “điểm nghẽn” phát triển của vùng trong thời gian vừa qua và đề ra mục tiêu, phương án phát triển cũng như giải pháp tổ chức thực hiện trong thời gian tới.

Để bảo đảm Quy hoạch vùng Tây Nguyên có chất lượng, hiệu quả và khả thi, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh đến 5 nội dung chính cần tập trung thảo luận.

Một là, cho ý kiến về việc xác định các vấn đề trọng tâm cần phải giải quyết, các khâu đột phá phát triển, cơ cấu lại mô hình tăng trưởng của vùng.

Hai là, cho ý kiến về định hướng tổ chức không gian phát triển gồm 3 tiểu vùng - 3 cực tăng trưởng - 5 hành lang kinh tế nhằm thúc đẩy liên kết nội vùng, liên vùng, liên kết quốc tế, đặc biệt là liên kết với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, vùng Đông Nam Bộ, cũng như vai trò, vị trí chiến lược của vùng trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và tiểu vùng sông Mê Kông.

Ba là, cho ý kiến về định hướng, giải pháp về phát triển ngành, lĩnh vực, trọng tâm là kết cấu hạ tầng liên kết vùng như giao thông, thủy lợi, hạ tầng số; giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, đặc biệt là các xung đột, mâu thuẫn có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh trong quản lý tài nguyên rừng, khoáng sản, đất đai và tài nguyên nước; các thách thức do tác động biến đổi khí hậu.

Bốn là, cho ý kiến về định hướng, giải pháp về phát triển văn hóa – xã hội; giải quyết điểm nghẽn về chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy được các di sản văn hóa, giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số; xây dựng nền văn hóa Tây Nguyên tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; là động lực, nền tảng cho phát triển và hội nhập quốc tế của vùng.

Năm là, cho ý kiến về giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch, trong đó lưu ý về danh mục dự án liên kết vùng ưu tiên đầu tư; giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết vùng để thúc đẩy hợp tác phát triển vùng có hiệu quả.

Sự kiện - “Mở đường”, chủ động kiến tạo phát triển cho vùng Tây Nguyên (Hình 2).
Toàn cảnh hội nghị. 

Vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước.

Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bản quy hoạch vùng được tổ chức lập theo cách tiếp cận tích hợp đa ngành theo quy định của Luật Quy hoạch, nhằm cụ thể hóa tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu phát triển vùng đã được xác định tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của đất nước, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Đặc biệt hơn nữa, Quy hoạch vùng Tây Nguyên đã cụ thể hóa hơn phương phướng tổ chức không gian và phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu của vùng Tây Nguyên đã được đề ra Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch ngành cấp quốc gia đã và đang được phê duyệt.

Quy hoạch vùng có ý nghĩa quan trọng trong việc “chủ động kiến tạo phát triển và tăng cường liên kết vùng"; tập trung xác định và giải quyết các vấn đề lớn, có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; để tái tổ chức không gian phát triển vùng và khai thác, phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển vùng nhanh, bền vững. Quy hoạch vùng cũng là căn cứ quan trọng để xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030.

Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng điều phối vùng, Bộ KH&ĐT sẽ tập trung nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch vùng để thẩm định; dự kiến trình phê duyệt trong tháng 12/2023.

Theo Người đưa tin

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Giá cà phê vượt đỉnh

Giá cà phê Arabica vừa thiết lập đỉnh mới, cao nhất trong 27 năm trở lại.

Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải

DNTH: Chiều 21/11, Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam do Đại sứ Marc E. Knapper làm Trưởng đoàn đã đến tham quan mô hình nông nghiệp tuần hoàn từ rơm, công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ rơm và mô hình trồng nấm rơm...

Chủ tịch Quốc hội dự lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024

DNTH: Tối 14/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024 nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt...

Ngành nông nghiệp và WB bàn giải pháp hỗ trợ đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Chiều 23/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã họp với Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) về các bước chuẩn bị ký Thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA) với Quỹ Tài...

Bước tiến số từ mô hình điểm “thôn thông minh” tại xã Phúc Hoà

DNTH: Với chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã triển khai mô hình điểm "thôn thông minh" bước...

Thách thức chuyển đổi phù hợp với thị trường

DNTH: Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, từ biến đổi khí hậu đến cạnh tranh trên thị trường quốc tế, việc tìm kiếm các giải pháp để phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản đã trở thành nhiệm vụ cấp...

XEM THÊM TIN