Mô hình quản lý thực phẩm đáng học hỏi của Ban tổ chức Olympic 2024
13:54 | 12/08/2024
DNTH: Ban tổ chức Olympic Paris 2024 quyết tâm không để thực phẩm bị lãng phí. Thức ăn không được tiêu thụ hết của các VĐV, khán giả và công nhân tại kỳ Thế vận hội này đã được sử dụng để giúp đỡ những người có nhu cầu trên khắp thủ đô nước Pháp, như một phần trong nỗ lực giảm chất thải sinh hoạt và hỗ trợ sự phát triển bền vững.
Ủy ban tổ chức Olympic Paris 2024 thể hiện rõ mục tiêu tổ chức một kỳ Thế vận hội thân thiện hơn với môi trường hơn, khi đưa vào các khay thức ăn có thể tái sử dụng trong khu ăn uống tại Làng vận động viên, xây dựng không gian xanh và ghế ngồi được làm từ vật liệu tái chế. Ngoài việc giúp đỡ những người dân có nhu cầu, ban tổ chức cũng hy vọng mô hình quản lý thực phẩm của Olympic Paris 2024 sẽ có thể làm mẫu cho các kỳ Thế vận hội và sự kiện lớn khác sau này.
Theo Giám đốc Môi trường của Olympic Paris 2024 - bà Georgina Grenon, kỳ Thế vận hội năm nay đặt mục tiêu giảm 50% lượng khí thải carbon so với các kỳ Thế vận hội tại London (Anh) năm 2012 và Rio de Janeiro (Brazil) năm 2016. Bà cho biết: “Chúng tôi đã nỗ lực để thay đổi cách thức tổ chức kỳ Thế vận hội này, đối với những sự kiện do chúng tôi tổ chức hay các sự kiện của những đơn vị khác. Và chống lãng phí thực phẩm là một trong những nỗ lực này”.
Thực phẩm bị lãng phí cũng được xem là nguồn phát thải khí nhà kính trên toàn thế giới và mặc dù đây không phải là nguồn phát thải lớn trong Thế vận hội, nhưng theo bà Grenon, Ban tổ chức “cho rằng điều quan trọng là phải đặc biệt nêu gương về vấn đề này và tiên phong trong việc chỉ ra cách thức thực hiện và cho thấy điều này là khả thi”.
Ban tổ chức Olympic Paris 2024 nỗ lực giảm lãng phí thực phẩm theo hai bước, khi lập thực đơn và trong suốt quá trình diễn ra Thế vận hội. Họ đã ký thỏa thuận với 3 tổ chức để tiến hành thu gom và phân phối lại thực phẩm dư thừa.
Tại Làng Olympic mỗi ngày có khoảng 40.000 bữa ăn được phục vụ cho hàng nghìn VĐV từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi một số ít người công khai phàn nàn về việc thiếu một số loại thực phẩm và sau đó được Ban tổ chức nhanh chóng cung cấp bổ sung, những người khác lại ca ngợi về đồ ăn, trong đó bao gồm cả việc tất cả đều miễn phí.
Bà Valerie de Margerie - Chủ tịch của tổ chức Le Chainon Manquant - cho biết số thực phẩm dư thừa từ Olympic Paris 2024 có thể giúp giải quyết nhu cầu cấp thiết khi có tới 10 triệu người ở Pháp không có đủ thức ăn. Trong bối cảnh nước Pháp đang lãng phí 10 triệu tấn thực phẩm mỗi năm, bà nhấn mạnh: "Đó là thách thức, chúng ta không thể tiếp tục để thùng rác của mình tràn ngập những sản phẩm chất lượng, trong khi có những người ở gần đó không thể tự nuôi sống mình một cách đầy đủ".
Tổ chức Le Chainon Manquant đã thu thập đồ ăn chưa sử dụng hết tại sân quần vợt Roland Garros kể từ năm 2014 và sau đó mở rộng sang các địa điểm khác - bao gồm Bercy Arena, Stade de France và các địa điểm khác được sử dụng làm địa điểm thi đấu cho Olympic Paris 2024.
Quá trình thu thập thực phẩm này nhiều lúc cũng khá phức tạp, do có nhiều mặt hàng dễ hỏng và cần phải tiêu thụ trong vòng vài ngày, hoặc thậm chí là trong ngày.
Với 100 tình nguyện viên được tuyển dụng để hỗ trợ công tác thu thập đồ ăn thừa trong suốt Olympic Paris 2024, tổ chức Le Chainon Manquant thường có mặt tại các địa điểm thi đấu từ lúc 6h00 hằng ngày và trong vòng vài giờ sau đó, họ chuyển thực phẩm đến các tổ chức từ thiện khác để phân phối cho những người có nhu cầu.
Các sản phẩm mà tổ chức này thu thập thường là bánh sandwich và salad chưa bán hết, thực phẩm phục vụ cho khách tham dự Thế vận hội và cả thực phẩm được nấu cho nhân viên Thế vận hội nhưng dư thừa. Tính đến hết Olympic 2024, họ đã thu thập khoảng 9 tấn thực phẩm, trong đó khoảng 20% là trái cây.
Trong số 3 tổ chức nói trên có Banque Alimentaire de Paris et d'Ile-de-France - một ngân hàng thực phẩm phục vụ người dân ở thủ đô Paris và khu vực lân cận. Banque Alimentaire de Paris et d'Ile-de-France thường điều xe tải đến các địa điểm tổ chức Olympic, bao gồm cả Làng vận động viên, vào đêm muộn mỗi ngày để thu thập thực phẩm còn thừa rồi mang chúng về nhà kho, nơi các tình nguyện viên làm việc suốt đêm để phân loại hàng.
Tính đến hết Olympic Paris 2024, ngân hàng thực phẩm này đã thu thập hơn 30 tấn thực phẩm từ các địa điểm tổ chức. Ông Nicolas Dubois - người phụ trách kho của Banque Alimentaire de Paris et d'Ile-de-France tại vùng ngoại ô Gennevilliers, cho biết một phần thực phẩm mà tổ chức này thu thập được đã được chuyển đến một cửa hàng tạp hóa ở Epinay-sur-Seine, vùng ngoại ô phía Bắc của Paris, nơi bán thực phẩm với giá rẻ.
Bà Jeanne Musaga - một người dân sống tại khu vực này - cho biết: "Chúng tôi thường lui tới cửa hàng này vì nơi đây hỗ trợ cuộc sống chúng tôi rất nhiều". Ở tuổi 64, bà Jeanne Musaga nhận được 900 euro (984 USD) tiền trợ cấp hưu trí mỗi tháng, trong đó 500 euro (547 USD) dùng để trả tiền thuê nhà. Bà chia sẻ: "Đối với những người không kiếm được nhiều tiền, hay đối với một gia đình đang gặp khó khăn, chúng tôi có thể đến đây để mua thực phẩm cho cả tháng và như thế sẽ tiết kiệm đáng kể chi tiêu".
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/chuyen-the-thao/mo-hinh-quan-ly-thuc-pham-dang-hoc-hoi-cua-ban-to-chucolympic-2024-20240812103504834.htm
Cùng chuyên mục
- Tags:
- quản lý thực phẩm /
- Olympic Paris /
- Thế vận hội /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
DNTH: Ngày 13/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã có buổi gặp gỡ báo chí công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 và chương...
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
DNTH: Tháng Mười – tháng của sự yêu thương và tri ân những người phụ nữ – đã trở nên ý nghĩa hơn với những hoạt động đồng hành từ Công ty CP Tập đoàn Dược phẩm STARMED và nhãn hàng Dr.Wet.
Hệ thống Thế giới sơ sinh nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Cần Thơ
DNTH: Hệ thống Thế giới sơ sinh, với vai trò tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc mẹ và bé tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã tổ chức Festival Mẹ Bầu & Em Bé nhân kỷ niệm 15 năm thành lập. Sự kiện không chỉ tri ân khách hàng mà...
Hơn 24,5 nghìn ca mắc mới ung thư vú được phát hiện mỗi năm
DNTH: Theo thống kê của Tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN 2022), tại Việt Nam có 180.480 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú đã vượt lên trên ung thư gan trở thành bệnh đứng thứ nhất về tỉ lệ mắc mới, với 24.563 ca...
Giới trẻ tặng nhau chai Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng
DNTH: Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.
Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như "nhân sâm người nghèo", ở quê mọc cao vút
DNTH: Có một loại lá tưởng không ăn được nhưng khi mang đi chế biến theo cách này rất tốt cho sức khỏe, thậm chí phòng ngừa ung thư, tuy nhiên cần ghi nhớ lưu ý khi dùng.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...