Mô hình sinh kế giúp người dân thoát nghèo

15:04 | 20/08/2024

DNTH: Những mô hình chăn nuôi được cung cấp con giống, thức ăn từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững ở Hà Tĩnh đã giúp người dân dần giảm nghèo, thoát nghèo.

Cuối năm 2022, gia đình ông Nguyễn Văn Thủy, trú thôn Thống Nhất, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh được hỗ trợ 6 triệu đồng để có thêm kinh phí nuôi bò sinh sản. Sau khi nhận hỗ trợ, gia đình ông tăng gia sản xuất, bò mẹ đã đẻ bê con. Đây chính là động lực, là "đòn bẩy" giúp gia đình ông Thuỷ hi vọng sớm thoát được nghèo.

Mô hình sinh kế giúp người dân thoát nghèo- Ảnh 1.

Lãnh đạo MTTQ tỉnh Hà Tĩnh và huyện Lộc Hà kiểm tra mô hình sinh kế ở huyện Lộc Hà.

Cách nhà ông Thủy không xa là mô hình nuôi bê của hộ ông Lê Văn Huệ và bà Đặng Thị Cuối. Năm 2022, gia đình bà Cuối được hỗ trợ 8 triệu đồng để mua bê giống sinh sản. Nhờ chọn giống chuẩn, chăm sóc tốt nên một thời gian sau, gia đình bán được một con bê trị giá 10 triệu đồng và bò mẹ đã sản sinh lứa mới.

"Bản thân tôi nhiều lần bị tai nạn, sức khoẻ yếu, thường xuyên đau yếu, thu nhập hàng năm chỉ dựa vào thu hoạch từ 3 sào ruộng nên rất khó khăn. Nhờ sự hỗ trợ mua giống bê của địa phương, nay gia đình tôi mới dám hi vọng sẽ thoát được nghèo", bà Cuối phấn khởi nói.

Mô hình sinh kế giúp người dân thoát nghèo- Ảnh 2.

"Cho cần câu, không cho con cá" là phương châm trong chương trình xoá đói, giảm nghèo.

Bà Nguyễn Thị Minh, Phó Trưởng phòng LĐTBXH huyện Lộc Hà cho biết, năm 2022, huyện bắt đầu triển khai mô hình sinh kế cho 10 xã, thị trấn với 14 Dự án đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo. Các mô hình giảm nghèo thực hiện nuôi bò nai sinh sản, bò thương phẩm, gà thương phẩm. Đối với Dự án hỗ trợ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện đã triển khai được 10 mô hình.

Năm 2022 và 2023, đã có 526 hộ của huyện được hỗ trợ từ dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo. Trong đó, mô hình bò có 287 hộ, mô hình gà có 239 hộ. Kết quả, cuối năm 2023, địa phương đã giảm được 398 hộ nghèo và 129 hộ cận nghèo, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch năm, kế hoạch của giai đoạn 2022-2025.

Mô hình sinh kế giúp người dân thoát nghèo- Ảnh 3.

Các hộ dân phấn khởi nhận con giống hỗ trợ từ mô hình sinh kế.

"Việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, trong đó có hỗ trợ sinh kế có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Vì vậy, phòng đã tham mưu tốt cho Huyện ủy, UBND huyện để có sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kịp thời, hiệu quả", Phó Trưởng phòng LĐTBXH huyện Lộc Hà nói.

Cũng theo bà Minh, quá trình thực hiện mô hình sinh kế trên địa bàn nhận thấy, mô hình nuôi bò cho hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình nuôi gà. Bên cạnh đó, một số vấn đề bất cập trong quá trình cung ứng giống gà đã được các xã báo cáo, đúc rút kinh nghiệm.

Mô hình sinh kế giúp người dân thoát nghèo- Ảnh 4.

Theo tìm hiểu của Người Đưa Tin, một số xã tại huyện Lộc Hà nguồn cung ứng gà giống không đảm bảo dẫn đến hiệu quả mô hình kém.

Theo thống kê của Sở LĐTB&XH Hà Tĩnh năm 2023, dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, toàn tỉnh đã hỗ trợ 160 mô hình sinh kế. Các địa phương chủ yếu tập trung hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi đã phát huy giá trị kinh tế ở địa phương như bò, gà, dê, ong, cây ăn quả... Qua đó, góp phần không nhỏ trong quá trình giảm nghèo của địa phương.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Người dân Nghệ An đứng ngồi không yên vì lúa không kết hạt

DNTH: Đã gần đến thời điểm thu hoạch vụ lúa Xuân 2025, nhưng nhiều hộ dân ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) đứng ngồi không yên bởi gần 1.900 ha lúa thoái hóa đầu bông, gié; trổ không thoát, lép xanh, không...

Khuyến cáo nông dân tăng kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh hại lúa

DNTH: Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, dự báo thời gian tới, một số sinh vật gây hại như chuột, bệnh đạo ôn cổ bông, bọ rầy, bệnh khô vằn, bệnh đốm sọc vi khuẩn - bạc lá trên cây lúa; sâu đục...

Chông chênh nghề nuôi cá vược

DNTH: Có lợi thế lớn về diện tích và mặt nước trải rộng nhưng nghề nuôi cá vược trên địa bàn xã Diễn Vạn vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

Xâm nhập mặn giảm dần từ tháng 5

DNTH: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, những ngày cuối tháng 4, thời tiết khu vực Nam Bộ phổ biến ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Nhiều khả năng mực nước tại các trên dòng chính sông Mekong biến đổi chậm và ở...

Từ phụ phẩm thành tiền tỷ: Doanh nghiệp nhỏ làm chủ cuộc chơi nông nghiệp tuần hoàn

DNTH: Từ vỏ trái cây, bã cà phê đến chất thải chăn nuôi – những thứ từng bị bỏ đi, nay trở thành nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Họ không chỉ kiếm tiền từ rác, mà còn mở ra hướng đi mới cho...

Máy sấy nông sản mini cho hợp tác xã nhỏ – Vì sao chính sách hỗ trợ vẫn chưa đến tay?

DNTH: Dù đã có nhiều chương trình hỗ trợ thiết bị chế biến sau thu hoạch, thực tế cho thấy rất ít hợp tác xã (HTX) nhỏ ở nông thôn tiếp cận được với máy sấy nông sản mini – một thiết bị tưởng chừng đơn giản nhưng lại...

XEM THÊM TIN