Mở rộng công suất Nhà máy Đường An Khê lên 25.000 tấn mía/ngày

12:17 | 03/04/2025

DNTH: Sáng ngày 3/4, tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra Lễ trao quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án mở rộng nâng công suất Nhà máy Đường An Khê lên 25.000 tấn/ngày của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi.

Tham dự buổi lễ, về phía tỉnh Gia Lai có ông Rah Lan Chung - Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Tài chính, cùng lãnh đạo thị xã An Khê.

Về phía Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi có ông Võ Thành Đàng - Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty; ông Trần Quang Kiên - Giám đốc Nhà máy Đường An Khê, cùng các trưởng phòng ban chức năng của Công ty.

Mở rộng công suất Nhà máy Đường An Khê lên 25.000 tấn mía/ngày 1
Ông Rah Lan Chung - Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Ngọc Đức

Tại buổi lễ, ông Rah Lan Chung, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, đã trao quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư thực hiện Dự án nâng công suất Nhà máy Đường An Khê lên 25.000 tấn/ngày. Lãnh đạo tỉnh Gia Lai ghi nhận sự đóng góp Cụm mía - đường - điện của Công ty vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Mở rộng công suất Nhà máy Đường An Khê lên 25.000 tấn mía/ngày 2
Ông Rah Lan Chung - Chủ tịch UBND tỉnh trao quyết định cho lãnh đạo Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi và Nhà máy Đường An Khê. Ảnh: Minh Vỹ

Hiện nay, với sự tăng trưởng về diện tích và năng suất, dự kiến đến vụ ép 2027-2028, sản lượng mía toàn vùng Đông Gia Lai đạt từ 3,2 - 3,5 triệu tấn. Để giải quyết lượng mía này, Nhà máy Đường An Khê đã lập Dự án nâng công suất ép từ 18.000 tấn/ngày hiện nay lên 25.000 tấn/ngày.

Nhà máy Đường An Khê là nhà máy đường lớn nhất Việt Nam, với sản lượng đường chế biến hàng năm trên 300.000 tấn, chiếm trên 20% sản lượng đường cả nước. Nhà máy là đơn vị chế biến công nghiệp tiêu biểu của tỉnh Gia Lai, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, trong đó phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số.

Mở rộng công suất Nhà máy Đường An Khê lên 25.000 tấn mía/ngày 3
Trụ sở Nhà máy Đường An Khê. Ảnh: Ngọc Đức

Những năm gần đây, bình quân mỗi năm Nhà máy nộp ngân sách tỉnh khoảng 200 tỷ đồng. Theo kế hoạch, vụ ép 2024-2025, Nhà máy sẽ mua và ép khoảng 2,1 triệu tấn mía, sản xuất 250.000 tấn đường các loại. Doanh thu 3 tháng đầu năm 2025 của Nhà máy Đường An Khê đạt 850 tỷ đồng, trong khi Nhà máy Điện Sinh khối đạt 350 tỷ đồng. Dự kiến với chính sách thuế giá trị gia tăng thay đổi từ 5% lên 10% đối với sản phẩm đường (có hiệu lực từ 01/7/2025) và số liệu tăng trưởng qua các năm, tổng số tiền nộp ngân sách hàng năm của hai nhà máy sẽ đạt khoảng 400 tỷ đồng.

Cùng với việc mở rộng nhà máy đường, Công ty Đường Quảng Ngãi cũng đang triển khai kế hoạch mở rộng Nhà máy Điện sinh khối An Khê từ 95 MW lên 135 MW, với tổng mức đầu tư 2.015 tỷ đồng. Công ty cũng đang lập dự án đầu tư Nhà máy Ethanol An Khê với mức đầu tư 1.741 tỷ đồng nhằm khai thác và chế biến sâu từ cây mía, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao.

Với những dự án trọng điểm này, Công ty Đường Quảng Ngãi kỳ vọng tiếp tục đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành mía đường, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân và duy trì sự tăng trưởng ổn định cho nền kinh tế địa phương.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Lợi nhuận năm 2024 của DLG tăng trưởng ấn tượng

DNTH: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLGL; HoSE: DLG) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2024 với kết quả kinh doanh rất khởi sắc.

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh xuất khẩu “Xanh - Sạch - Số” tại HCM City Export 2025

DNTH: Ngày 27/3, Hội chợ Hàng Việt Nam Tiêu biểu xuất khẩu 2025 (HCM City Export 2025) chính thức khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ Công thương tổ chức.

Đồng bằng sông Cửu Long và bài toán thu hút vốn xanh cho phát triển bền vững

DNTH: Ngày 27/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2024 với chủ đề “Huy động...

Hướng đi nào cho gạo Việt Nam trước sức cạnh tranh từ Ấn Độ?

DNTH: Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo, gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để duy trì và nâng cao vị thế, ngành gạo Việt Nam cần tìm ra những chiến lược...

SMEs Nông thôn: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ở khu vực nông thôn Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và góp phần giảm nghèo. Tuy nhiên, khi đối mặt với các doanh nghiệp lớn, họ phải đối diện với không ít...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục đà tăng

DNTH: Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có xu hướng tích cực, dù biến động không lớn. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ.

XEM THÊM TIN