"Mỗi xã một sản phẩm" - chương trình trọng điểm phát triển kinh tế nông thôn
12:03 | 19/12/2023
DNTH: Được triển khai và phát triển từ năm 2018, tính đến nay cả nước đã có hơn 10 nghìn sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Nhờ việc thực hiên hiệu quả chương trình "mỗi xã một sản phẩm"(OCOP) đã góp phần khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và giá trị truyền thống của địa phương.
"Mỗi xã một sản phẩm" - chương trình trọng điểm phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (One Commune, One Product, gọi tắt là Chương trình OCOP) là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ, sự sáng tạo, lao động, nguyên liệu và văn hóa địa phương...) và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Chương trình OCOP được nhiều nước trên thế giới triển khai với các tên gọi khác nhau, nhưng đều có điểm chung là phát huy nội lực của các địa phương gắn với đơn vị làng, xã để tập trung phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn có giá trị gia tăng cao và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong cơ chế thị trường.
Ngày 07/05/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm phát huy thế mạnh, đặc thù ở mỗi địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững, góp phần giảm nghèo, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn, đồng thời khắc phục những hạn chế của Chương trình nông thôn mới.
Nhìn chung, mục tiêu tổng quát của Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 - 2020 hướng tới 03 nội dung chính sau:
(1) Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh;
(2) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới;
(3) Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.
Ở Việt Nam, trọng tâm chương trình này là phát triển sản nhiều công nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với các chủ thể. Các chủ thể tham gia Chương trình OCOP bao gồm các thành phần kinh tế tập thể (hợp tác xã, tổ hợp tác) và kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất).
Trong đó, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện định hướng phát triển trục sản phẩm đặc sản địa phương, các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ tín dụng, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm.
Tính đến cuối năm 2020, Chương trình OCOP đã được triển khai ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước và đến nay có tới 62/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm.
Những dấu mốc quan trọng trong việc triển khai Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP)
Năm 2012, với việc ban hành Chương trình “Tỉnh Quảng Ninh - Mỗi xã, phường một sản phẩm" gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đưa Quảng Ninh trở thành địa phương đầu tiên triển khai Chương trình OCOP.
Năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn, nhằm tập trung hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn nhằm phát huy các thế mạnh về sản phẩm ở các vùng nông thôn.
Cũng trong năm 2018, Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 - 2020. Nhờ vậy, tính đến tháng 3/2021, đã có 2.439 tổ chức kinh tế tham gia sản xuất sản phẩm OCOP được xếp hạng; tại 59 tỉnh, thành phố đánh giá, công nhận 4.469 sản phẩm, vượt 1,86 lần so với mục tiêu.
Năm 2019, Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/08/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.
Năm 2020, quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg.
Năm 2022, quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/08/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, mục tiêu tới năm 2025 là có it nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400 - 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.
Năm 2023, Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí và Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.
Hiện nay, cả nước có gần 5000 sản phẩm được công nhận danh hiệu OCOP đạt 3 sao trở lên
Sau gần 03 năm triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020, 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành đề án/kế hoạch Chương trình OCOP cấp tỉnh. Đã có hơn 2.961 chủ thể đăng ký tham gia Chương trình với 6.210 sản phẩm. 29.138 lượt cán bộ quản lý cấp xã, huyện và tỉnh, 38.704 lượt chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất được đào tạo tập huấn nâng cao năng lực về phát triển sản phẩm OCOP…
Giai đoạn 2018 - 2020, có 4.469 sản phẩm được công nhận đạt 3 sao trở lên (vượt 1,86 lần so với mục tiêu). Trong đó, 62,2% sản phẩm đạt 3 sao, 36,2% sản phẩm đạt 4 sao và 1,7% sản phẩm tiềm năng 5 sao. Hội đồng OCOP quốc gia đã lựa chọn được 20 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc gia. Hơn 2.439 chủ thể tham gia có sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó: 38,3% là hợp tác xã, 27,5% là doanh nghiệp, 31,5% là cơ sở sản xuất, còn lại là tổ hợp tác.
Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tính đến đầu tháng 12/2023, cả nước đã có hơn 10.800 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên của khoảng 5.600 chủ thể OCOP. Trong đó, có 37,9% là hợp tác xã, 24% là doanh nghiệp, 35,2% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác. Sản phẩm OCOP đã từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và giá trị truyền thống của địa phương.
Nhìn chung, Chương trình OCOP đã trở thành chính sách trọng tâm, có sự lan tỏa mạnh mẽ, được triển khai đồng bộ, rộng khắp ở cả nước. Hoạt động này đã giúp các địa phương khai thác được thế mạnh và lợi thế gắn với đơn vị làng, xã để phát triển các sản phẩm đặc sản, sản vật, dịch vụ du lịch ở mỗi miền quê Việt Nam.
Tiếp nối thành công trong việc thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020, ngày 2/8/2022, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê duyệt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, 8 mục tiêu cụ thể của Chương trình OCOP giai đoạn này bao gồm:
(1) Đến năm 2025, phấn đấu ít nhất 10 nghìn sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400 - 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.
(2) Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.
(3) Ưu tiên phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
(4) Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng.
(5) Có ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.
(6) Tỉ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%; phấn đấu có ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ, ít nhất 20% chủ thể OCOP là người dân tộc thiểu số điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.
(7) Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...); phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
(8) Diễn đàn hợp tác quốc tế mỗi làng/xã một sản phẩm được tổ chức ít nhất 1 lần/năm nhằm nâng cao và khẳng định thương hiệu OCOP Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
Trong gia đoạn tới, Chương trình OCOP vẫn tiếp tục là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Cùng chuyên mục
- Tags:
- sản phẩm OCOP /
- Mỗi xã một sản phẩm /
- nông thôn mới /
- doanh nghiệp /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Giá cà phê vượt đỉnh
Giá cà phê Arabica vừa thiết lập đỉnh mới, cao nhất trong 27 năm trở lại.
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
DNTH: Chiều 21/11, Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam do Đại sứ Marc E. Knapper làm Trưởng đoàn đã đến tham quan mô hình nông nghiệp tuần hoàn từ rơm, công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ rơm và mô hình trồng nấm rơm...
Chủ tịch Quốc hội dự lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024
DNTH: Tối 14/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024 nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt...
Ngành nông nghiệp và WB bàn giải pháp hỗ trợ đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
DNTH: Chiều 23/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã họp với Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) về các bước chuẩn bị ký Thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA) với Quỹ Tài...
Bước tiến số từ mô hình điểm “thôn thông minh” tại xã Phúc Hoà
DNTH: Với chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã triển khai mô hình điểm "thôn thông minh" bước...
Thách thức chuyển đổi phù hợp với thị trường
DNTH: Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, từ biến đổi khí hậu đến cạnh tranh trên thị trường quốc tế, việc tìm kiếm các giải pháp để phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản đã trở thành nhiệm vụ cấp...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...