MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG KHÂU SẢN XUẤT.
20:50 | 25/07/2019
DNTH: Quản trị giá thành sản phẩm, là một trong những phần công việc nằm trong hệ thống quản trị doanh nghiệp. Nó giữ vai trò quyết định, tạo tiền đề tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế và vị thế của mỗi doanh nghiệp. Hầu như hoạt động này trong các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng, hoạch định và tổ chức thực hiện một cách hình thức, dẫn đến các quyết định của nhà quản lý mang tính chủ quan, duy ý chí, thiếu thông tin thực tế
Khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế, kéo theo môi trường kinh doanh có những thay đổi lớn, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức, tác động đến sự tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp. Để có thể phát triển bền vững và cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước, cũng như thị trường quốc tế, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một hệ thống quản trị phù hợp, đặc biệt là công tác quản trị giá thành sản phẩm.
Hoạt động quản trị giá thành trong khâu sản xuất, là việc tổ chức sắp xếp, kiểm soát, giám sát các yếu tố đầu vào, nhằm tạo ra các sản phẩm với chi phí thấp nhất, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đáp ứng được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Khi sử dụng nguồn lực đầu vào hợp lý, sẽ thúc đẩy tăng năng suất lao động, giảm các chi phí sản xuất, tạo ra lợi nhuận tối đa. Để nâng cao hiệu quả công tác quản trị giá thành, hiện thực hóa được các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra, đòi hỏi nhà quản lý phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau trong khâu tổ chức sản xuất:
Thứ nhất, Nhà quản lý cần có nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức tới công tác quản trị giá thành. Hầu như các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng các yếu tố quản trị, chưa tổ chức thực hiện thường xuyên việc phân tích, đánh giá các nguyên nhân làm tăng giá thành, tìm giải pháp khắc phục có hiệu quả tình trạng trên. Hoạt động này không được chú trọng, dẫn đến những chiến lược, giải pháp mà doanh nghiệp đưa ra vẫn mang nặng tính hình thức, thiếu thực tiễn. Từ đó, các quyết định của nhà quản lý thiếu chính xác, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là điểu yếu cố hữu của nhiều doanh nghiệp mắc phải trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, là cần phải xây dựng các bộ quy trình kiểm soát hoạt động sản xuất, xác định các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn cho từng loại sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm. Để có được bộ định mức trung bình tiên tiến, phù hợp với năng lực sản xuất của đơn vị thì việc khảo sát dữ liệu của các mô hình sản xuất cùng ngành, tương đương với quy mô sản xuất của doanh nghiệp mình là việc làm rất cần thiết và bắt buộc. Thực tế, rất nhiều công ty khi xây dựng các bộ định mức tiêu chuẩn, kinh tế kỹ thuật cho sản phẩm, chưa có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và nghiêm túc, dẫn đến tình trạng thông tin về sản xuất bị sai lệch, không có cơ sở để đánh giá mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu của sản phẩm một cách chính xác, giá thành sản phẩm không thể kiểm soát được. Từ đó, doanh thu đạt điểm hòa vốn cao hơn nhiều doanh thu hòa vốn của ngành hoặc doanh nghiệp có quy mô tương đương. Mục tiêu tăng trưởng doanh thu có thể thực hiện được nhưng không thể đạt được mục tiêu về hiệu quả kinh tế.
Thứ ba, là cần phải xây dựng quy trình kiểm soát và tổ chức bộ máy công nhân trực tiếp sản xuất, một cách hợp lý. Việc bố trí nhân lực sai, kéo theo sự liên kết, phối hợp giữa các khâu bị rời rạc, ngắt quãng là nguyên nhân làm tăng sản phẩm bị lỗi, dẫn đến tình trạng tổn thất, lãng phí, tăng chi phí bất hợp lý trong khâu sản xuất. Song song với việc xây dựng quy trình kiểm soát nhân lực, đồng thời, doanh nghiệp cũng phải xây dựng phương án gắn thu nhập của người lao động với hiệu quả sản xuất trên nguyên tắc tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng thu nhập, trong một tỷ lệ hợp lý.
Thứ tư, là việc thống kê dữ liệu, phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất phải được thực hiện đầy đủ, thường xuyên. Đây là cơ sở để tìm ra được nguyên nhân gây sai lệch các chỉ tiêu, giúp doanh nghiệp nhìn ra những điểm yếu trong công tác quản lý chi phí, từ đó có những điều chỉnh phù hợp với thực tế, giúp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Muốn có kết quả phân tích đánh giá tốt, đòi hỏi việc thống kê dữ liệu sản xuất phải chính xác. Tuy nhiên, việc làm này ở nhiều doanh nghiệp chưa được chú trọng, công tác thống kê ban đầu thường làm chung chung, quá trình đánh giá, phân tích số liệu thiếu chính xác.
Trên thực tế, hệ thống quy chuẩn, định mức, định lượng của doanh nghiệp thường được xây dựng theo các thông số giả định. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh luôn biến động, công nghệ sản xuất luôn thay đổi. Nếu quá trình phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất không được thực hiện đồng bộ và kịp thời, sẽ dẫn đến số liệu phản ánh giá thành sản phẩm bị sai lệch, sinh ra các quyết định sai lầm của nhà quản lý, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
Thứ năm, là cần phải xây dựng quy trình kiểm soát, mua sắm vật tư thiết bị đầu vào, xây dựng lịch bảo trì bảo dưỡng, thay thế thiết bị phù hợp với thời gian sản xuất. Khi các vật tư, thiết bị được bố trí phù hợp về vị trí, thời hạn sử dụng và thời gian bảo dưỡng dây chuyền sản xuất, sẽ thúc đẩy tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đặt ra của doanh nghiệp, trong ngắn hạn và dài hạn.
Quản trị giá thành sản phẩm là hoạt động quan trọng, nhằm tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, góp phần tạo ra lợi nhuận tối đa. Để phát huy tốt vai trò của hoạt động quản trị giá thành, ngoài việc áp dụng các giải pháp trên, đòi hỏi nhà quản lý phải xây dựng và thực hiện được các quy trình, phối hợp đồng bộ với các hoạt động quản trị khác trong doanh nghiệp như quản trị tài chính, quản trị marketing, quản trị nhân lực…
Doanh nghiệp là một thể thống nhất, vì vậy các hoạt động quản trị trong doanh nghiệp luôn có các mâu thuẫn nằm trong sự phù hợp, tạo động lực thúc đẩy phát triển. Vì vậy, không thể xem xét, đánh giá các hoạt động quản trị trong doanh nghiệp một cách riêng lẻ độc lập.
Tuấn Hoàng - Đăng trên Tạp chí DN&TH số tháng 7/2019
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Trong khâu sản xuất /
- Quản trị giá thành sản phẩm trong khâu sản xuất /
- Quản trị giá thành /
- giải pháp /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo
DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"
"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế
DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm
DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp
DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật
Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...