Mức độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát

09:39 | 18/10/2019

DNTH: Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế của nước ta trong 9 tháng qua tăng khá cao, ước đạt 6,98%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 2,5%, mức tăng thấp nhất trong 3 năm qua, trong khi đó lạm phát liên tục được kiểm soát ở mức thấp. Đặc biệt, sau nhiều lần điều chỉnh giá xăng dầu liên tiếp, giá cả các mặt hàng tiêu dùng, nông sản, thực phẩm trên địa bàn Hà Nội luôn được giữ ở mức ổn định.

Mức độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế của nước ta ở mức cao nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát

Con số tăng trưởng ấn tượng

9 tháng qua, tăng trưởng GDP của cả nước ước đạt 6,98%, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong nhiều năm trở lại đây. Trong khi lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 2,5%, mức tăng thấp nhất trong 3 năm qua. Đây là 2 trong số 10 thành tựu đáng ghi nhận mà Việt Nam đạt được trong 9 tháng đầu năm 2019.

Nhận định về thành tích này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt mức 6,98% là một con số rất ấn tượng, nhất là khi kinh tế tăng trưởng trong sự ổn định của đầu tư, thị trường tài chính, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp.

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, phần đóng góp nhiều cho con số tăng trưởng vẫn thuộc về hoạt động xuất khẩu, đạt trên 190 tỷ USD; xuất siêu lớn, ước đạt 5,9 tỷ USD, mặc dù con số tăng xuất khẩu có giảm sút so với mức tăng của cùng kỳ năm trước (8,25 so với 15,8%).

Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10,3%, nhất là khu vực ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng 45,3%, tăng 16,9%. Vốn FDI thực hiện cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, ước đạt 14,2 tỷ USD, tăng 7,3%. Trong đó, nổi bật làn sóng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam đóng góp đáng kể cho GDP.

Đây là thành quả của sự cố gắng liên tục của các nhà lãnh đạo Chính phủ, các bộ ngành và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và những diễn biến phức tạp trong thương mại toàn cầu hiện nay, ảnh hưởng tiêu cực đến rất nhiều nước và nền kinh tế, thì Việt Nam có vẻ vẫn đang có cách chèo lái được, để không những không bị ảnh hưởng nhiều mà còn tận dụng được một số cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng.

Phân tích hai động lực chính của tăng trưởng là xuất khẩu và thu hút FDI, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng khiến Việt Nam có thể thu hút thêm nhiều FDI, những nền tảng, chính sách trong nước cũng giúp FDI tiếp tục sử dụng Việt Nam như căn cứ để sản xuất hàng xuất khẩu, điều này mặt khác thúc đẩy khả năng xuất khẩu của chúng ta ngày càng mạnh hơn.

Với đà tăng trưởng và tình hình hiện tại, các chuyên gia nhận định đến hết năm 2019, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8%, thậm chí nếu tình hình diễn biến thuận lợi hơn có thể đạt được mức 7%.

Giá xăng dầu điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh tế 

Điểm lại giá cả một số hàng hóa thiết yếu cho thấy, đã không còn căng thẳng như những thời điểm đầu năm. Giá xăng dầu được điều hành phù hợp với xu hướng của giá xăng dầu thành phẩm thế giới; có kết hợp điều hành thuế nhập khẩu xăng dầu trong công thức tính giá cơ sở và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá, bảo đảm nguyên tắc vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.

Trên thực tế, mức tăng giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu trong nước thấp hơn mức tăng của bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới. Tại kỳ điều hành gần đây nhất vào chiều qua (16/10), Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố thông tin điều chỉnh giảm giá bán các mặt hàng xăng dầu.

Theo đó, Liên Bộ quyết định trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5RON92 ở mức 100 đồng/lít, đối với xăng RON95 và các loại dầu ở mức 300 đồng/lít; tăng mức trích lập Quỹ bình ổn đối với dầu mazut lên mức 900 đồng/lít (kỳ trước là 300 đồng/lít/kg). Đồng thời, Chi Quỹ bình ổn giá đối với xăng RON95 200 đồng/lít (kỳ trước 500 đồng/lít).

Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng E5RON92 giảm 310 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 271 đồng/lít; dầu diesel 0.05S giảm 415 đồng/lít; dầu hỏa giảm 528 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S giảm 2.103 đồng/kg.

Như vậy, từ chiều 16/10, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ở mức: Xăng E5RON92 không cao hơn 19.470 đồng/lít; xăng RON95-III: không cao hơn 20.795 đồng/lít; dầu diesel 0.05S không cao hơn 16.223 đồng/lít; dầu hỏa không cao hơn 15.258 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 12.816 đồng/kg.

Để đảm bảo giá bán xăng dầu trong nước phản ánh xu hướng giá thành phẩm xăng dầu thế giới, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, Liên Bộ đã sử dụng linh hoạt công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để hỗ trợ sản xuất và đời sống của người dân, góp phần bình ổn thị trường.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu tiếp tục có sự gia tăng để có dư địa điều hành bình ổn giá xăng dầu các tháng cuối năm và Tết Nguyên đán, đồng thời tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường.

Dự báo, từ giờ đến cuối năm, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm và nông sản dự kiến ổn định. Mặt hàng lúa gạo giảm hơn so nửa đầu năm. Cụ thể, giá gạo giảm khoảng 500 – 1.850 đồng/kg tùy từng loại; giá thóc giảm khoảng từ 750 – 1.900 đồng/kg tùy từng loại.

Đối với mặt hàng đường, sau khi giảm liên tục 4 tháng đầu năm, đã tăng trở lại từ tháng 5 do nhu cầu tăng cao vào dịp hè, nhưng tính chung so với cùng kỳ năm 2018, giá bán buôn vẫn ở mức thấp và theo xu hướng giảm. Giá thực phẩm tươi sống được dự báo ổn định do nguồn cung không có nhiều biến động...

Một trong những nhóm hàng giá cả ổn định thời gian qua đó là mặt hàng thuốc trên thị trường. Bộ Y tế đã hoàn thành đấu thầu tập trung và đàm phán giá thuốc công bố năm 2018 và thực hiện cho năm 2019 – 2020. Kết quả, đối với 25 hoạt chất đấu thầu tập trung, đã giảm được 2.294 tỷ đồng. Đối với 4 thuốc đàm phán giá, giảm được gần 552 tỷ đồng.

Tuy tác động đến CPI không nhiều vì phần lớn các thuốc này không nằm trong rổ hàng hóa tính CPI nhóm thuốc, dịch vụ y tế nhưng việc giảm giá đối với gói biệt dược gốc và gói generic này sẽ giúp người bệnh giảm chi phí trong chữa bệnh.

Theo  THANH TÙNG

TTTĐ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Giải thưởng VinFuture 2024 vinh danh 4 công trình khoa học 'Bứt phá Kiên cường'

DNTH: Ngày 06/12/2024 - Quỹ VinFuture chính thức công bố 4 công trình khoa học được vinh danh năm 2024. Giải thưởng Chính trị giá 3 triệu USD được trao cho “Những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu”.

Chanh leo có "visa" vào Mỹ, vải thiều "gõ cửa" Hàn Quốc

DNTH: Dự kiến năm 2025, Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm chanh leo xuất sang Mỹ, còn vải thiều đang hoàn thiện hồ sơ để tiếp cận thị trường Hàn Quốc.

Hơn 3.000 điểm bán của Thế Giới Di Động trở thành đại lý thanh toán của VPBank

DNTH: Là ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước cấp phép triển khai mô hình đại lý thanh toán tại Việt Nam, VPBank và Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động đã chính thức hợp tác, mang đến cho khách hàng cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn...

Tiên phong thực hành ESG, Nestlé Việt Nam lan tỏa thông lệ tốt về thúc đẩy bình đẳng giới

DNTH: Trong bối cảnh ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) trở thành yếu tố then chốt giúp đạt mục tiêu phát triển bền vững, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào yếu tố môi trường mà còn chú trọng hơn vào xã hội và quản trị....

Nhà máy Đường An Khê chính thức bước vào vụ sản xuất 2024-2025

DNTH: Sáng 4/12, tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), Nhà máy Đường An Khê-Chi nhánh Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS) đã chính thức nhấn nút bước vào vụ sản xuất 2024-2025.

Xe điện VinFast ‘hút’ người trẻ tại chuỗi sự kiện Zalopay YEF 24

DNTH: Dàn xe điện cá tính, sành điệu của VinFast với tâm điểm là VF 7 đã gây ấn tượng mạnh với nhiều khách hàng trẻ đến tham gia chuỗi sự kiện Zalopay Year End Fes 2024 (Zalopay YEF 24).

XEM THÊM TIN