Thứ hai, 29/05/2023, 06:03

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Góc nhìn doanh nghiệp - doanh nhân Chính sách mới

Mức hỗ trợ mới phí bảo hiểm nông nghiệp

DNTH: Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) được hỗ trợ tối đa 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Mức hỗ trợ mới phí bảo hiểm nông nghiệp
Ảnh minh hoạ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.

Cụ thể, đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp gồm: cây trồng: lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê; vật nuôi: trâu, bò, lợn; nuôi trồng thủy sản: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra.

Mức hỗ trợ phí

Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/1/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) được hỗ trợ tối đa theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Theo đó, mức hỗ trợ tối đa là 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.

Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo quy định nêu trên được hỗ trợ tối đa theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Theo đó, mức hỗ trợ tối đa là 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.

Tổ chức sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ tối đa theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (20% phí bảo hiểm nông nghiệp) khi đáp ứng đầy đủ quy định sau:

+ Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã.

+ Có hợp đồng liên kết gắn với sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, đảm bảo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

+ Có sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được chứng nhận đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền hoặc được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định pháp luật về tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp gồm:  Cây trồng ( Cây lúa);  Vật nuôi (Trâu, bò);  Nuôi trồng thủy sản ( Tôm sú, tôm thẻ chân trắng).
Đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp gồm: cây trồng (cây lúa); vật nuôi (trâu, bò); nuôi trồng thủy sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng).

Quyết định cũng quy định cụ thể rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với cây lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê; trâu, bò, lợn; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra như: thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất...); dịch bệnh đối với cây lúa (bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, đạo ôn...); dịch bệnh đối với trâu, bò, lợn (bệnh lở mồm long móng, tai xanh, nhiệt thán, xoắn khuẩn). 

Quyết định nêu rõ: không hỗ trợ cho các rủi ro dịch bệnh đối với cây cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra.

Địa bàn được hỗ trợ

Quyết định quy định cụ thể địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, trong đó, đối với cây lúa, tại 7 tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.

Đối với cây cao su, tại 8 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai.

Đối với cây cà phê, tại 7 tỉnh: Sơn La, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước.

Đối với cây hồ tiêu, tại 6 tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đối với cây điều, tại 6 tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai.

Đối với trâu, bò, tại 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương.

Đối với lợn, tại 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai.

Đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, tại 5 tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Quyết định 13/2022/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 24/6/2022 đến hết ngày 31/12/2025 và thay thế Quyết định 22/2019/QĐ-TTg ngày 26/6/2019, Quyết định 03/2021/QĐ-TTg ngày 25/01/2021.

 

Minh Kiệt

Cùng chuyên mục

Cho vay hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý không quá 96 tỷ đồng

Cho vay hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý không quá 96 tỷ...

DNTH: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025.
Từ vận tải đến truyền hình: chính sách mới cho mô hình kinh doanh mới

Từ vận tải đến truyền hình: chính sách mới cho mô hình kinh doanh mới

Cách đây chưa lâu, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng, phát biểu với báo giới, đề xuất quy chế riêng để quản lý các ứng dụng gọi xe, chứ không nên xếp chung với dịch vụ vận tải. Đây là ý kiến xác đáng và được dư luận hoan nghênh và đồng tình.
Những điểm mới về sử dụng hóa đơn theo NĐ 123/2020/NĐ – CP

Những điểm mới về sử dụng hóa đơn theo NĐ 123/2020/NĐ – CP

DNTH: Nghị định 123/2020/NĐ – CP quy định về việc quản lý, sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; việc quản lý, sử dụng chứng từ khi thực hiện các thủ tục về thuế, thu phí, lệ phí và quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ. Có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2022.
Toàn bộ iPhone 2018 sẽ dùng màn hình OLED

Toàn bộ iPhone 2018 sẽ dùng màn hình OLED

Loại màn hình mới có thể được Apple áp dụng cho riêng iPhone 8, nhưng sẽ mở rộng sang cả ba mẫu vào năm sau.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2021

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2021

Quy định về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ; quy định mới về giao, cho thuê các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý; tiêu chí xác định dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2021.
Đề xuất thuế nhập khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hồng Kông

Đề xuất thuế nhập khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định Thương mại...

Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN –Hồng Kông giai đoạn 2019-2022.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 6

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 6

Tự ý cho thuê xe công bị phạt đến 20 triệu, nhiều điều cấm trong kinh doanh sân golf, người dưới 18 tuổi mới ra tù được vay vốn… là những chính sách mới sắp chính thức có hiệu lực.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2020

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2020

Báo chí đưa tin sai sự thật bị phạt đến 100 triệu đồng; khai sai số tiền mang theo khi xuất cảnh bị phạt đến 50 triệu đồng; làm mất hóa đơn bị phạt đến 10 triệu đồng… là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2020