Năm 2021, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt

09:57 | 15/01/2021

DNTH: Động lực tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 sẽ đến từ phục hồi sức mua thị trường nội địa, đầu tư tư nhân và xuất khẩu sang EU và ASEAN. Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mặt bằng lãi suất thấp, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng và chủ động đàm phán với các đối tác thương mại lớn cần phải là ưu tiên chính sách trong năm nay để hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh chúng ta vẫn phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động đi lại quốc tế.

Năm 2021, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt

Đón cơ hội từ các hiệp định thương mại

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Xuân Thành - Thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam thường niên 2021 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam VnEconomy - Vietnam Economic Times phối hợp với Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức.

Ông Nguyễn Xuân Thành đặt vấn đề: "Khát vọng và áp lực của kinh tế Việt Nam năm 2021 là tăng trưởng 7% trong điều kiện phải ứng phó với nhiều biến động của kinh tế toàn cầu. Năm 2020, dù duy trì được tăng trưởng dương nhưng trong kinh tế nội địa thì đầu tư của doanh nghiệp suy giảm, kể cả doanh nghiệp trong nước lẫn FDI; sức mua suy giảm. Xuất khẩu đang giữ vai trò quan trọng nhưng liệu năm nay có thể tăng mạnh, đa dạng hóa, tận dụng ưu đãi của các hiệp định thương mại đã ký kết".

Theo ông Thành, thời gian qua Chính phủ đã làm rất tốt việc ổn định kinh tế vĩ mô, đây cũng là yếu tố quan trọng nhất. Bên cạnh đó, để bảo đảm kịch bản tăng trưởng kinh tế lạc quan cần phải phục hồi đầu tư doanh nghiệp tư nhân và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng mà mặt bằng lãi suất thấp là động lực chính để thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp tư nhân tăng trở lại.

Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước, ông Phạm Thanh Hà chia sẻ: "Trên cơ sở những kết quả tích cực của điều hành chính sách tiền tệ năm 2020, trong năm 2021 Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt,  phối hợp chặt chẽ với các chính sách vĩ mô khác, tăng cường hoạt động quản lý, thanh tra, giám sát nhằm duy trì ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng; bên cạnh đó, thúc đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho hoạt động Fintech nhằm tận dụng tốt cơ hội để phát triển kinh tế số tại Việt Nam nói chung và trong ngành ngân hàng nói riêng".

Ông Andy Ho - Giám đốc điều hành kiêm Trưởng Bộ phận đầu tư VinaCapital nhận định, với hiệu quả trong việc chủ động kiểm soát tốt đại dịch Covid-19, sự ổn định về kinh tế vĩ mô của Việt Nam, môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện, uy tín của Việt Nam được củng cố và nâng cao trên trường quốc tế, là cơ sở để các dòng vốn ngoại sẽ sớm quay lại Việt Nam. Bên cạnh đó, khi môi trường lãi suất ở Mỹ và hầu hết quốc gia trên thế giới đang ở mức rất thấp, các quỹ đầu tư tại các nước này sẽ xem xét chuyển hướng đầu tư vào các thị trường mới nổi, cận biên trong đó có Việt Nam, để tăng hiệu quả về lợi nhuận.

Tại phiên thảo luận "Định hình chiến lược đầu tư và kinh doanh trong bối cảnh mới", các ý kiến thảo luận sôi nổi xoay quanh cơ hội và lợi thế cạnh tranh đến từ các hiệp định FTAs thế hệ mới đã có hiệu lực trong việc thúc đẩy sản xuất trong nước, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa ra khu vực và thế giới.

Bà Bùi Kim Thùy - Chuyên gia kinh tế, thành viên Hội đồng Cố vấn Harvard khu vực châu Á - Thái Bình Dương đánh giá, việc thiết kế và đàm phán thành công các FTA thời gian gần đây giúp Việt Nam tiệm cận nhanh hơn với phần còn lại của thế giới, thông qua việc giao thương kết nối với hầu hết nền kinh tế chủ đạo trên toàn cầu mà FTA chính là đường cao tốc, giúp Việt Nam đi nhanh hơn, đi xa hơn. 16 FTA được sở hữu bởi Việt Nam giúp Việt Nam giữ vị trí thứ hai trong ASEAN, chỉ sau Singapore về số lượng FTA thực chất và hiệu quả.

Tương tự như bàn tay, có ngón dài ngón ngắn. FTA có cái dùng cho hàng Việt Nam chất lượng xa xỉ tới các thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao, tiêu chí chặt. FTA có cái dùng cho hàng Việt Nam chất lượng chưa phải là tốt nhất nhưng được đánh giá là "phù hợp" với các thị trường đông dân chưa đòi hỏi tiêu chí quá ngặt nghèo. Đường cao tốc đã có, các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng phương tiện gì, năng lượng gì để vận hành trên đường cao tốc đó, để có thể tối ưu hóa được lợi ích từ các FTA mà Chính phủ đã dụng công đàm phán - điều đó phụ thuộc vào chất lượng của chính các doanh nghiệp Việt Nam.

Cũng liên quan đến nội dung này, ông Nguyễn Trọng Phi - Ủy viên Ban Chấp hành LEFASO, Chủ tịch Giovanni Group chia sẻ, với những hiệp định FTA mới, ngành dệt may, da giày Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để bứt phá trong năm 2021. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần nhìn nhận lại chiến lược phát triển, đặc biệt là vị trí của Việt Nam trên chuỗi giá trị toàn cầu của ngành. Để tạo ra giá trị gia tăng cao cho sản phẩm, thay vì tập trung sản xuất sản phẩm ở phân khúc có giá trị thấp, việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp và định vị thương hiệu Việt Nam được xem là mục tiêu mà ngành dệt may, da giày cần hướng tới.

Chiến lược phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp và của cả ngành dệt may, da giày Việt Nam sẽ đặc biệt thuận lợi khi EVFTA, RCEP cho phép chúng ta hưởng ưu đãi với những nguồn nguyên phụ liệu chất lượng cao từ châu Âu hay Nhật Bản, Úc để tạo ra những sản phẩm thời trang cao cấp. Đây là cách Giovanni đã làm trong 15 năm qua. Mô hình này kết hợp với việc trang bị khả năng thích ứng nhanh, thay đổi phù hợp với những biến động bất lường của thế giới, được xem như công thức cho các doanh nghiệp ngành dệt may da giày Việt Nam trong thập niên mới của thế kỷ XXI.

Tạo sức bật cho năm 2021

Ông Trần Hồng Quang - Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, năm 2021 có ý nghĩa rất quan trọng, mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới của đất nước, là năm triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ 2021-2030, đặt mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại; đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển.

Theo các chuyên gia, huyết mạch của nền kinh tế đã được duy trì thông suốt trong năm 2020, kịp thời tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế, của doanh nghiệp. Để tạo sức bật cho nền kinh tế trong năm 2021, những trụ cột thúc đẩy tăng trưởng gồm nông nghiệp, công nghiệp chế tạo, xây dựng, dịch vụ bán buôn, bán lẻ, dịch vụ gắn với kinh tế số kỳ vọng sẽ được tạo đà cho năm 2021. Trong đó, tâm lý và nỗ lực khôi phục lại sản xuất, gia tăng tổng cầu rất quan trọng.

Về kịch bản kinh tế năm 2021, các doanh nghiệp có mặt tại diễn đàn bày tỏ quan ngại về dịch Covid-19 sẽ tiếp tục gây ra sự đứt gãy chuỗi cung ứng, sức mua yếu của thị trường nội địa trong khi chưa thể phục hồi được giao thương, du lịch với thị trường nước ngoài; rất ít doanh nghiệp lo lắng về rủi ro bất ổn kinh tế và lãi suất tăng.

Ông Hoàng Hải Anh - Chuyên gia kinh tế Ngân hàng Thế giới tại Mỹ cho rằng, nếu dịch bệnh không được kiểm soát sẽ gây rất nhiều xáo trộn cho nền kinh tế. "Trước khi dịch Covid-19 xảy ra, thế giới đã nói nhiều đến sức mua nội địa, ngay cả nền kinh phát triển mạnh như Trung Quốc cũng quay về thúc đẩy sức mua nội địa", ông Hải Anh dẫn chứng và cho rằng thị trường nội địa tiếp tục là động lực cho tăng trưởng trong thời gian tới. 

Chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cũng đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc không ngừng thúc đẩy cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư và doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Quá trình này cần được cải cách mạnh mẽ hơn nữa để góp phần tạo sức sống mới cho nền kinh tế. 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hơn 3.000 điểm bán của Thế Giới Di Động trở thành đại lý thanh toán của VPBank

DNTH: Là ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước cấp phép triển khai mô hình đại lý thanh toán tại Việt Nam, VPBank và Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động đã chính thức hợp tác, mang đến cho khách hàng cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn...

Tiên phong thực hành ESG, Nestlé Việt Nam lan tỏa thông lệ tốt về thúc đẩy bình đẳng giới

DNTH: Trong bối cảnh ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) trở thành yếu tố then chốt giúp đạt mục tiêu phát triển bền vững, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào yếu tố môi trường mà còn chú trọng hơn vào xã hội và quản trị....

Nhà máy Đường An Khê chính thức bước vào vụ sản xuất 2024-2025

DNTH: Sáng 4/12, tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), Nhà máy Đường An Khê-Chi nhánh Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS) đã chính thức nhấn nút bước vào vụ sản xuất 2024-2025.

Xe điện VinFast ‘hút’ người trẻ tại chuỗi sự kiện Zalopay YEF 24

DNTH: Dàn xe điện cá tính, sành điệu của VinFast với tâm điểm là VF 7 đã gây ấn tượng mạnh với nhiều khách hàng trẻ đến tham gia chuỗi sự kiện Zalopay Year End Fes 2024 (Zalopay YEF 24).

Chiến lược đồng hành cùng người tiêu dùng của Masan Group

DNTH: Trong bối cảnh tình hình kinh tế và chính trị thế giới biến động khó lường, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam trong 3 quý năm 2024 tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Chuyển đổi số xanh tại KCN Hải Phòng, hướng tới phát triển bền vững

DNTH: Việc ứng dụng công nghệ để xanh hóa các khu công nghiệp là một mục tiêu quan trọng mà Hải Phòng đang hướng tới để chuyển đổi số xanh toàn diện, hướng tới phát triển bền vững.

XEM THÊM TIN