Thứ hai, 02/10/2023, 01:55

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nông thôn Việt Nông sản việt

Năm 2023, châu Phi có nhu cầu nhập khẩu 17,7 triệu tấn gạo

DNTH: Để đáp ứng nhu cầu về gạo ước đạt trên 42,2 triệu tấn trong năm 2023, châu Phi dự kiến nhập khẩu khoảng 17,7 triệu tấn gạo.

Theo Vụ Thị trường châu Á, châu Phi - Bộ Công Thương, năm 2023, theo dự báo của USDA, sản lượng gạo của châu Phi trong niên vụ 2022/2023 dự báo đạt 24,3 triệu tấn, tăng 1,7% so với niên vụ 2021/2022; trong đó khu vực Bắc Phi ước đạt 3,6 triệu tấn, tăng 23,7% và khu vực châu Phi hạ Sahara ước đạt 20,7 triệu tấn, giảm 1,2%.

 

Châu Phi là một trong những thị trường tiềm năng của gạo Việt Nam
Châu Phi là một trong những thị trường tiềm năng của gạo Việt Nam.

USA cũng ước tính sản lượng gạo tiêu thụ và dự trữ toàn châu Phi trong năm 2023 đạt trên 42,2 triệu tấn, tăng hơn 570 ngàn tấn so với năm 2022, trong đó: Khu vực Bắc Phi đạt khoảng 4,4 triệu tấn, tăng 50 ngàn tấn; Khu vực châu Phi hạ Sahara đạt khoảng 37,5 triệu tấn, tăng 300 ngàn tấn.

Trong nhiều năm qua, mặc dù diện tích gieo cấy lúa tại châu Phi đã được mở rộng nhưng sản lượng gạo sau thu hoạch tại các nước thuộc châu lục vẫn ở mức thấp so với thế giới và bị hạn chế bởi một số yếu tố như: giống lúa chất lượng thấp, ít cải tiến, điều kiện thời tiết diễn biến thất thường, cơ sở hạ tầng canh tác nông nghiệp kém phát triển, nguồn lực hạn chế, dịch hại, quy trình sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản yếu kém... Nhìn chung, sản xuất gạo của châu Phi dự báo ​​sẽ chưa bắt kịp được mức tăng trưởng về nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân và gia tăng dân số của khu vực.

Gạo nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực của châu Phi, bất chấp những nỗ lực hướng đến khả năng tự cung tự cấp của nhiều nước. Để đáp ứng nhu cầu về gạo ước đạt trên 42,2 triệu tấn trong năm 2023, châu Phi dự kiến nhập khẩu khoảng 17,7 triệu tấn, giảm 4,5%. Nguyên nhân giảm nhập khẩu là do từ nửa cuối năm 2022, nhiều nước tại châu lục đã chủ động nhập khẩu gạo để dự trữ, phòng trường hợp giá lương thực lại tiếp tục tăng do hệ lụy từ xung đột Nga – Ukraine kéo dài.

Trong thời gian tới, nguồn cung cấp gạo chính của châu Phi vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào các nước Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam. Chủng loại gạo nhập khẩu chính của các nước châu Phi bao gồm gạo thơm, gạo trắng và gạo tấm.

Theo Bộ Công Thương Việt Nam xuất khẩu gạo sang 54 quốc gia châu Phi với khối lượng đạt trên 600 nghìn tấn, trong đó, các thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất gồm Ghana, Bờ Biển Ngà, Senegal, Mozambique, Cameroon, Gabon, Tanzania, Ai Cập…

Thị hiếu tiêu thụ gạo của thị trường châu Phi: Gạo hạt dài, khi nấu rời hạt (không dính), gạo đồ, gạo thơm, trong khi với Ghana, Senegal, người dân lại thích gạo cứng.

Đối với thị trường châu Phi, định hướng phát triển thị trường của Việt Nam là củng cố thị phần các loại gạo trắng, hạt dài, rời hạt, gạo cứng, gạo đồ, gạo thơm… Đồng thời đáp ứng nhu cầu của thị trường này bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh về giá, chất lượng và các điều kiện thanh toán, giao thương tại các nước châu Phi.

Theo Bảo Ngọc/Công Thương

Cùng chuyên mục

Nhà máy Đường An Khê quan tâm người trồng mía

Nhà máy Đường An Khê quan tâm người trồng mía

DNTH: Với hơn 35 ngàn ha, Gia Lai là vùng nguyên liệu mía lớn nhất nước ta, trong đó các huyện, thị xã khu vực phía Đông là vùng trọng điểm trồng mía của tỉnh này (hơn 25 ngàn ha). Năm nay, thêm một mùa mía ngọt đối với bà con nông dân nơi đây khi cây mía vừa được mùa, được giá.
Nhiều tác phẩm ấn tượng tại lễ hội trái cây Nam Bộ lần thứ 19

Nhiều tác phẩm ấn tượng tại lễ hội trái cây Nam Bộ lần thứ 19

DNTH: Hội thi nghệ thuật tạo hình bằng trái cây trong khuôn khổ lễ hội trái cây Nam Bộ lần thứ 19 - Suối Tiên Farm Festival 2023 đã mang đến cho du khách nhiều tác phẩm độc đáo, ấn tượng được các nghệ nhân chuẩn bị dày công, tâm huyết.
Tháo gỡ khó khăn lưu thông hàng hóa do dịch COVID-19

Tháo gỡ khó khăn lưu thông hàng hóa do dịch COVID-19

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan tháo gỡ khó khăn cho lưu thông hàng hóa và thúc đẩy tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Xuất khẩu gạo 4 tháng: Giá trị tăng dù lượng giảm

Xuất khẩu gạo 4 tháng: Giá trị tăng dù lượng giảm

DNTH: Theo Bộ NN&PTNT, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 4/2021 ước đạt 700.000 tấn với giá trị đạt 362 triệu USD, đưa tổng khối lượng gạo xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1,9 triệu tấn với giá trị 1,01 tỷ USD, giảm 10,8% về khối lượng nhưng tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Hải Dương: Hoàn thành 4 trên 6 hệ thống khử trùng vải xuất khẩu sang Nhật Bản

Hải Dương: Hoàn thành 4 trên 6 hệ thống khử trùng vải xuất khẩu sang...

DNTH; Vừa qua, vào ngày 9/5, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã nghiệm thu, vận hành chạy thử 4 hệ thống xông hơi khử trùng phục vụ việc xuất khẩu quả vải tươi của tỉnh Hải Dương sang thị trường Nhật Bản.
Hướng dẫn thực hiện chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu

Hướng dẫn thực hiện chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang...

DNTH: Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2020/NĐ-CP về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu để hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Công ty TNHH XNK Hoa Trang Gia Lai: Chú trọng chữ “tín”, vươn tầm quốc tế

Công ty TNHH XNK Hoa Trang Gia Lai: Chú trọng chữ “tín”, vươn tầm quốc...

DNTH: Cùng với việc coi trọng chữ “tín” trong sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, đội ngũ cán bộ- nhân viên Công ty TNHH XNK Hoa Trang Gia Lai (thường gọi Hoa Trang Gia Lai) đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, đóng góp thiết thực vào công tác an sinh xã hội.
Phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam

Phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam

DNTH: Xây dựng và phát triển Sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực y - dược và chăm sóc sức khỏe, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia; góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm quốc phòng, an ninh.