Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội giai đoạn mới
10:30 | 22/07/2025
DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1560/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.
Xây dựng, hoàn thiện chính sách tín dụng theo hướng bao trùm, bền vững
Việc ban hành Kế hoạch này nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới; góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan; thúc đẩy thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời, tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền trong xây dựng, hoàn thiện chính sách tín dụng theo hướng bao trùm, bền vững, tập trung nguồn lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách.
Kế hoạch nêu rõ các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, trong đó các bộ, ngành, cơ quan trung ương và chính quyền địa phương tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới đến toàn thể đảng viên, cán bộ, viên chức và người lao động, đặc biệt là những cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến tín dụng chính sách xã hội để nâng cao nhận thức, nắm vững tinh thần, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội.
Nâng cao vai trò của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội đối với tín dụng chính sách xã hội. Các bộ, ngành, cơ quan trung ương, chính quyền địa phương các cấp cần phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia công tác tín dụng chính sách xã hội trong việc: Tuyên truyền, giám sát và phản biện xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội. Xây dựng, triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội; đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi, sử dụng vốn vay hiệu quả.
Thực hiện đầy đủ và hiệu quả các nội dung công việc Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện trong quy trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Đẩy mạnh vận động đóng góp vào Quỹ "Vì người nghèo" để bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội. Đồng thời, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt, giám sát việc điều tra, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng khác thụ hưởng tín dụng chính sách xã hội làm cơ sở để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay; phối hợp kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay.
Lồng ghép tín dụng chính sách xã hội với các chương trình mục tiêu quốc gia
Một nhiệm vụ quan trọng khác mà kế hoạch đề ra là hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách tín dụng chính sách xã hội theo hướng bao trùm, bền vững. Các bộ, ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, trong đó nghiên cứu triển khai các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng chính sách xã hội đối với người nghèo và các đối tượng chính sách.
Rà soát, đánh giá hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách hiện hành; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách liên quan đến tín dụng chính sách xã hội theo hướng mở rộng phạm vi, quy mô, địa bàn, đối tượng, nâng mức cho vay, thời hạn vay phù hợp với mục tiêu các chương trình mục tiêu quốc gia, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, điều kiện phát triển, đặc điểm của từng vùng, miền, chu kỳ sản xuất, kinh doanh; chú trọng cung cấp tín dụng chính sách xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, học sinh, sinh viên nghèo và các trường hợp khẩn cấp khác... thực hiện mức ưu đãi cao nhất dành cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tiếp đến là hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; các đối tượng chính sách khác. Mức ưu đãi được điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế.
Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất cấp có thẩm quyền cơ chế lồng ghép tín dụng chính sách xã hội với các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, chính sách an sinh - xã hội; tăng cường chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các hoạt động sản xuất theo chuỗi, liên kết hợp tác nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Nghiên cứu tiêu chí phân loại và quy trình xác định đối tượng, địa bàn nghèo, vùng khó khăn, đối tượng có thu nhập trung bình, ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2026 - 2030 làm cơ sở để nghiên cứu, xây dựng, ban hành các chính sách tín dụng ưu đãi…

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua
DNTH: Sáng 11/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua.

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
DNTH: Tại Văn bản 6352/VPCP-KTTH ngày 9/7/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan chức năng kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô...

Mức ký quỹ của doanh nghiệp đa cấp có thể tăng lên 50 tỷ đồng
DNTH: Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành một nghị định mới thay thế các nghị định hiện hành.

Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
DNTH: Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

Những chính sách mới liên quan đến đời sống người dân có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
DNTH: Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH theo Luật BHXH 2024; Luật BHYT sửa đổi 2024 bắt đầu có hiệu lực; Nhiều thay đổi về thủ tục hành chính từ 1/7/2025 được áp dụng theo 28 Nghị định về phân cấp phân quyền… là những chính...

Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân sẽ chính thức thay thế mã số thuế
DNTH: Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân sẽ chính thức thay thế mã số thuế trong tất cả các giao dịch giữa cá nhân và cơ quan thuế. Việc thay đổi này không chỉ đơn thuần là kỹ thuật, mà còn là bước cải cách quan...
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội đề xuất hỗ trợ 3 triệu/người để mua xe điện
-
Hưng Yên: Trung tâm Hành chính công xã Bắc Đông Quan vận hành thông suốt trong những ngày đầu thực hiện chính quyền hai...
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
Sống khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Rắn cạp nong cắn: Lời cảnh tỉnh từ ca bệnh hiểm nghèo ở Gia Lai
-
Bước ngoặt y tế tại miền Trung: Vinmec Nha Trang phẫu thuật nội soi ung thư dạ dày thành công cho bệnh nhân 86 tuổi
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...