Nâng cao vai trò niềm tin tôn giáo, cộng tác viên công giáo trong công tác phòng ngừa ma túy

10:34 | 26/06/2022

DNTH: Sáng ngày 25/6, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy PSD đã phối hợp với Uỷ ban BAXH – Caritas Hà Nội tổ chức chương trình tập huấn kiến thức, kỹ năng phòng chống ma túy cho nhóm nòng cốt và cộng tác viên và tình nguyện viên công giáo.

Chương trình tập huấn có sự tham gia của Trưởng ban tổ chức – Cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Quang - Giám đốc Caritas Hà Nội; Đại tá, Bác sỹ Tạ Đức Ninh - Phó Viện trưởng Viện PSD; Chuyên gia cao cấp Lê Đức Hiền – Phó Viện trưởng Thường trực Viện PSD; Th.s Vũ Thị Bền – Trưởng phòng NCKH & ĐT, Viện PSD cùng các vị đại biểu, quan khách và nhóm nòng cốt, cộng tác viên, tình nguyện viên công giáo…

Phát biểu khai mạc, Cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Quang - Giám đốc Caritas Hà Nội cho biết: “Trong các năm qua, Viện thánh cũng đã tổ chức rất nhiều sự kiện, chương trình về ma túy và HIV/ AIDS. Nhưng qua buổi tập huấn này, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn về ma túy và công tác phòng chống ma túy. Đặc biệt là làm tốt công tác tuyên truyền và giúp những người nghiện ma túy trong giáo hội cai nghiện thành công.”

Trong khuôn khổ chương trình tập huấn, các chuyên gia của Viện PSD sẽ trình bày các tham luận xoay quanh các chủ đề, bao gồm: Tình hình phòng chống ma túy trên thế giới, tại Việt Nam hiện nay và Can thiệp dự phòng nghiện ma tuý; Kỹ năng nhận biết về ma túy, nghiện ma túy và nguyên nhân dẫn đến hành vi sử dụng ma tuý; Kỹ năng nhận biết người sử dụng/nghiện ma túy; Hướng dẫn sử dụng Bộ tài liệu “Kỹ năng Phòng, chống ma tuý cho học sinh Trung học”; Nguyên tắc khi tiếp cận, hỗ trợ cho người sử dụng ma túy, nghiện ma túy (Nguyên tắc tôn trọng, không phán xét, nguyên tắc bảo mật thông tin, nguyên tắc đảm bảo sự an toàn …); Kỹ năng tiếp cận và hỗ trợ người sử dụng/nghiện ma tuý; Vai trò niềm tin tôn giáo, cộng tác viên Công giáo trong công tác phòng, ngừa ma túy và chống tái nghiện ma túy cho cộng đồng Công giáo; Phương pháp cai nghiện ma túy hiện nay (Chia sẻ về Phương pháp “Chống tái nghiện ma tuý bằng trị liệu tâm lý”  của Viện PSD)…

Chia sẻ về chương trình, Đại tá, Bác sỹ Tạ Đức Ninh - Phó Viện trưởng Viện PSD cho biết: “”Buổi tập huấn hôm nay như một sự bổ kết, tập huấn thêm cho những người công giáo. Trước đây, họ đã làm rất tốt các chương trình, sự kiện về phòng chống ma túy cũng như tìm hiểu về HIV/ AIDS. Tôi mong muốn khi có thêm sự đóng góp của Viện PSD và sự hỗ trợ của mình thì sẽ giúp ích cho họ những thiếu thốn về mặt kiến thức, về mặt chuyên môn và họ sẽ làm tốt công tác phòng chống ma túy. Đây chính là mục đích và ý nghĩa to lớn của buổi tập huấn lần này.”

Đây là chương trình tập huấn phòng chống ma túy kiểu mới, dành riêng cho đối tượng là người công giáo. Khi tham gia tập huấn, mọi ngươi sẽ được trau dồi thêm năng lực, kiến thức và chuyên môn về phòng chống ma túy.

“Trước đây, em đã tham gia các nhóm tình nguyện thì cũng đã tìm hiểu sơ qua về ma túy nhưng chủ yếu là mảng HIV/ AIDS. Vì vậy mà kiến thức, kỹ năng về ma túy của em còn đang thiếu.  Sau buổi tập huấn này, em mong muốn nhận được thêm nhiều kiến thức và kỹ năng phòng chống ma túy để tự bảo vệ cho bản thân và gia đình. Ngoài ra là truyền tải tác hại và cách phòng chống ma túy cho các bạn trẻ, đặc biệt các bạn trẻ người công giáo.” – Bạn Phạm Đức Tài (22 tuổi, sinh viên Học viện Kỹ thuật mật mã) chia sẻ trong chương trình.

Tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng có vai trò, ý nghĩa to lớn, định hướng cho các tín đồ, tu sĩ, … thực hiện các hành vi đúng chuẩn mực đạo đức và hướng đến vì cộng đồng khoẻ mạnh, hạnh phúc và bình an. Vì vậy, cần phát huy vai trò niềm tin, đức tin trong mỗi cá nhân trong việc phòng ngừa lạm dụng ma tuý và hỗ trợ người sử dụng ma tuý từ bỏ ma tuý hiệu quả, bền vững. Cộng tác viên, tình nguyện viên Công giáo là lực lượng có vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống ma tuý cho cộng đồng Công giáo nói riêng và xã hội nói chung.

Chương trình tập huấn kiến thức, kỹ năng phòng chống ma túy cho nhóm nòng cốt và cộng tác viên và tình nguyện viên công giáo sẽ diễn ra từ 25-26/6, tại Đại chủng viện thánh Giuse cơ sở Phùng Khoang, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Chương trình tập huấn lần này được kỳ vọng là khởi đầu tốt đẹp cho sự hợp tác bền vững của Viện PSD và Caritas Hà Nội, cùng chung tay đẩy lùi tệ nạn ma túy.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tổng Giám đốc UNESCO: Sẵn sàng cùng Việt Nam chia sẻ tầm nhìn chiến lược về văn hóa ra thế giới

NDTH: Chiều 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) nhân dịp bà có chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ hai...

Thí sinh Hà Tĩnh lọt vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu biển Việt Nam toàn cầu 2025

DNTH: Sau vòng sơ khảo, cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn cầu 2025 đã tìm kiếm được 30 ứng viên tài năng, xinh đẹp để bước vào vòng chung kết, trong đó, đại diện đến từ Hà Tĩnh tự hào dẫn đầu bình chọn danh hiệu người đẹp...

“Tự nguyện” – Thanh âm bất diệt tri ân báo chí cách mạng Việt Nam

DNTH: Tác phẩm đặc biệt mang tên 'Tự nguyện' - một trong những điểm nhấn tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh vừa qua.

Bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2025

DNTH: Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã nêu bật những đóng góp và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cách mạng Việt Nam trong suốt 100 năm qua, đồng thời quảng bá các sản phẩm báo chí, thành quả lao động, sáng tạo của các nhà báo –...

Người sở hữu bộ sưu tập hơn 1.000 tờ báo "cổ"

DNTH: Ông Huỳnh Minh Hiệp, một kỷ lục gia và nhà sưu tầm nổi tiếng tại TP Hồ Chí Minh, đang sở hữu kho tàng vô giá: Bộ sưu tập hơn 1.000 tờ báo. Trong đó có nhật báo từng lưu hành tại Sài Gòn trước năm 1975 và nhiều tờ có tuổi...

Khẳng định vai trò tiên phong của báo chí trong hành trình 100 năm đồng hành cùng dân tộc

DNTH: Sáng 19/6, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2025.

XEM THÊM TIN