Năng lượng sạch - xu thế tất yếu của tương lai
18:19 | 29/05/2023
DNTH: Báo cáo mới nhất về đầu tư năng lượng ngày 24/5/2023 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết năng lượng sạch đang phát triển nhanh và điều này được thể hiện rõ qua các xu hướng đầu tư. Cách đây 5 năm, đầu tư vào năng lượng sạch và nhiên liệu hóa thạch bằng nhau. Tuy nhiên do nhiều yếu tố, đặc biệt là giá dầu và khí đốt cao và mối lo ngại về nguồn cung, đầu tư cho năng lượng tái tạo đã tăng vọt.

Đầu tư vào năng lượng sạch năm 2023 dự kiến tăng 24%
IEA nêu rõ một ví dụ điển hình minh chứng cho việc đầu tư vào năng lượng sạch (còn được gọi là năng lượng tái tạo) vượt nhiên liệu hóa thạch là đầu tư vào điện mặt trời có thể sẽ lần đầu tiên vượt đầu tư vào sản xuất dầu mỏ. Theo dự báo của IEA, đầu tư vào điện mặt trời, chủ yếu là các tấm quang điện, sẽ đạt 380 tỷ USD trong năm 2023 trong khi đầu tư vào thăm dò và khai thác dầu mỏ sẽ là 370 tỷ USD.
IEA nhấn mạnh đầu tư vào năng lượng sạch năm 2023 dự kiến tăng 24% so với năm 2021 lên hơn 1.700 tỷ USD. Trong khi đó, đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch tăng 15% cùng giai đoạn trên.
Mặc dù có sự tiến triển trong đầu tư vào năng lượng sạch nhưng IEA cảnh báo đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch vẫn đang tăng lên trong khi lẽ ra phải giảm nhanh để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Ước tính tổng mức đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch năm 2023 sẽ nhiều hơn gấp đôi con số mà lĩnh vực này lẽ ra được chi vào năm 2030. Trong đó, mức đầu tư vào than đá nhiều gấp 6 lần.
Dự kiến tổng đầu tư vào năng lượng trên toàn cầu trong năm 2023 là khoảng 2.800 tỷ USD, trong đó hơn 1.700 tỷ USD sẽ dành cho năng lượng tái tạo, điện hạt nhân, xe điện và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng. Phần còn lại, khoảng 1.000 tỷ USD, sẽ đầu tư vào dầu mỏ, khí tự nhiên và than đá. Cũng theo IEA, đến năm 2025, năng lượng tái tạo sẽ trở thành nguồn sản xuất điện chính, cung cấp 1/3 lượng điện trên thế giới. Uớc tính, công suất điện gió và điện mặt trời sẽ vượt công suất của khí đốt vào năm 2023 và than đá vào năm 2024.
Theo đánh giá của hãng tin Reuters, năm 2022 là một năm đầy thách thức đối với lĩnh vực năng lượng toàn cầu khi cuộc khủng hoảng năng lượng đã ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bước sang năm 2023, các quốc gia trên thế giới sẽ đi đầu trong xu hướng giảm phụ thuộc nguồn năng lượng và tự chủ hơn trong năng lượng tái tạo. Năng lượng tái tạo đã nổi lên như một trong những giải pháp kịp thời nhất cho những thách thức này.
Giải pháp thay thế là cấp thiết
Năng lượng sạch hay năng lượng tái tạo được tạo ra từ các nguồn thiên nhiên hoặc các quy trình tự nhiên nào đó được hình thành liên tục. Có thể kể ra một số dạng năng lượng sạch điển hình như: năng lượng mặt trời (khai thác thông qua các tấm pin mặt trời để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng), phong điện (sử dụng tuabin gió mà động năng từ gió được chuyển đổi thành dạng năng lượng cơ học), thủy điện (năng lượng điện được tạo ra bởi dòng nước chảy qua tuabin để cung cấp năng lượng cho máy phát điện), năng lượng sinh khối (từ vật liệu hữu cơ có nguồn gốc từ động thực vật; bao gồm cây trồng, gỗ thải và cây cối. Khi sinh khối bị đốt cháy, năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt và có thể tạo ra điện bằng tuabin hơi nước), năng lượng địa nhiệt (được tách ra từ nhiệt trong tâm của Trái Đất)…
Nhiên liệu hóa thạch là loại nhiên liệu chứa hàm lượng cacbon và hydrocacbon cao, được tạo thành bởi quá trình phân hủy kỵ khí của những loài sinh vật chết và bị chôn vùi cách đây khoảng hơn 300 triệu năm. Than đá (hình thành từ xác thực vật), dầu mỏ (từ các sinh vật phù du bị chôn vùi qua hàng thiên niên kỷ dưới sự tác động của dòng nhiệt dữ dội cùng áp suất cao từ sâu bên trong lòng đất), khí đốt tự nhiên (hình thành bởi các sinh vật phù du bị chôn vùi sâu trong lòng đất chịu sự tác động của dòng nhiệt độ cùng áp suất cao hơn so với dầu mỏ), dầu đá phiến (hình thành từ những bãi cát với kích thước bằng đất sét và chứa các phần nhỏ chất hữu cơ)… là các dạng của nhiên liệu hóa thạch.
Sự khác biệt quan trọng nhất giữa năng lượng tái tạo với nhiên liệu hóa thạch là chúng có thể tồn tại trong bao lâu. Năng lượng tái tạo có thể sử dụng hết lần này đến lần khác mà không lo sợ đến vấn đề cạn kiệt bởi nguồn năng lượng này được khai thác từ các quá trình tự nhiên vô tận. Trong khi đó, nhiên liệu hóa thạch lại được bổ sung cách tự nhiên theo thời gian nhưng đòi hỏi phát mất đến hàng triệu năm. Ngoài ra, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch còn mang lại nhiều tác hại: giảm đáng kể nguồn oxy (quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch cũng làm tiêu tốn một lượng oxy để duy trì sự cháy và thải ra khí CO2), làm ô nhiễm không khí (việc đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ tạo ra các axit điển hình như cacbonic, sunfuric và nitric…, tạo thành những trận mưa axit, ảnh hưởng lớn đến các vùng tự nhiên và hủy hoại môi trường), gây ô nhiễm nguồn nước (do khai thác dầu tại môi trường biển)… Đó chính là lý do thế giới cần một giải pháp thay thế nguyên liệu hóa thạch bằng cách sử dụng năng lượng sạch hay năng lượng tái tạo.

Công ty Cổ phần Công trình công cộng và Dịch vụ du lịch Hải Phòng: Đồng hành cùng thành phố vì mục tiêu xây dựng...
DNTH: Trong bối cảnh thành phố Cảng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về một môi trường sống trong lành, cảnh quan xanh – sạch – đẹp ngày càng trở nên cấp thiết. Với phương châm đặt yếu tố môi trường và cộng đồng lên hàng đầu,...

Đề xuất giảm từ 20 - 50% phí, lệ phí trong nông nghiệp và môi trường
DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về việc rà soát, đề xuất giảm phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Quảng Ninh: TP Hạ Long chỉ đạo khắc phục sạt lở ở khu du lịch Bãi Cháy
DNTH: TP Hạ Long đã chỉ đạo các đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu thi công tiến hành khắc phục, sửa chữa khu vực xảy ra sạt lở ở khu du lịch Bãi Cháy, sớm trả lại cảnh quan của thành phố du lịch xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an toàn...

Tín chỉ carbon: Đã đến lúc doanh nghiệp nhỏ vào cuộc?
DNTH: Trong làn sóng chuyển dịch xanh toàn cầu, tín chỉ carbon đang trở thành một tài sản mới. Với doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam, đây không còn là một sân chơi quá xa xôi. Vấn đề là: có nên tham gia không, và tham gia như thế nào để không...

MSD đồng hành cùng Bộ Y tế phát động chiến dịch "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV"
DNTH: Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Chiến...

Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại khu vực nông thôn
DNTH: Trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác quá mức, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại khu vực nông thôn. Với sự sáng tạo và linh...
Đô thị cuộc sống
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
-
Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL phát hiện trường hợp hiếm gặp, răng mọc ở hốc mũi
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...