-
Né chó, xế sang Ferrari "vỡ đầu" vì tông biển báo
-
Liên tiếp tông xe ở Mỹ, Pháp
-
Chó vô tình khởi động xe kéo tông chết chủ
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 3 giờ 30 phút (giờ địa phương) gần một trạm tàu ở Pokrov. Cả xe buýt và người điều khiển tàu đều đến từ Kazakhstan.
Chiếc xe buýt hư hại nặng sau cú va chạm. Ảnh: EMERCOM of Russia
Theo thông tin ban đầu, tài xế xe buýt vượt qua đường ray xe lửa bất chấp tín hiệu cảnh báo nhưng lại bị chết máy ngay trên đường ray.
Giới chức trách cho hay tài xế đã cố đưa 55 hành khách - đều là lao động nhập cư từ Uzbekistan - rời khỏi xe buýt. Hãng thông tấn Nga Tass cho biết một số hành khách cố thoát khỏi xe buýt trước khi xảy ra vụ va chạm.
Tất cả những người thiệt mạng đều ở trên xe buýt và không có hành khách nào trên tàu lửa bị thương.
Hình ảnh chiếc xe buýt biến dạng trong vụ va chạm. Ảnh: EPA
Xe buýt dường như bị đứt đầu trong vụ tai nạn. Ảnh: Sky News
Đầu xe buýt bẹp dí. Ảnh: Tass
Một phát ngôn viên của văn phòng thống đốc khu vực đã mô tả chiếc xe buýt bị "xé toạc" bởi con tàu.
Thư ký báo chí của thống đốc khu vực Rita Shlyakhtina nói với hãng tin RIA Novosti rằng: "Các hành khách trên xe buýt đang ngủ. Có khoảng 50 người. Tài xế đã hô lên và hơn 30 người kịp ra khỏi xe buýt để đẩy nó. Những người này may mắn sống sót. Những người còn trong xe buýt thiệt mạng. Chiếc xe bị xé toạc theo nghĩa đen".
Nguồn: YouTube
Trực thăng Ấn Độ rơi gần Trung Quốc
Hôm 6-10, chiếc trực thăng Mi-17 của Lực lượng Không quân Ấn Độ rơi ở khu vực phía Đông Bắc gần biên giới Trung Quốc, làm chết tất cả 7 người trên máy bay, trong đó có thành viên không quân và binh sĩ.
Vụ tai nạn xảy ra trên tuyến đường bay thường xuyên ở khu vực miền núi thị trấn Tawang thuộc bang Arunachal Pradesh. Một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết các mảnh vỡ trực thăng đã được nhìn thấy và các đội cảnh sát cùng quân đội đang đến hiện trường vụ tai nạn.
Hiện chưa rõ nguyên nhân vụ rơi máy bay. Chiếc trực thăng do Nga sản xuất đã cất cánh từ một bãi đổ trực thăng quân đội trong khu vực để chở hàng cung cấp cho các trạm quân sự của Ấn Độ gần biên giới với Trung Quốc.
Xuân Mai (Theo BBC, Reuters)
Ý kiến bạn đọc...