Ngân hàng Nhà nước khảo sát xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong quý IV/2023

16:40 | 10/10/2023

DNTH: Vụ Dự báo, Thống kê Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả khảo sát xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý 4/2023. Đối tượng khảo sát là toàn bộ các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, tỉ lệ trả lời đạt 97%.

Theo đó, các ngân hàng thương mại được khảo sát đã đưa ra dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng có thể sẽ được cải thiện hơn trong giai đoạn cuối năm (quý 4/2023). Các lý do được liệt kê cho kỳ vọng này bao gồm tình hình kinh tế tích cực hơn, ngành sản xuất, xuất khẩu dần phục hồi, dẫn tới nhu cầu vay vốn được cải thiện nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán.

Huy động vốn toàn hệ thống được các ngân hàng kỳ vọng sẽ tăng bình quân 3,2% trong quý 4/2023 và tăng 8,7% trong năm 2023.

Theo đó, hầu hết các ngân hàng vẫn lạc quan vào kết quả kinh doanh năm 2023, với tỉ lệ 82,6% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế năm 2023 sẽ tăng trưởng dương so với năm 2022.

Bên cạnh đó, 13,8% tổ chức tín dụng lo ngại lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2023 và 3,7% ước tính lợi nhuận không thay đổi.

Về tín dụng, các tổ chức này dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ tăng 4,6% trong quý 4/2023 và cả năm tăng 12,3%, thấp hơn so với chỉ tiêu 14% của Ngân hàng Nhà nước. Theo các tổ chức tín dụng, tăng trưởng tín dụng trong quý 4/2023 sẽ được cải thiện hơn khi nền kinh tế có những chuyển biến tích cực hơn và ngành sản xuất, xuất khẩu đang có chuyển biến hồi phục.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết ngày 29/9/2023, tổng số vốn huy động của các ngân hàng thương mại đạt 12,7 triệu tỷ đồng, tăng 6,92%.

Các tổ chức tín dụng cũng dự báo tình hình thanh khoản sẽ tiếp tục dồi dào trong quý 4/2023 và cả năm 2023; đồng thời kỳ vọng bình quân mặt bằng lãi suất huy động và cho vay toàn hệ thống sẽ tiếp tục giảm 0,26 - 0,35 điểm %.

Tính từ đầu tháng 9 đến nay, có 32 ngân hàng đã giảm lãi suất huy động, trong đó nhiều ngân hàng thậm chí có tới 3 - 4 đợt giảm lãi suất huy động.

Đồng thời, tính đến cuối tháng 6/2023, lãi suất cho vay bình quân của các tổ chức tín dụng đã giảm khoảng 1% so với cuối năm 2022.

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

Vào cuối tháng 9/2023, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều chỉ đạo liên quan đến việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà đưa ý kiến chỉ đạo: “Các ngân hàng cần tập trung tiết giảm chi phí, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các giải pháp khác để có điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho vay, phấn đấu giảm 1,5% - 2% đối với cả khoản vay mới và dư nợ hiện hữu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh cũng như tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế”.

Để khơi thông vốn tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra thông điệp “Vẫn nỗ lực hạ nhiệt mặt bằng lãi suất thực tế trên thị trường để hỗ trợ doanh nghiệp”. Nhiều ngân hàng thương mại cam kết sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Nhằm nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế để việc giảm lãi suất cho vay phát huy hiệu quả, cần có giải pháp đồng bộ và linh hoạt giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng như các chính sách hỗ trợ khác để bảo đảm vừa hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả, vừa thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kìm giữ lạm phát, vừa kích thích, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng kinh tế.

Chính phủ cần tiếp tục tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để giảm áp lực chi phí đầu vào, thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Điều này giúp tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế; ổn định và phát triển các loại thị trường lành mạnh, hiệu quả, bền vững, tháo gỡ khó khăn cho các thị trường tài chính, tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp. Chính phủ cũng yêu cầu tiếp tục xem xét hạ lãi suất điều hành phù hợp, khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, ổn định mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất - kinh doanh.

Các tổ chức tín dụng cần tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 17/01/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2023; tập trung thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp. Các tổ chức tín dụng cũng cần tăng cường rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, đơn giản hóa và rút ngắn quy trình, thủ tục cho vay, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận tín dụng ngân hàng

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục dành vốn tín dụng cho các dự án bất động sản đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm, và đảm bảo kế hoạch trả nợ; nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án nhà ở thương mại giá rẻ có hiệu quả cao.

Theo Kinh tế Chứng khoán

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại Vietnam ESG Awards

DNTH: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa vinh dự nhận danh vị “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards lần thứ nhất do Báo Dân trí tổ chức. Giải thưởng...

Phòng chờ sân bay "VPBank Lounge in Lounge" – Nâng tầm trải nghiệm khách VIP

DNTH: VPBank vừa ra mắt phòng chờ sân bay cao cấp riêng biệt tại ga quốc nội T3 (Sân bay Tân Sơn Nhất) – nhà ga nội địa lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.

SHB ra mắt thẻ tín dụng doanh nghiệp - Trợ thủ tài chính linh hoạt cho doanh nghiệp bứt phá

DNTH: Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chính thức ra mắt thẻ tín dụng doanh nghiệp SHB Mastercard Business Platinum – giải pháp tài chính linh hoạt, thiết kế riêng cho nhu cầu dòng tiền cấp thiết của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

ĐHCĐ VPBank: Chinh phục lợi nhuận 1 tỷ USD, tái cấu trúc GPBank

DNTH: Ngày 28/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB) tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2025. Ngân hàng đã chốt mục tiêu lợi nhuận 25.270 tỷ đồng, chia cổ tức 5%, thành lập công ty bảo hiểm, bầu lại...

GPBank có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới

DNTH: Ngày 26 tháng 04 năm 2025, tại Hà Nội - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố thông tin bổ nhiệm nhân sự tại Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank), sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận danh sách đề...

MB tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

DNTH: Ngày 26 tháng 4 năm 2025 - Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội thu hút sự tham gia của gần 4500 cổ đông, chiếm 71,7643% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết...

XEM THÊM TIN