Thứ ba, 03/10/2023, 13:55

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Phát triển thương hiệu Tài chính ngân hàng

Ngân hàng siết mạnh dòng vốn chảy vào đầu tư bất động sản, chứng khoán, du lịch

DNTH: Các ngân hàng dự báo rủi ro tín dụng tăng mạnh hơn trong 6 tháng cuối năm 2021, dự kiến vẫn thắt chặt cho vay lĩnh vực đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản, kinh doanh tài chính, kinh doanh du lịch. Mức độ rủi ro của các khoản vay kinh doanh du lịch tiếp tục được nhiều TCTD đánh giá tăng cao thứ 2 chỉ sau khoản vay đầu tư, kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2021.

Theo Báo cáo về cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) tháng 6/2021 của Vụ Dự báo Thống kê, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các TCTD nhận định nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng tăng trong 6 tháng đầu năm 2021 và dự báo tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm và cả năm 2021 ở tất cả các đối tượng, loại tiền, kỳ hạn và lĩnh vực. Tuy nhiên, nhu cầu tín dụng cho đầu tư, kinh doanh du lịch đã giảm trong 6 tháng đầu năm 2021 và được dự báo phục hồi nhẹ trong 6 tháng cuối năm 2021. 

Các TCTD đã điều chỉnh thu hẹp bớt mức kỳ vọng về xu hướng gia tăng nhu cầu tín dụng năm 2021 qua các kỳ điều tra, trong đó, thu hẹp đáng kể đối với kỳ vọng về sự gia tăng nhu cầu vay vốn trong lĩnh vực xây dựng, du lịch, vận tải, kho bãi, xuất nhập khẩu, sản xuất phân phối điện, vay mua nhà để ở, công nghiệp hỗ trợ và đầu tư ứng dụng công nghệ cao.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ TCTD nhận định đã đáp ứng 100% nhu cầu vay vốn của khách hàng đủ điều kiện, đạt tỷ lệ cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây (38 TCTD, tương đương 44,9%). Tỷ lệ TCTD nhận định đáp ứng từ 75-100% nhu cầu vay vốn của khách hàng tiếp tục duy trì ở mức cao hơn 90%.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, rủi ro tín dụng được nhận định tăng với tốc độ chậm hơn 6 tháng cuối năm 2020 ở tất cả các lĩnh vực, ngoại trừ các khoản vay kinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán và kinh doanh du lịch được đánh giá rủi ro tăng mạnh hơn. 

Mức độ rủi ro của các khoản vay kinh doanh du lịch tiếp tục được nhiều TCTD đánh giá tăng cao thứ 2 chỉ sau khoản vay đầu tư, kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2021. Trước tác động khó lường của dịch Covid-19, rủi ro tín dụng được dự báo tăng mạnh hơn trong 6 tháng cuối năm 2021. Rủi ro tín dụng tổng thể năm 2022 được kỳ vọng giảm nhẹ so với năm 2021.

Mặc dù mặt bằng rủi ro được nhận định tiếp tục tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm 2021, nhóm 17 NHTM trọng yếu cho biết có xu hướng nới lỏng hơn tiêu chuẩn tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và giữ không đổi đối với khách hàng cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2021. 

Đánh giá 6 tháng cuối năm 2021, các TCTD dự kiến nới lỏng nhẹ tiêu chuẩn tín dụng tổng thể của đơn vị mình đối với hầu hết các nhóm khách hàng, trong đó, ưu tiên nới lỏng đối với nhóm khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa, và áp dụng với hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên, trong khi vẫn dự kiến thắt chặt đối với lĩnh vực Đầu tư kinh doanh chứng khoánĐầu tư kinh doanh bất động sảnKinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm  Đầu tư, kinh doanh du lịch

Các TCTD cho biết cơ sở để dự kiến nới lỏng nhẹ tiêu chuẩn tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2021 là các yếu tố Triển vọng kinh tế vĩ mô khả quan, chính sách và định hướng của Chính phủ, NHNN cùng với năng lực tài chính của TCTD được cải thiện hơn.

Các điều khoản, điều kiện cho vay nới lỏng hơn đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong khi thắt chặt hơn đối với lĩnh vực cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản và cho vay kinh doanh chứng khoán trong 6 tháng đầu năm 2021. Trong 6 tháng cuối năm 2021, xu hướng nới lỏng hơn được dự kiến tiếp tục duy trì đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng, giữ ổn định đối với cho vay qua thẻ tín dụng và thắt chặt hơn đối với cho vay bất động sản để ở.

Tương tự 6 tháng cuối năm 2020, bán buôn, bán lẻ; xuất, nhập khẩu và cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tiếp tục là 3 lĩnh vực được nhiều TCTD lựa chọn là động lực chính tăng trưởng tín dụng của hệ thống TCTD trong 6 tháng đầu năm, cả năm 2021 và năm 2022. 

Năm 2021, Dệt may là lĩnh vực xếp thứ 4, thay lĩnh vực Xây dựng được đánh giá tại kỳ điều tra trước và tiếp tục được thay thể bởi lĩnh vực sản xuất đồ ăn, thức uống trong năm 2022.  

 

Copy Link

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Cùng chuyên mục

Dự phòng ''ngốn'' mất 93.000 tỷ lợi nhuận ngân hàng: Cứ làm ra 10 đồng phải trích lập hơn 4 đồng

Dự phòng ''ngốn'' mất 93.000 tỷ lợi nhuận ngân hàng: Cứ làm ra 10...

DNTH: Con số này tương đương khoảng 43% tổng lợi nhuận thuần trước trích lập của các ngân hàng. Đồng nghĩa, cứ 10 đồng lợi nhuận làm ra, các ngân hàng phải trích bình quân 4,3 đồng để dự phòng rủi ro.
NHNN sửa Thông tư 01: Cơ cấu thời hạn trả nợ đến hết năm 2021, chính thức có lộ trình trích lập dự phòng trong 3 năm

NHNN sửa Thông tư 01: Cơ cấu thời hạn trả nợ đến hết năm 2021,...

DNTH: Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 03/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020. Theo đó, việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí cho khách hàng được nới đến hết ngày 31/12/2021. Thông tư cũng quy định cụ thể về lộ trình trích lập dự phòng rủi ro đối với số dư nợ được cơ cấu lại.
SHB được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 36.645 tỷ đồng

SHB được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 36.645 tỷ đồng

DNTH: Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản chấp thuận về việc Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 18% và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Sau khi thực hiện 2 phương án trên, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng từ 30.674 tỷ đồng lên mức 36.645 tỷ đồng, duy trì vị trí Top 5 Ngân hàng TMCP tư nhân có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.
SCB thông qua chủ trương tăng vốn, nhận tài sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ

SCB thông qua chủ trương tăng vốn, nhận tài sản để thay thế nghĩa vụ...

Đại hội cổ đông bất thường của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã tổ chức thành công vào sáng 7/12/2020.
Tại sao Ngân hàng Nhà nước chưa tăng lãi suất? 

Tại sao Ngân hàng Nhà nước chưa tăng lãi suất? 

DNTH: Tại sao Ngân hàng Nhà nước chưa tăng lãi suất? Đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm tại hội thảo "Lạm phát, lãi suất và chứng khoán" do Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam (VFCA) và Công ty cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (VFS)  tổ chức ngày 15/7.
Trước thềm ĐHĐCĐ 2023: KienlongBank đặt mục tiêu đạt 700 tỷ lợi nhuận trước thuế

Trước thềm ĐHĐCĐ 2023: KienlongBank đặt mục tiêu đạt 700 tỷ lợi...

DNTH: Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, UPCoM: KLB) mới đây đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) năm 2023 với mục tiêu đạt 700 tỷ lợi nhuận trước thuế. Đây là nội dung chính quan trọng được công bố trong tài liệu dự thảo Đại hội của Ngân hàng.
Góc nhìn chuyên gia: Dòng tiền chảy về đâu khi VN-Index chuẩn bị "công phá" mốc 1.500?

Góc nhìn chuyên gia: Dòng tiền chảy về đâu khi VN-Index chuẩn bị "công...

DNTH: Dòng tiền được lan tỏa mạnh sẽ là động lực giúp chỉ số VN-Index vượt cản để tiến tới vùng kháng cự 1.500 điểm trong tuần sau.
VN-Index giảm 9 điểm trong phiên giao dịch sau kỳ nghỉ lễ

VN-Index giảm 9 điểm trong phiên giao dịch sau kỳ nghỉ lễ

DNTH: Sau thông tin FED tăng lãi suất, chứng khoán Việt Nam đã phần nào chịu ảnh hưởng điều chỉnh với tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. VN-Index chịu áp lực giảm điểm ngay từ đầu phiên giao dịch ngày 4/5 và kết phiên lùi về mốc 1.040.