Ngành lúa gạo Việt "bội thu" trong năm 2023

17:13 | 04/01/2024

DNTH: “Bội thu” là từ mà nhiều người nhắc tới khi nói về ngành lúa gạo Việt trong năm 2023. Bởi, không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá.

Năm có nhiều cái “đầu tiên”

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, diện tích gieo cấy năm 2023 dừng ở con số 7,16 triệu ha, giảm 9.000ha so với năm trước đó, nhưng năng suất lại tăng 1 tạ/ha, tổng sản lượng lúa đạt 43,6 triệu tấn.

Nguồn cung dồi dào, ngành lúa gạo không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, dự trữ nội địa mà còn xuất khẩu 8 triệu tấn gạo và thu về 4,78 tỷ USD, tăng 38,7% so với năm 2022.

1
Ngành lúa gạo Việt bội thu trong năm 2023.

Giá gạo 5% tấm của nước ta cũng lập đỉnh lịch sử khi tăng từ 473 USD/tấn lên mốc 663 USD trong năm 2023. Theo đó, gạo Việt có mức giá đắt đỏ nhất so với giá hàng cùng loại của các quốc gia xuất khẩu Top đầu thế giới.

Gạo Việt Nam khẳng định chất lượng trên thị trường quốc tế khi đạt giải Gạo ngon nhất thế giới năm 2023 tổ chức tại Philippines. Đây cũng là năm thứ 2 gạo Việt đạt ngôi vị cao nhất tại cuộc thi này.

Những ngày cuối năm 2023, người nông dân trồng lúa tại khu vực ĐBSCL tiếp tục bán lúa tươi tại ruộng với giá bình quân 9.200 đồng/kg. Đây cũng là mức giá cao nhất trong lịch sử.

Ông Bùi Văn Tuấn - Giám đốc HTX Nông nghiệp Cây Trôm (Long An) - chia sẻ, với giá lúa ổn định ở mức cao như hiện tại, sản xuất 3 vụ lúa, các thành viên của HTX sẽ đạt lợi nhuận khoảng 90–100 triệu đồng/ha/năm.

Báo cáo từ Cục Trồng trọt, ở các tỉnh phía Bắc người dân canh tác 2 vụ lúa/năm. Do giá cao, người nông dân thu lãi 37 triệu đồng/ha/năm.

Trong họp báo cuối năm của Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đề cập đến thành tựu của ngành lúa gạo, trong đó có nhiều “cái đầu tiên” như giá cao nhất, lượng gạo xuất khẩu nhiều nhất và kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục lịch sử.

Ở hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ 2024 của ngành nông nghiệp, ông Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam, khẳng định, ngành lúa gạo của nước ta đóng góp rất lớn cho an ninh lương thực trong nước và thế giới. Việt Nam đang tiên phong và được các nước ngưỡng mộ do xuất khẩu cao, chất lượng gạo tốt, trong bối cảnh các nước bị sức ép.

"Trong 30 năm qua, nước ta cứ năm sau xuất khẩu gạo cao hơn năm trước, bình quân từ 5-8 triệu tấn/năm", ông nhấn mạnh.

Đặt mục tiêu cao hơn để nông dân ngày càng giàu có

2
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 triển khai kế hoạch năm 2024.

Ông Bùi Bá Bổng, Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo VN, thông tin sản xuất lúa gạo nhiều năm nay sản lượng đều cao hơn năm trước, xuất khẩu ổn định từ 5 - 8 triệu tấn gạo, nhưng vẫn còn mắc "món nợ" là thu nhập người nông dân trồng lúa rất thấp và "món nợ" với môi trường khi sản xuất lúa vẫn lạm dụng hóa chất, phát thải khí nhà kính cao.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ năm 2023 qua đi với rất nhiều cảm xúc, tâm tư lo lắng nhưng đến nay có thể khẳng định, cùng với nền kinh tế, ngành nông nghiệp đã vượt khó, lội ngược dòng, vượt "cơn gió ngược" đạt được kết quả đáng trân trọng. Đặc biệt, ngành nông nghiệp xoay chuyển tình thế từ chỗ lúng túng, bị động, bất ngờ sang chủ động, tự tin, kịp thời, sáng tạo tháo gỡ những khó khăn, vượt qua thách thức; chuyển đổi trạng thái từ phòng ngự, chống đỡ sang tấn công và có đột phá trong một số ngành như trái cây, gạo để lập những kỷ lục mới.

Người đứng đầu Chính phủ cũng đánh giá nông nghiệp có tăng trưởng 3,85% là mức rất cao, không chỉ giải quyết công ăn việc làm, thu nhập cho người dân ở nông thôn mà còn góp phần kiềm chế lạm phát, khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế.

Thủ tướng Chính phủ nhận định năm 2024 ngành nông nghiệp sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhất là tác động của biến đổi khí hậu, nhưng không vì thế mà lo sợ, đánh mất bản lĩnh. Theo người đứng đầu Chính phủ, trên nền tảng phát triển của năm 2023 thì chỉ tiêu Bộ NN-PTNT đặt ra tăng trưởng GDP 3 - 3,5%, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 54 - 55 tỉ USD là ở mức độ khiêm tốn, phải tính lại để đặt mục tiêu cao hơn.

"Ngành nông nghiệp xác định khó khăn để có nhiều giải pháp, nỗ lực hơn nữa. Chúng ta chỉ bàn tiến không bàn lùi, đặt mục tiêu cao hơn để nông dân ngày càng giàu có", Thủ tướng nói và yêu cầu: "Trong năm nay, ngành nông nghiệp tập trung cho đổi mới sáng tạo, đặc biệt là đẩy mạnh đổi mới chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, coi đây là động lực mới trong phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Trong tình hình, bối cảnh hiện nay, đây là đòi hỏi khách quan, lựa chọn đúng đắn, là ưu tiên trong đầu tư phát triển, trước mắt là tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp, xây dựng và phát triển thị trường carbon".

Theo Thương Hiệu Và Sản Phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Giá cà phê vượt đỉnh

Giá cà phê Arabica vừa thiết lập đỉnh mới, cao nhất trong 27 năm trở lại.

Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải

DNTH: Chiều 21/11, Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam do Đại sứ Marc E. Knapper làm Trưởng đoàn đã đến tham quan mô hình nông nghiệp tuần hoàn từ rơm, công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ rơm và mô hình trồng nấm rơm...

Chủ tịch Quốc hội dự lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024

DNTH: Tối 14/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024 nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt...

Ngành nông nghiệp và WB bàn giải pháp hỗ trợ đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Chiều 23/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã họp với Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) về các bước chuẩn bị ký Thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA) với Quỹ Tài...

Bước tiến số từ mô hình điểm “thôn thông minh” tại xã Phúc Hoà

DNTH: Với chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã triển khai mô hình điểm "thôn thông minh" bước...

Thách thức chuyển đổi phù hợp với thị trường

DNTH: Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, từ biến đổi khí hậu đến cạnh tranh trên thị trường quốc tế, việc tìm kiếm các giải pháp để phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản đã trở thành nhiệm vụ cấp...

XEM THÊM TIN