Ngày hội non sông Nhân dân Xuân Cẩm nhớ Bác về thăm
00:53 | 30/04/2022
DNTH: Ngày 08/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh về dự hội nghị tổng kết cải cách ruộng đất đợt II của đoàn Thái Nguyên – Bắc Giang và thăm hỏi, động viên Nhân dân thôn Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Cho tới nay, Nhân dân nơi đây luôn khắc ghi những lời dạy của Bác, quyết tâm phát triển quê hương và luôn nhớ tới ngày Bác về thăm.

Nhắc tới Hiệp Hòa, người ta thường nghĩ ngay đến một vùng quê có truyền thống cách mạng bất khuất, kiên trung trong các cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc. Nơi đây có An toàn khu thứ II của Trung ương Đảng và xứ ủy Bắc Kỳ trong thời kỳ hoạt động bí mật chống thực dân Pháp. Xã Xuân Cẩm thời đó vẫn nằm ở vị trí chiến lược, bên bờ sông Cầu là nơi tiếp giáp của các tỉnh Bắc Ninh - Bắc Giang - Đa Phúc.
Trước cách mang tháng Tám năm 1945, thôn Cẩm Xuyên cùng với các thôn khác trong xã Xuân Cẩm là địa bàn hoạt động cách mạng của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của tỉnh như đồng chí: Lê Thanh Nghị, Hoàng Quốc Việt, Lê Hoàng, Nguyễn Trọng Tỉnh, Hà Thị Quế, Ngô Duy Phương,… trong đó, đình, chùa của các thôn Cẩm Xuyên, Cẩm Bào, Cẩm Hoàng, Xuân Biều trở thành địa điểm hội họp, liên lạc, tuyên truyền, là nơi đưa đón cán bộ cách mạng từ An toàn khu I (Hà Nội) lên An toàn khu II và lên Chiến khu Việt Bắc.

Đầu năm 1945, phong trào phát triển mạnh mẽ do cán bộ Việt Minh lãnh đạo. Ngày 12/3/1945, Xuân Biều khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng. Đây là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cấp xã giành thắng lợi sớm nhất trên địa bàn 02 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và cũng là của toàn quốc lúc bấy giờ.
Tháng 12/1946, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Nhân dân huyện Hiệp Hòa nói chung và Nhân dân xã Xuân Cẩm nói riêng hưởng ứng nhiệt tình. Dân quân tự vệ, đơn vị du kích thường trực được nhanh chóng tổ chức, phong trào xung phong toàn quân được Nhân dân hăng hái ủng hộ và tham gia. Nhân dân đã đóng góp sức người, sức của ở mức cao nhất cho kháng chiến. Đình, chùa, nghè thôn Cẩm Xuyên đã trở thành xưởng chế tạo vũ khí. Giặc Pháp điên cuồng càn quét, đốt phá, ném bom phá hủy nhưng Nhân dân Cẩm Xuyên vẫn kiên cường bám trụ chiến đấu cùng với cả nước giành thắng lợi hoàn toàn.

Năm 1954, hòa bình lập lại, Đảng và Chính phủ thực hiện chủ trương giảm tô, cải cách, đánh đổ giai cấp bóc lột, Nhân dân Cẩm Xuyên đã tích cực làm cách mạng ruộng đất. Là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, luôn đi theo Đảng làm cách mạng và rất trung thành với Đảng nên tại soi Vải xứ Đồng Nương thôn Cẩm Xuyên xã Xuân Cẩm đã được Đảng, Chính phủ chọn làm nơi mở Trường tập huấn cho cán bộ giảm tô cải cách. Tại đây, hơn 2.000 cán bộ cải cách đoàn Thái Nguyên, Bắc Giang đã về học tập từ tháng 9/1954 đến tháng 5/1955 và được các đồng chí lãnh đạo của Đảng như: Hoàng Quốc Việt, Hồ Viết Thắng… cùng các đồng chí lãnh đạo khác của Chính phủ về thăm và nói chuyện.
Đặc biệt nhất, ngày 08/2/1955, thôn Cẩm Xuyên đã có vinh dự lớn được trực tiếp đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về làm việc với Ban Cán sự Đoàn ủy Đoàn cải cách tại đình Cẩm Xuyên, thăm khu hậu cần tại nghè Cẩm Xuyên, nói chuyện thân mật tại hội nghị tổng kết cải cách ruộng đất đợt II ở khu hội trường Soi Vải xứ Đồng Nương thôn Cẩm Xuyên và sau đó Người đi thăm một số hộ nông dân ở thôn Cẩm Xuyên.

Thời gian Bác Hồ về thăm Cẩm Xuyên, Bác đã chỉ ra những ưu điểm và khuyết điểm của các cán bộ trong cuộc cải cách ruộng đất đợt II, nghiêm khắc phê bình các cán bộ làm việc máy móc dẫn đến nhiều sai lầm và oan sai. Đồng thời, đưa ra những phương hướng chiến lược cho cuộc cải cách sau này, hạn chế tối đa những sai lầm mắc phải.

Để kỷ niệm ngày Bác về thăm Cẩm Xuyên, ngày 28/4/2000, Nhân dân thôn Cẩm Xuyên đã đề nghị xây dựng nhà bia kỷ niệm. Tại đây có ghi: “Ngày 08/2/1955 Bác Hồ về dự hội nghị tổng kết cải cách ruộng đất đợt II của đoàn Thái Nguyên - Bắc Giang và thăm bà con nông dân thôn Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.” Ngày 01/1/2001, “Di tích lưu niệm Bác Hồ về thăm Cẩm Xuyên” được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử văn hóa. Năm 2005, Nhà nước cấp kinh phí xây dựng di tích. Năm 2006, di tích được khánh thành.
Hàng năm, vào các ngày lễ tiết của thôn và các ngày lễ lớn của dân tộc: các dịp 30/4, sinh nhật Bác 19/5, Quốc khánh 02/9 và ngày Bác về thăm thôn Cẩm Xuyên 08/2, Nhân dân trong thôn cũng như toàn xã và khu vực lân cận vẫn thường xuyên tới thắp hương tại nhà bia để tưởng nhớ đến công lao của Bác Hồ.

Từ khi được công nhận cho đến nay, di tích lưu niệm “Bác Hồ về thăm Cẩm Xuyên luôn là trung tâm văn hóa của địa phương, nơi chung đúc những nguyện vọng thiết tha nhất, những tình cảm nồng thắm nhất của cán bộ đảng viên và Nhân dân Cẩm Xuyên với Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc. Đồng thời, nơi đây mang tới những giá trị lịch sử quý giá, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ tương lai.
Mỗi lần nhớ tới ngày Bác về thăm thật biết mấy tự hào. Người dân thôn Cẩm Xuyên vẫn luôn khắc ghi lời dạy, lời căn dặn của Bác, cố gắng xây dựng và phát triển cuộc sống tốt đẹp hơn. Bởi vậy, Cẩm Xuyên hôm nay đã có nhiều thay đổi tích cực, thỏa lòng mong ước của Bác lúc sinh thời./.
Phạm Minh - Phan Trang
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Giành chính quyền /
- An toàn khu 2 /
- Cải cách ruộng đất /
- Bác Hồ về thăm /
- Xuân Cẩm /
- di tích /
- Hiệp Hòa /
- Bắc Giang /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025
DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang
DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”
DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt
DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...
Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đuổm (Thái Nguyên) xứng tầm giá trị lịch sử
DNTH: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, các loại hình tín ngưỡng, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước xuất hiện từ rất sớm, phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước trong lịch sử, là...

Hành trình đi tìm hương vị trong phố
DNTH: Hà Nội - nơi mỗi món ăn là một mảnh ghép ký ức. Dự án sách "Ký hoạ hương vị phố Cổ Hà Nội" ra đời từ cái duyên gặp gỡ của nhóm thi họa và những người trót yêu Hà Nội cùng chung một khát vọng: lưu giữ và lan tỏa những...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...