“Người bạn đường” thân thiết và tin cậy của học sinh trung học cơ sở trên hành trình trưởng thành

08:28 | 19/07/2021

DNTH: Với việc cung cấp những kiến thức cơ bản về ma túy, đồng thời đưa ra một số chỉ dẫn để các em biết cách xử lý trong những tình huống nguy hiểm cuốn tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho học sinh trung học cơ sở” giống như một “người bạn đường” thân thiết và tin cậy của các em học sinh trung học cơ sở trong suốt những tháng năm ngồi trên ghế nhà trường.

Tình hình tệ nạn và tội phạm ma túy ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, gia tăng về số lượng, tính chất, mức độ ngày càng khó kiểm soát hơn. Đáng lưu ý, ma túy đang len lỏi và tấn công vào môi trường học đường. Ở đó, đối tượng mà bọn học sinh “nhắm” tới chủ yếu là các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh trung học cơ sở.

Nhiều em học sinh trung học cơ sở do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, cộng thêm với việc thiếu kiến thức và kỹ năng xử lý các tình huống nguy cơ liên quan đến ma túy nên bị kẻ xấu lợi dụng, rủ rê, lôi kéo sử dụng/nghiện ma túy, thậm chí trở thành tội phạm tàng trữ, vận chuyển và buôn bán ma túy khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường.

z2565201346663_4b8988deb3053fc3e38bc64912392ecb
Học sinh trung học cơ sở cần được phổ cập kiến thức đầy đủ về phòng chống ma túy

Những con số từ cuộc khảo sát nhận thức của học sinh về ma túy được Viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy (PSD) đưa khiến nhiều người không khỏi giật mình, lo lắng. Theo đó, có đến 43,9% số học sinh tham gia khảo sát cho rằng bản thân không biết gì về dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy, gần 40% khẳng định rằng mình chưa biết đến những kỹ năng cần thiết để phòng, tránh ma túy.

Qua khảo sát cụ thể hơn, có tới 75,9% học sinh không hiểu biết đúng về khái niệm ma túy. Nhận thức của học sinh về khả năng gây nghiện của các chất ma túy tổng hợp và một số chất khác như shisha, bóng cười cũng được rất ít học sinh nắm bắt đúng, đầy đủ, chỉ có 56,4% cho rằng ma túy là chất có thể gây nghiện, đối với bóng cười, tỉ lệ này là 15,7%; keo chó là 19,7%.

Viện PSD cũng cho biết, kết quả khảo sát trên 1.100 học sinh các trường phổ thông ở 5 quận của TP Hà Nội và một số địa phương khác cho thấy, chỉ có 4,5% số học sinh nói rằng mình hiểu biết về khái niệm và các chất ma túy, trong khi đó có tới 42,2 % tự đánh giá mình không hiểu về nội dung này; 44% các em không hiểu biết gì về dấu hiệu để nhận biết người nghiện ma túy và gần 40% chưa biết đến kỹ năng cần thiết phòng tránh ma túy.

Về vấn đề này ông Lê Trung Tuấn - Chủ tịch hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy (PSD) cho hay: “Viện PSD đã tìm hiểu được nguyên nhân mà học sinh nghĩ rằng bản thân có thể tìm đến với ma túy, sử dụng ma túy và nghiện ma túy chủ yếu như sau: 65% học sinh tham gia nghiên cứu trả lời là bản thân học sinh không biết đến ma túy và tác hại của ma túy nên tò mò và muốn dùng thử. 27% học sinh sử dụng do bạn bè rủ, mời và lôi kéo học sinh sử dụng. 8% học sinh sử dụng là do bị lừa sử dụng mà không hay biết đến lúc lệ thuộc vào chất gây nghiện đó thì mới biết là mình nghiện.

Chúng tôi cũng đã tiến hành đánh giá mức độ hiểu biết của các bạn học sinh về kiến thức, kỹ năng phòng, chống ma túy cho bản thân các bạn học sinh thì phần lớn các bạn học sinh chưa hoàn toàn tự tin với kiến thức và kỹ năng phòng, chống ma túy của bản thân mình. Bản thân các bạn học sinh cũng nhận thấy nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là do các bạn thiếu kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể phòng, tránh nguy cơ sử dụng ma túy cho bản thân cũng như những người xung quanh.

Trong khi đó, ma túy hiện nay biến tướng, giả dạng và trá hình dưới nhiều hình thức khác nhau, vô cùng khó nhận biết nhưng tên gọi lại vô cùng hấp dẫn lứa tuổi học sinh phổ thông: Nước vui, trà sữa, nấm ma thuật, tem giấy, bóng cười – funkyball, … Vì thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng nhưng lại chủ quan, thờ ơ nên nhiều học sinh dễ vấp và sa ngã vào ma túy mà không hay biết gì.”

Thực trạng đáng báo động này đặt ra vấn đề cấp thiết là phải trang bị cho các em kiến thức và kỹ năng về phòng, chống ma túy; lấp đầy những thiếu sót trong mặt nhận thức về ma túy mà các em học sinh đang gặp phải, từ đó hình thành cho các em sức đề kháng để tự bảo vệ mình trước cám dỗ của ma túy.

Những kiến thức, kỹ năng này đều đã được tổng hợp và trình bày một cách cụ thể, khoa học trong cuốn sách “Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho học sinh Trung học cơ sở”. Đây là cuốn thứ nhất, nằm trong bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” (đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định) do Viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy biên soạn. Các em học sinh có thể đọc cuốn sách này dưới sự hướng dẫn của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các bậc phụ huynh. Sách bao gồm 2 phần nội dung chính:

Phần thứ nhất đưa ra những kiến thức cơ bản và nâng cao về ma túy, trong đó có định nghĩa, cách nhận diện các loại ma túy, tác hại và hậu quả ma túy gây ra đối với con người nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng. Bên cạnh đó cung cấp cho các em thông tin và cảnh báo về những thủ đoạn trá hình đưa ma túy vào trong đồ ăn, thực phẩm hằng ngày.

z2618384847227_0b4b7ade0787a3cff063334844e94700
Bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” gồm 4 cuốn cho 4 đối tượng

Phần thứ hai tập trung hướng dẫn cho các em cách thức xử lý, ứng phó khi gặp tình huống nguy cơ liên quan đến việc vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma túy, khi bị người xấu dụ dỗ, lôi kéo sử dụng ma túy… Ngoài ra, ở cuối phần thứ 2 của cuốn sách, tác giả cũng cập nhật thêm một số quy định của pháp luật về ma túy và các vấn đề liên quan đến học sinh trung học cơ sở, nội dung này sẽ hỗ trợ các em trong quá trình phòng, chống ma túy.

Có thể nói, với việc cung cấp những kiến thức về ma túy, đồng thời đưa ra một số chỉ dẫn để các em biết cách xử lý trong những tình huống nguy hiểm cuốn tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho học sinh trung học cơ sở” giống như một “người bạn đường” thân thiết và tin cậy của các em học sinh trung học cơ sở trong suốt những tháng năm ngồi trên ghế nhà trường. Tri thức trong  cuốn tài liệu sẽ là nguồn sức mạnh giúp các em tự bảo vệ mình trước hiểm họa ma túy.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe

DNTH: Mận có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng nhiều người thắc mắc ăn bao nhiêu loại quả này mỗi ngày mới là tốt nhất.

Bệnh viện ĐHYD-HAGL phát hiện trường hợp hiếm gặp, răng mọc ở hốc mũi

DNTH: Ngày 31/5, lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai (ĐHYD-HAGL) cho biết, vừa phát hiện và xử trí thành công một trường hợp hiếm gặp: răng mọc… trong hốc mũi.

Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên

DNTH: Từ ngày thành lập đến nay, Bệnh viện Mắt Cao Nguyên (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã trở thành địa chỉ tin cậy trong công tác chăm sóc và điều trị các bệnh lý về mắt. Không chỉ là nơi gửi gắm niềm tin của người dân, bệnh viện...

Dinh dưỡng học đường cho trẻ mầm non: Nền tảng cho sự phát triển toàn diện

DNTH: Dinh dưỡng học đường ở bậc mầm non không chỉ đơn thuần là chuyện ăn uống, mà là cả một hệ thống chăm sóc trẻ từ gốc. Khi được quan tâm đúng mức, mỗi bữa ăn sẽ là một “bài học” đầu đời, giúp trẻ lớn khôn trong...

Phương pháp chữa bệnh không xâm lấn, không dùng thuốc - hướng đi mới tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

DNTH: Xu hướng điều trị không xâm lấn và không dùng thuốc đang trở thành một lựa chọn ưu tiên đối với nhiều bệnh nhân. Nắm bắt được điều này, Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã tiên phong triển khai...

Bệnh viện ĐHYD-HAGL phẫu thuật nội soi thành công ca bệnh phức tạp liên quan đến thận

DNTH: Ngày 14/5, tại TP. Pleiku, lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai (ĐHYD-HAGL) cho biết, vừa phẫu thuật thành công một ca bệnh khó: vừa loại bỏ khối u thận, đồng thời bảo tồn được phần thận còn lại, tránh phải...

XEM THÊM TIN