Người cựu chiến binh phát triển kinh tế gia đình từ mô hình trang trại

14:49 | 29/07/2021

DNTH: Sau khi trở về từ quân ngũ, cựu chiến binh Đặng Văn Chiến ở thôn Lương Xá (xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội), luôn phát huy phẩm chất của người lính cụ Hồ, mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, vươn lên làm giàu cho gia đình. Ông luôn sẵn sàng chia sẻ cùng đồng đội kinh nghiệm trong sản xuất, trở thành tấm gương điển hình trong phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”.

Sáng mãi phẩm chất Bộ đội cụ Hồ

Nhân dịp ngày Thương binh liệt sĩ (27/7), chúng tôi đến thăm gia đình cựu chiến binh Đặng Văn Chiến. Dù đã 70 tuổi nhưng người chiến sĩ năm xưa vẫn nhanh nhẹn, ông còn nhớ như in những năm tháng cùng đồng đội đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.

Cựu chiến binh Đặng Văn Chiến
Cựu chiến binh Đặng Văn Chiến

Vừa pha trà mời chúng tôi, ông bộc bạch: “Năm 1971, tôi lên đường nhập ngũ và tham gia chiến đấu ở tiểu đoàn 8, trung đoàn 18, sư đoàn 325. Năm 1972, vào những ngày ác liệt của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, tôi cùng đồng đội hành quân vào chiến trường Thành cổ Quảng Trị. Lúc bấy giờ là đánh ở Miền Đông Quảng Trị, xây dựng phòng tuyến ngăn không cho địch sang khu vực Ái Tử - Đông Hà. Trận chiến này, ta đã làm chủ trận địa và giữ chốt cho đến khi ký Hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973”.

Có mặt ở nhiều chiến trường trong các trận đánh lớn như chiến dịch Huế - Đà Nẵng, diễn ra ngày 8/3/1975 đến ngày 29/3/1975. Thời điểm đó, quân địch thua trên mọi trận địa, 21 ngày đêm quân ta tiến công liên tục, kiên cường vượt qua mọi thử thách ác liệt để giải phóng Huế - Đà Nẵng, tạo đà trực tiếp cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Còn nhớ, trong trận đánh ở Nhơn Trạch, Đồng Nai, tôi bị thương do đạn cối trong Bốt Bình Sơn. Kể từ đó, tôi mang trong mình mảnh đạn nằm ở góc phổi bên phải khiến mỗi khi trở trời lại gây đau nhức, khó thở. “Tham gia vào các trận đánh, những người lính như chúng tôi không do dự giữa cái sống hay cái chết. Tôi may mắn hơn các đồng đội khác là được sống trở về. Thương cho các đồng đội, trong cuộc chiến phải nằm lại ở nơi đầu sông, ngọn suối”, ông Chiến xúc động chia sẻ.

“Để có được như ngày hôm nay, thế hệ cha ông đã phải đổ rất nhiều xương máu, đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Mong rằng thế hệ trẻ luôn khắc ghi, trân trọng giá trị lịch sử để tiếp bước cha ông, gìn giữ nền độc lập của dân tộc và thường xuyên quan tâm tới công tác đền ơn đáp nghĩa, đối với những cống hiến của cha ông họ. Thế hệ trẻ phải ra sức học tập, lấy tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng mọi giá, giữ cho chế độ mãi mãi được trường tồn”, ông Chiến nhắn nhủ.

Vượt qua đói nghèo, vươn lên làm giàu

Khi đi thăm mô hình trang trại của gia đình ông Chiến, chúng tôi càng thêm cảm phục nghị lực và quyết tâm vươn lên làm giàu của ông. Thời gian chiến đấu trên chiến trường đã tôi luyện nên một người lính bản lĩnh, ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

 Năm 1977, cựu chiến binh rời quân ngũ trở về quê hương, bắt tay vào phát triển kinh tế với nhiều khó khăn. Trải qua các cuộc chiến tranh, mang trong mình bản chất của người lính cụ Hồ là điều thôi thúc ông tự thân lập nghiệp. Thời điểm đó, đất nước đang trong thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh. Ông xét thấy phải vượt qua đói nghèo, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Nhớ về những ngày đầu loay hoay tìm đường thoát nghèo, ông Chiến kể: “Khi xã phối hợp với cơ quan chức năng, tổ chức nhiều lớp huấn luyện về chăn nuôi gia súc, gia cầm, tôi đã đăng ký tham gia. Bằng những kiến thức được học và tự tìm tòi, học hỏi từ thông tin trên sách, báo, đài, tôi đã chọn cho mình hướng phát triển kinh tế gia đình từ mô hình trang trại”. Với bản lĩnh của anh bộ đội cụ Hồ, không khuất phục trước khó khăn, vượt gian nan để tìm kiếm thành công, dựa trên niềm tin sâu sắc từ kiến thức đã được trau dồi, ông quyết định vận động người thân cho vay vốn, quyết tâm lập nghiệp.

Năm 2015, xã có chủ trương dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ông Chiến mạnh dạn nhận thầu đất để mở rộng mô hình trang trại, với tổng diện tích 2,5ha gồm 1 trại lợn và 3 trại gà, kết hợp với trồng bưởi Diễn. Hiện nay, trang trại của gia đình ông có 4 trại gà, lúc nhiều lên đến 32.000 con gà, 400 gốc bưởi Diễn được trồng từ năm 2002, trung bình mỗi vụ cho 10.000 quả thu nhập lên đến 800 triệu đồng/năm.

Vườn bưởi của gia đình cựu chiến binh Đặng Văn Chiến
Vườn bưởi của gia đình cựu chiến binh Đặng Văn Chiến

Với tinh thần không cam chịu đói nghèo, cựu chiến binh Đặng Văn Chiến đã vươn lên và trở thành tấm gương điển hình trong phát triển mô hình trang trại. Càng trân quý hơn nữa tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ khó khăn với cộng đồng của người cựu chiến binh có sức lan tỏa mạnh mẽ. Trong đợt lũ năm 2017, 2018 trên địa bàn huyện Chương Mỹ, ông đã ủng hộ bà con gần 40 triệu đồng. Hành động này góp phần vào xây dựng quê hương Lam Điền ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Không chỉ sản xuất giỏi, ông Chiến còn nhiệt tình tham gia hoạt động Hội Cựu chiến binh, đi đầu trong các phòng trào của địa phương. Là một Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn Lương Xá, một cựu chiến binh có uy tín trong cộng đồng, ông luôn lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân nhằm xây dựng đời sống văn hóa, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Đặc biệt, tích cực vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn về kỹ thuật trồng cây ăn quả, triết bưởi Diễn để nhân rộng cây giống, lựa chọn con giống, cách thức vệ sinh chuồng trại, để mang lại năng suất cao cho các cựu chiến binh trong Hội và bà con.

Với những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế và đóng góp xây dựng quê hương, ông Đặng Văn Chiến đã được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt - Việc tốt” năm 2018; UBND xã Lam Điền nhiều lần biểu dương, tặng Giấy khen về thành tích trong công tác của Hội Cựu chiến binh. Tinh thần vươn lên của ông Đặng Văn Chiến xứng đáng là tấm gương sáng để các hội viên khác học tập, noi theo.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

PVcomBank hợp tác với Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

DNTH: Ngày 13/11/2024, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc triển khai các giải pháp...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

DNTH: Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc khu dân cư khu 8, thị...

Mang yêu thương đến với các em học sinh bản Tả Phìn

DNTH: Xã Tả Phìn là xã vùng cao nằm ở phía Bắc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nơi sinh sống của đa số dân cư đồng bào dân tộc thiểu số và vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Đặc biệt, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở...

ABBANK và Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em

DNTH: Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN - thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chính chức ký kết thỏa thuận tài trợ năm 2024, mở đầu cho việc đặt quan hệ hợp tác, cam kết đồng hành...

'Chìa khóa' gắn kết tình quân dân

DNTH: Đọc thông, nói thạo tiếng dân tộc không chỉ là điều kiện quan trọng giúp cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng thực hiện phương châm “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân tộc) mà còn thể hiện sâu sắc...

Giải quần vợt thiện nguyện, chung tay xây dựng 5 nhà tình nghĩa tại TP. Pleiku

DNTH: Sáng 17/10, tại phường Thống Nhất, Ban tổ chức Giải Quần vợt thiện nguyện vì người nghèo TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai)-Cúp Mỏ đá Làng Bi lần II năm 2024, tiến hành trao tiền xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo trên địa bàn.

XEM THÊM TIN