Thứ hai, 29/05/2023, 18:33

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nông thôn Việt Khoa học-Công nghệ

Người đứng đầu tổ chức phải là người dẫn dắt quá trình chuyển đổi số

Đây là thông điệp được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra khi phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh Mic
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh Mic

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: "Chuyển đổi số là thay đổi cách hoạt động của hệ thống. Bởi vậy, người đứng đầu tổ chức phải là người dẫn dắt quá trình chuyển đổi này. Tỉnh uỷ phải có nghị quyết, sau đó chính quyền phải có chiến lược. Người đứng đầu không dẫn dắt thì không thành công".

Theo đó, người đứng đầu Bộ TT&TT đã đưa ra những ví dụ về cách thay đổi mô hình vận hành hiệu quả, đó là "cứ làm ngược lại cách mà mình đang làm".

"Giáo viên thì phải giảng bài nhưng cách làm mới là giáo viên thành trợ giảng, bài giảng qua video sẽ do giáo viên giỏi nhất giảng. Muốn có bác sĩ giỏi về chuẩn đoán hình ảnh thì đưa đi đào tạo, cách làm mới là sử dụng một ứng dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ bác sĩ chuẩn đoán hình ảnh. Tăng số công an đường phố để tăng cường an ninh trật tự thì cách mới là giảm số công an trên đường phố và tăng camera. Truy vết người tiếp xúc gần COVID-19 thì càng nhiều càng an toàn, cách làm mới là càng ít và chính xác thì càng tốt. Phát triển càng nhiều khu công nghiệp càng tốt, thì nay tập trung nhiều hơn vào các khu công nghiệp 4.0 hoặc khu CNTT tập trung - xanh, công nghệ cao, không chỉ lắp ráp mà còn công nghiệp phụ trợ và nghiên cứu phát triển" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu quan điểm.

Người đứng đầu tổ chức phải là người dẫn dắt quá trình chuyển đổi số ảnh 1
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu

Bộ trưởng Hùng so sánh, trước đây, các cuộc cách mạng như cơ khí hoá, điện khí hoá và tự động hoá thì càng dùng nhiều càng đắt. Người sử dụng càng mua nhiều thì công ty sản xuất càng giàu có, công nghệ của họ càng phát triển. Tuy nhiên, công nghệ số thì ngược lại, càng dùng nhiều càng rẻ, chi phí trên đầu người sẽ tiệm cận về 0.

"Công nghệ số, nền tảng số càng dùng nhiều thì càng thông minh vì dữ liệu nhiều lên. Người dùng quyết định sự phát triển công nghệ nhiều hơn là người sáng tạo ra công nghệ" - ông khẳng định.

Đánh giá về tiềm năng phát triển công nghệ số trên địa bàn tỉnh, Bộ trưởng cho rằng, nếu Bắc Giang đi đầu về ứng dụng công nghệ mới, sử dụng các nền tảng số mới thì tỉnh sẽ thông minh nhất. Đồng thời, các công nghệ có thể sẽ được hoàn thiện tại Bắc Giang.

Theo đó, Bộ trưởng nhấn mạnh: "Người lãnh đạo tập trung vào việc đặt ra mục tiêu, đặt ra bài toán, tức là nói rõ mình muốn gì, nói rõ với số tiền chi ra thế này thì giá trị mang về phải là gì. Không cần quan tâm nhiều đến việc làm như thế nào vì làm thế nào, công nghệ gì, giải pháp nào là việc của doanh nghiệp. Giao việc cho doanh nghiệp là giúp doanh nghiệp phát triển. Giải được bài toán của tỉnh một cách hiệu quả là giúp tỉnh phát triển. Cả tỉnh và doanh nghiệp đều phát triển. Nhưng đầu tiên vẫn phải là xuất phát từ tầm nhìn của lãnh đạo tỉnh, từ việc lãnh đạo đặt ra bài toán đúng. Chuyển đổi số, đô thị thông minh thì không có đại dự án, không nên bắt đầu bằng các đại dự án. Nên bắt đầu từ những dự án qui mô nhỏ và vừa nhưng giải quyết ngay những vấn đề của tỉnh và mang lại hiệu quả ngay, tạo niềm tin cho chính quyền và người dân để làm tiếp".

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng nêu lên những băn khoăn, lo lắng của các địa phương trong quá trình chuyển đổi số như vấn đề đào tạo nhân lực, chuyên viên CNTT các cấp, đặc biệt là đào tạo người dùng. Theo ông, chuyển đổi số khác CNTT ở chỗ các nền tảng dễ dùng hơn, càng dùng nhiều thì càng giỏi lên. Theo đó, nền tảng công nghệ số có thể được sử dụng thay vì phần mềm CNTT để xử lý các vấn đề. Nếu còn băn khoăn về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, tỉnh có thể tham vấn Bộ TT&TT.

Về vấn đề chi cho CNTT, chuyển đổi số, Bộ trưởng Hùng khuyến nghị tỉnh Bắc Giang nên chi khoảng 1%. Theo Bộ trưởng, chi cho CNTT hay chuyển đổi số thì đều phải tạo ra giá trị lớn hơn con số đưa ra.

"Tỉnh phải tính toán được giá trị tạo ra do áp dụng CNTT, do chuyển đổi số. Một số giá trị vô hình, giá trị dài hạn cũng phải tìm cách lượng hoá. Nếu giá trị này luôn lớn hơn số tiền chi ra thì công cuộc chuyển đổi số sẽ luôn ổn, chi nhiều cũng vẫn ổn. Tỉnh không tiếp cận theo cách này thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ trong việc đầu tư, chi tiêu cho CNTT, chuyển đổi số" - Bộ trưởng nói. Về vấn đề này, Bộ TT&TT khẳng định sẽ có trách nhiệm hướng dẫn cách tính toán giá trị tạo ra do ứng dụng CNTT, công nghệ số cho địa phương.

Theo Viettimes
Từ khóa:

Cùng chuyên mục

Xu hướng tìm kiếm về hộ chiếu mới, giá USD tăng đột biến trên Cốc Cốc

Xu hướng tìm kiếm về hộ chiếu mới, giá USD tăng đột biến trên Cốc...

DNTH: Mới đây, công cụ tìm kiếm và trình duyệt Cốc Cốc đã phát hành báo cáo xu hướng tìm kiếm nổi bật quý 3/2022, điểm lại một số xu hướng khi người dùng Việt thực hiện tra cứu thông tin trên mạng trong 3 tháng giữa năm 2022. Theo đó, cùng với những biến động trong lĩnh vực du lịch và tài chính, lượng tìm kiếm về hộ chiếu mới, tỷ giá USD và lãi suất ngân hàng tăng mạnh.
Chuyển đổi số, "phao cứu sinh" cho doanh nghiệp

Chuyển đổi số, "phao cứu sinh" cho doanh nghiệp

DNTH: Trong thời kỳ dịch bệnh và cả "hậu Covid", chuyển đổi số chính là “phao cứu sinh” cho doanh nghiệp trước hàng loạt khó khăn, biến thử thách trở thành cơ hội.
Vingroup khởi động Chương trình Đào tạo Kỹ sư AI năm 2022

Vingroup khởi động Chương trình Đào tạo Kỹ sư AI năm 2022

DNTH: Ngày 15/4/2022, Vingroup công bố triển khai Chương trình Đào tạo Kỹ sư AI năm 2022, nhằm góp phần xây dựng lực lượng nòng cốt cho khoa học, công nghệ Việt Nam. Trong quá trình đào tạo, học viên được nhận mức đãi ngộ cạnh tranh và có cơ hội tham gia những dự án công nghệ tầm cỡ quốc tế.
Bộ Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số

Bộ Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì thúc đẩy phát triển...

DNTH: Ngày 31/3/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Nhà báo Hồ Quang Lợi: Công nghệ đã trở thành cứu tinh của doanh nghiệp

Nhà báo Hồ Quang Lợi: Công nghệ đã trở thành cứu tinh của doanh nghiệp

DNTH: Công nghệ đã trở thành cứu tinh của tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp tiêu dùng để có thể duy trì hoạt động sống và làm việc, phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái “đứng yên”.
Giữa đại dịch, năng lực công nghệ của Việt Nam tạo dấu ấn toàn cầu

Giữa đại dịch, năng lực công nghệ của Việt Nam tạo dấu ấn toàn...

DNTH: Theo trang mạng intelligentcio.com của Anh, vừa qua ông Mohan Naidu, Giám đốc Điều hành FPT Vương quốc Anh, cho biết Việt Nam đang nhanh chóng trở thành trung tâm công nghệ: “Tương lai số hóa cho Việt Nam chỉ mới bắt đầu và đang có vẻ rất tươi sáng”.
Định hướng mục tiêu phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam trong giai đoạn tham gia cuộc Cách mạng lần thứ 4

Định hướng mục tiêu phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam trong...

DNTH: Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có tầm quan trọng không chỉ đối với hệ thống giáo dục mà còn đối với Quốc gia trong công cuộc làm chủ công nghệ 4.0 để phát triển kinh tế. Trên thực tế, trong giai đoạn 5 năm qua, chúng ta luôn thiếu nguồn cung nhân lực chất lượng cao, đáp ứng cho sự phát triển mạnh mẽ của thị trường lao động, các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong tuyển dụng...
Phát triển thương mại điện tử: Mấu chốt là chữ "tín"

Phát triển thương mại điện tử: Mấu chốt là chữ "tín"

DNTH: Bộ Công Thương đang tích cực xây dựng nền tảng tín nhiệm tiêu chuẩn trong thương mại điện tử (TMĐT) để gia tăng niềm tin của khách hàng vào hoạt động mua bán, thanh toán..