Người làm nên chiếc “cốc uống bia hơi” huyền thoại là ai?
08:16 | 15/11/2018
DNTH: Những người yêu bia ắt hẳn đều biết chiếc cốc uống bia “xù xì màu xanh”, nhưng liệu mấy ai biết về người làm nên huyền thoại ấy, một trong những nét đặc trưng của Hà Nội mà có lẽ chỉ sau “tà áo dài” truyền thống.
Hơn 40 năm qua dù xã hội có nhiều thay đổi, công nghệ cũng phát triển theo hướng hiện đại nhưng điều lạ là, chiếc cốc vại uống bia xù xì, thô kệch vẫn được nhiều thế hệ ưa chuộng, sử dụng. Ít ai biết, chiếc cốc được thiết kế bởi họa sỹ Lê Huy Văn, nguyên Hiệu phó trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội.
![]() |
Hoạ sỹ Lê Huy Văn và chiếc cốc huyền thoại |
Cốc bia huyền thoại
Bia hơi được người Pháp đưa vào sản xuất ở Việt Nam khoảng những năm 1890. Trải qua những thăng trầm lịch sử, thứ đồ uống này nhanh chóng phổ biến và trở thành nét đặc trưng riêng của Hà Nội.
Vào giữa năm 1960, nhà máy bia Hà Nội tại phố Hoàng Hoa Thám được phục hồi. Thời đó, sự vất vả và cái đói như phủ một bức màn xám lên từng góc phố, ngõ nhỏ của Hà Nội; việc được uống một cốc bia hơi là sự cố gắng xa xỉ, là thú vui lớn và niềm mơ uớc của nhiều người. Uống bia họ được sôi nổi quên đi thực tại khó khăn, được trầm mặc để khát vọng về tương lai tươi sáng trong những tiếng chạm cốc keng keng.
Bia ngoài thị trường thời đó rất ít vì nhà máy bia chỉ bán hạn chế cho một số của hàng nhà nước; các điểm bản chỉ độ 1 giờ đồng là hết nhẵn, khi vẫn còn hàng dài người xếp hàng. Có thể mua bia ở Nhà Xanh (cạnh Đại học Sư phạm Hà Nội bây giờ), để nhắm với ít lạc rang. Hoặc ai muốn ôm cái cốc vại của Lê Huy Văn, tất phải mua một suất ăn ở Bia Đường Sắt…
Họa sỹ Văn cho biết, tại nơi làm việc đầu tiên của ông sau khi ở Đức về là Liên hợp Trung uơng Hợp tác xã Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu về vật dụng dùng cho việc uống loại nước “cao cấp” thời đó là bia Hà Nội. Ông bắt tay vào thiết kế và hoàn thành mẫu chuẩn sản phẩm trong 3 ngày với 4 phác thảo.
![]() |
Năm 1976, chiếc cốc thủy tinh “nguyên thủy” màu xanh, chính thức thành hình trên tấm giấy thô ráp. Cốc có hình côn, phần miệng loe to thân đáy nhỏ nhằm giúp cho việc xếp những chiếc cốc vào nhau thuận tiện; thân cốc có gờ tròn để các ngón tay bám được chắc, thoải mái. Chất liệu chế tác cốc từ thủy tinh tái chế, có tính bảo vệ môi trường, giá thành rẻ…và có độ cứng nhất định để khi chạm cốc không bị vỡ, sứt.
Sau khi thiết kế ra chiếc cốc vại uống bia “huyền thoại”, bản thân họa sỹ Lê Huy Văn cũng “quên bẵng” và bận rộn cuốn mình vào việc thiết kế ra các sản phẩm tiêu dùng khác. Nhiều năm sau, trong một lần đi uống bia cùng bạn bè, ông Văn bất ngờ khi thấy chiếc cốc của mình được sử dụng rộng rãi và gần như “phổ cập” ở tất cả các quán bia hơi Hà Nội.
“Khi thiết kế, tôi tiên đoán, chiếc cốc có thể chỉ tồn tại được khoảng 5 – 6 năm mà thôi, thế nhưng không ngờ hàng chục năm sau sản phẩm này vẫn được nhiều người sử dụng, ưa chuộng và gắn liền với văn hóa uống bia của người Hà Nội”, họa sỹ Lê Huy Văn nói.
Theo ông Văn, cốc vại không chỉ phổ biến và được người dân Thủ đô ưa chuộng mà ngay cả những vị khách nước ngoài cũng yêu thích, đánh giá cao. Ông Julio de Leo, Giám đốc tiếp thị, nhà thiết kế người Ý từng cho biết: “Cảm giác vị ngọt của bia Hà Nội là nhờ ở cốc bia có bọt thủy tinh". Năm 1991, vị giám đốc này đã quyết định mua 5 container xuất khẩu loại cốc này sang Ý với mong muốn “mang vị bia chuẩn Hà Nội ra nước ngoài”.
Huyền thoại
Được biết, tuy đánh giá cao chiếc cốc vại truyền thống với “công lao” đã tạo dựng một phần thương hiệu cho bia hơi Hà Nội. Nhưng khoảng năm 2010, CTCP Thương mại bia Hà Nội (HABECO Trading) đã đưa ra phương án thiết mẫu cốc mới, với lý do đặc điểm của cốc không còn phù hợp với thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng. Loại cốc thiết kế mới có quai màu trắng, hình trụ hơi thuôn đáy to, thân cốc có tạo đường vân dọc và vân hình ô van. Chi phí khuôn mẫu cho cốc bia được Habeco Trading dự tính từ 120 – 150 triệu đồng; năm 2011 dự kiến có khoảng 50 – 75 nghìn chiếc cốc được sản xuất.
![]() |
Tuy nhiên, phương án trên có lẽ đã phá sản với thực tế đến cả gần chục năm sau; các nhà hàng, quán bán bia vẫn thấy đầy rẫy những chiếc cốc xanh bọt khí xù xì. Có nơi mạnh dạn thử thay đổi loại cốc khác, nhưng phần lớn cũng thất bại, bởi sự khác biệt họ tạo ra không được sự ủng hộ từ người tiêu dùng. Bạn tôi, anh Tuấn – con của chủ hệ thống bia hơi hơn Lan Chín nổi tiếng tại Hà Nội – cho biết, các quán nhà anh vẫn dùng loại cốc xanh vì giá rẻ, dễ sử dụng.
Về sức sống của chiếc cốc họa sỹ Văn thổ lộ, trước kia ông định thay đổi mẫu, nhưng chưa thành do giá thành đắt vì khuôn mẫu phức tạp hơn”…Nhưng có lẽ chính vẻ đẹp mộc mạc, dù không trong vắt như pha lê; nhưng lại cho người ta cảm giác thích thú, an nhiên khi chạm những ngón tay vào và tạo sự hứng khởi …
Một điều đặc biệt, trước kia do sản xuất thủ công, kỹ thuật còn kém nên vô tình tạo ra những lớp bọt khí phía trong chiếc cốc. Tuy nhiên theo họa sỹ Lê Huy Văn chính sự vô tình này lại khiến chiếc cốc mang một nét đặc trưng riêng: “Khi rót bia, những lớp bọt khí lăn tăn, sủi tăm trông rất đẹp, hấp dẫn và tạo cảm giác ngon miệng cho người uống. Có lẽ cũng chính vì thế, mà cho đến nay dù công nghệ chế tạo thủy tinh đã hiện đại hơn trước nhưng các cơ sở vẫn giữ nguyên bản lớp bọt khí này”, ông Văn nói. Chính điều này đã len lỏi vào tâm thức nhiều người và tạo ra một thói quen tiêu dùng bền vững, “giữ” chiếc cốc tồn tại trong suốt hơn 40 năm qua.
Nhà thiết kế tài ba
Có lẽ, it ai biết, ông Lê Huy Văn, nguyên Hiệu phó trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội chính là “cha đẻ” của chiếc cốc uống bia huyền thoại này.
Theo ông, vào năm 12 tuổi, ông sang Đức theo học phổ thông, sau đó vào học tại trường dạy nghề Kamera - und Kinowerke Dresden. Tại đây ông vừa có tay nghề cơ khí chính xác, vừa có nền tảng thực tiễn để theo học thiết kế mỹ thuật sau này.
![]() |
Sau 3 năm học tại trường Dresden, ông từ biệt bờ sông Elbe Dresden lãng mạn của nước Đức để trở về với mùi khói lam chiều, bữa cơm cá kho chốn quê nhà.
Đến năm 1965, ông lại một lần nữa sang Đức học đại học chuyên ngành thiết kế công nghiệp tại Đại học Mỹ thuật Burg Giebichenstein Halle. Claus Dietel - nhà thiết kế hàng đầu của Đông Đức - cha đẻ của mẫu xe Moped - S50 - vang danh thập niên 60 - là người trực tiếp truyền dậy cho ông Văn những kỹ năng, tư duy thiết kế hiện đại nhất thời bấy giờ.
Hồi tưởng lại thời kỳ tại trường Halle, họa sỹ Văn kể: “Tại trường này tôi đã thiết kế mô hình xe máy, xe buýt 24 chỗ ngồi, nghiên cứu về nghệ thuật chữ”… Mùa thu năm 1970, ông trở về Hà Nội với kiến thức chuyên sâu về thiết kế mỹ thuật.
Theo lời họa sỹ Văn, sau khi về nước nước ông được sắp xếp công việc phiên dịch ở Văn phòng Chính phủ, nhưng khoảng 4 năm sau đó, cơ duyên lại đưa ông về với chuyên môn kỹ thuật và mỹ thuật.
Liên hiệp hợp tác xã Tiểu thủ công nghiệp Trung ương thời đó đã làm thay đổi cuộc đời ông - và cũng từ đây, chiếc cốc bia hơi huyền thoại ra đời.
Ngoài chiếc cốc vại nổi tiếng, gắn bó với nhiều thế hệ người dân Thủ đô, ông Văn còn được biết đến là tác giả của nhiều sản phẩm, trong đó có mẫu xe Honda Sufat W, máy đóng vở học sinh và chai Coca Cola đội nón bài thơ...
Đặc biệt, chai Coca Cola đội nón bài thơ của ông từng đạt HCV ý tưởng sáng tạo khu vực châu Á và được trưng bày tại bảo tàng của hãng này ở Atlanta (Mỹ).
Nguyễn Sinh
TBCKVN
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- một trong những /
- huyền thoại ấy /
- hiếc cốc uống bia /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao
DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở
DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ
DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room
DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...
T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu
DNTH: Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700...
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...