Người lính trong thời bình

13:47 | 27/07/2023

DNTH: Không có gì quý hơn độc lập tự do! Thấm nhuần tư tưởng đó của Bác, bao lớp người đã chiến đấu cho vinh quang của đất nước hôm nay. Nhiều người trở về sau trận chiến, với cả nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần nhưng các ông vẫn gánh trách nhiệm xã hội trên đôi vai chất đầy thương tích. Đó là hình ảnh của thương binh Hồ Văn Ưu - người Tổ trưởng tổ dân phố đáng kính.

Ông sinh ra và lớn lên trên quê hương Bác, vào thời đất nước còn lầm than, con dân loạn lạc. Đâu đâu cũng thấy cảnh áp bức bóc lột; người dân oằn mình vì sưu cao thuế nặng; nạn đói bao phủ khắp quê hương. Thấm đẫm nỗi đau của cha ông từ thời niên thiếu; ngấm dần khát khao độc lập tự do từ trong nhận thức, năm 1963 khi vừa tròn 19 tuổi, ông viết đơn xin ra mặt trận, cùng lớp lớp thanh niên lấy sức trẻ, trí thông minh và tình đoàn kết dân tộc, quyết chiến đấu giành tự do cho nước nhà. Đó là lời trần tình của thương binh Hồ Văn Ưu, sinh năm 1944 tại xã Diễn Tháp, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Có lẽ không phải duy nhất, nhưng sẽ không có nhiều trường hợp như hoàn cảnh của ông. Đó là chuyện trên đường hành quân vào chiến trường B, khi dừng chân tại Khe Sanh, ông gặp em ruột của mình là Hồ Chí Quyết, đang chiến đấu bảo vệ mặt trận Thừa Thiên Huế. Anh em gặp nhau mừng mừng, tủi tủi, nước mắt rưng rưng, bởi cha mẹ sinh được 9 người con, nhưng chỉ có 2 con trai. Đất nước lâm nguy, người người cùng chung nỗi đau, anh em ông quyết định gác lại thanh xuân để ra chiến trường.

Gặp em rồi, nỗi lo việc hương hỏa của các cụ, rồi cha mẹ khi về già thiếu người chăm sóc lại trào dâng. Bởi chiến trường khốc liệt, bom đạn trắng trời, chưa biết ngày mai ai còn, ai mất. Nhưng suy nghĩ đó cũng chỉ thoáng qua, cuộc chiến lại kéo anh em ông vào vòng xoáy của mưa bom, bão đạn. Hình ảnh đồng đội hy sinh, quê hương tang tóc, hối thúc cho bất cứ ai đang cầm súng, quyết tâm đánh đuổi quân thù, giành độc lập cho dân tộc.

Bộ Công an tặng Kỷ niệm chương Bảo vệ an ninh Tổ quốc
Bộ Công an tặng Kỷ niệm chương Bảo vệ an ninh Tổ quốc

Trải qua các mặt trận khốc liệt như chiến trường Lào, chiến trường B, chiến trường A bảo vệ tuyến dưới phía Bắc và Điện Biên phủ trên không... với nhiều lần phải lui lại phía sau để điều trị vết thương, rồi tiếp tục quay vào “chảo lửa”. Nhưng thiếu chút nữa là mất mạng vì vết thương quá nặng, đó là trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Khi đó tôi đang chiến đấu tại chiến trường Quảng Nam. Sau trận chiến đó, tôi không còn cơ hội được lên tuyến đầu, cùng đồng đội chiến đấu - Ông chia sẻ.

Năm 1985 ông ra quân và trở về sinh sống tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Là người trưởng thành trong quân đội, lại thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ bà con nhân dân. Năm 1986 ông bắt đầu nhận nhiệm vụ Tổ trưởng tổ dân phố số 63 cho đến năm 2014, khi sức khỏe không còn cho phép ông làm việc. Ông tâm sự: Làm tổ trưởng cũng nhiều phức tạp, việc gì cũng đến tay. Vừa phải giúp Ủy ban nhân dân phường hoàn thành nhiệm vụ trên giao, vừa phải hỗ trợ, giải thích để bà con đồng thuận và chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Công an thành phố Hà Nội tặng giấy khen
Công an thành phố Hà Nội tặng giấy khen

Gần 30 năm làm công tác ở địa bàn dân cư tổ 63, phường Bạch Đằng, đảm nhiệm nhiều vai trò trong các tổ chức đoàn thể như Tổ trưởng tổ dân phố số 63, Trưởng ban Bảo vệ phường, Chủ nhiệm Câu lạc bộ sau cai nghiện (B93), Thường vụ hội Người Cao tuổi, Thường vụ Hội Chữ Thập đỏ, Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh… ông nhận được không ít bằng khen, giấy khen của thành phố Hà Nội, quận Hai Bà Trưng và phường Bạch Đằng.

Khi hỏi về kỉ niệm sâu sắc trong thời gian làm công tác đoàn thể ở phường Bạch Đằng, ông tâm sự: Ngày đó, Bạch Đằng là phường khá phức tạp về nạn nghiện hút. Khi phụ trách Câu lạc bộ sau cai nghiện (B93), nhằm giúp đỡ những thanh niên lầm lỡ bước chân vào con đường hút chích, là thời gian tạo cho tôi nhiều cảm xúc vui buồn.

Vui là mỗi khi các cháu tới câu lạc bộ cảm ơn vì đã tránh xa được “nàng tiên nâu”, chúng tôi mừng lắm và thấy câu lạc bộ này sinh ra vô cùng ý nghĩa. Nhưng nỗi buồn cũng nhiều, bởi mỗi khi có cháu nào đó ra đi khi tuổi còn trẻ; hoặc đi thăm nhà các cháu, nhìn ngôi nhà xác xơ, tiêu điều, cha mẹ héo hon vì con cái lầm lỡ, tài sản trong nhà chỉ có nồi cơm, quạt điện là đáng giá mà lòng lại quặn thắt.

Với vẻ mặt đầy tâm trạng, ông chia sẻ: "Cả hai vợ chồng tôi đều trở về từ chiến trường, nhưng may mắn là các con tôi sinh ra đều lành lặn, khỏe mạnh và ngoan ngoãn. Nhiều khi gặp lại đồng đội mà không cầm được nước mắt, vì hoàn cảnh quá khó khăn. Bởi đồng lương eo hẹp, có bao nhiêu đổ hết vào chạy chữa cho các con ốm đau, bệnh tật vì chất độc da cam, nên cửa nhà xơ xác, cuộc sống khó khăn trăm bề."

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng “dị tật” để lại cho chúng ta là vô cùng nặng nề. Sự hy sinh xương máu của cha ông không cho phép chúng ta sao nhãng trách nhiệm với xã hội, với sự phát triển của Việt Nam hôm nay. Xin cảm ơn ông, cảm ơn sự cống hiến của những người con đất Việt đã nằm xuống vì nền độc lập dân tộc và sự phồn vinh của Tổ quốc hôm nay.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

PVcomBank hợp tác với Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

DNTH: Ngày 13/11/2024, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc triển khai các giải pháp...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

DNTH: Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc khu dân cư khu 8, thị...

Mang yêu thương đến với các em học sinh bản Tả Phìn

DNTH: Xã Tả Phìn là xã vùng cao nằm ở phía Bắc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nơi sinh sống của đa số dân cư đồng bào dân tộc thiểu số và vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Đặc biệt, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở...

ABBANK và Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em

DNTH: Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN - thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chính chức ký kết thỏa thuận tài trợ năm 2024, mở đầu cho việc đặt quan hệ hợp tác, cam kết đồng hành...

'Chìa khóa' gắn kết tình quân dân

DNTH: Đọc thông, nói thạo tiếng dân tộc không chỉ là điều kiện quan trọng giúp cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng thực hiện phương châm “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân tộc) mà còn thể hiện sâu sắc...

Giải quần vợt thiện nguyện, chung tay xây dựng 5 nhà tình nghĩa tại TP. Pleiku

DNTH: Sáng 17/10, tại phường Thống Nhất, Ban tổ chức Giải Quần vợt thiện nguyện vì người nghèo TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai)-Cúp Mỏ đá Làng Bi lần II năm 2024, tiến hành trao tiền xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo trên địa bàn.

XEM THÊM TIN