Người phụ nự vĩ đại của gia đình

20:10 | 07/03/2020

DNTH: Họ là những người mẹ, người vợ dù không phải là một doanh nhân thành đạt, hay một nhà hoạt động chính trị, xã hội kiết xuất... Chỉ là một người phụ nữ bình thường, nhưng trong mắt của chồng của con, họ thực sự vĩ đại. Người phụ nữ mà tôi nói tới là chi Hồ Thị Thoa, xã Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Bán mặt cho đất bán lưng cho trời với nghề muối

Cuộc sống cơ cực

          Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, có tới 4 người con trong đó người em lại tàn tật từ nhỏ. Lớn lên chị Hồ Thị Thoa từ nhỏ đã quen với nỗi vất vả, gian truân của những người diêm dân quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời với mong muốn kiếm đủ miếng ăn. Ông trời cho chị đức tính hiền lành, chịu thương chịu khó, nhưng lại không ban cho chị khuôn mặt ưa nhìn. Bởi vậy 28 tuổi, vẫn là gái ế, biến cố xảy ra khi người mẹ lâm bệnh nặng, trước lúc nhắm mắt muốn con gái yên bề gia thật. Qua mai mối chị kết hôn với anh Hồ Hữu Nhạc, một người đàn không được minh mẫn, thần kinh không bình thường do học quá nhiều .

 Lấy anh về, chị vừa là vợ, là mẹ, là chị, là em, hướng dẫn cho anh từng li, từng tỷ một. Chị cùng anh bám đồng, bám nại, bám cái nghề muối mặn mòi truyền thống để làm kế mưu sinh cho cả gia đình. Sáng thức dậy từ 4 giờ ra ruộng nại(muối) đổ nước ô, bới giát rồi 6 giờ về chị lại tranh thủ đi làm thuê, trưa ăn vội miếng cơm rồi lại tiếp tục ra đồng khi mặt trời còn đứng bóng và trở về nhà khi không còn thấy tỏ mặt người. Vất vả là thế nhưng cái nghề “Diêm nghiệp” lại không đủ nuôi sống gia đình.

Cuộc sống của hai con người kém may mắn nhất trong làng cũng cứ thế trôi qua trong nỗi cơ cực đói kém quả ngọt của cuộc sống đã đến với anh chị, khi ba người con lần lượt ra đời trong sự vừa mừng vừa lo của anh em nội ngoại và hàng xóm.“Mừng vì mình đã có những đứa con khỏe mạnh, lo bởi không biết lấy gì cho chúng ăn, cho chúng học để bằng bạn, bằng bè” Chị Thoa hồi tưởng lại. Các con chị sinh ra trong gia cảnh khó khăn không đủ cái ăn, cái mặc nên nay ốm, mai đau, cuộc sống gia đình lại thêm phần thiếu thốn, khổ cực. Chồng chị lại thường xuyên đau ốm, trái gió trở trời lại lên cơn co giật, hay bỏ nhà đi lang thang phải nhờ anh em, hàng xóm bao phen vất vả tìm về. Gánh nặng gia đình đều dồn lên đôi vai gầy yếu chị, để lo cho bữa cơm từng ngày chị làm thuê đủ thứ nghề, ai kêu gì làm nấy: đánh muối, bốc muối, phụ hồ, đổ bê tông, đào hầm bioga, đào móng nhà, thu gom rác thải…không có việc gì không làm miễn có tiền để đong cân gạo, mua bỏ rau.

Chăm sóc đàn lợn, cứu cánh của gia đình

Quả ngọt cuộc đời

          Con nhà nghèo thường học rất giỏi, câu nói đó đã nghe nhiều nhưng nhìn vào gia đình chị Thoa tôi mới dám tin. Cả ba người con chị từ ngày cắp sách tới trường đều là học sinh giỏi các cấp từ trường tới tỉnh. Ở miền quê nghèo nhà có cả ba đứa đều đậu vào các trường đại học danh giá là của hiếm. Đầu năm 2010 con gái đầu đậu vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nhưng một năm sau phải nghỉ học để phụ giúp mẹ, chăm bố và lo kinh tế gia đình, để hai đứa em có thể tiếp tục cắp sách tới trường. Bởi năm 2012, người con gái thứ 2 tiếp tục thi đậu vào Bách Khoa Hà Nội. Năm 2013, đứa con gái đầu tiếp tục viết tiếp giấc còn dở dang khi thi đậu vào trường Đại học Ngoại Thương. Vào năm 2014 người con gái út lại thi đậu Vào Học Viện Nông Nghiệp.

Bổn phận người vợ với người chồng.

Ngồi trước hiên ngôi nhà mái bằng khang trang sạch đẹp. Ngôi nhà là thành quả của bao năm vất vả làm lũng chắt chiu, là từng đồng lương gom góp của hai cô gái đầu đã ra trường và đi làm gửi về.  Chi Thỏa tâm sự “cuộc đời tôi nằm mơ cũng không dám nghị là được ở ngôi nhà như thế này, con cái được học hành và có nghề nghiệp ổn định. Chỉ một vài năm trở lại đây tôi mới có cuộc sống, mùa đông không lạnh, mùa hè không nóng, mùa giáp hạt có đủ cơm cho gia đình. Đúng là trời không phụ người chú nhị”. Được biết để có tiền cho con cái ăn học, để phát triển chăn nuôi, từng bước đưa kinh tế thoát khỏi danh hiệu hộ nghèo bền vững vào năm 2019. Ngoài sự cố gắng bản thân, chăm lo làm lụng còn có sự đóng góp không nhỏ từ đồng vốn chính sách của nhà nước. Từ năm 2003 chị đã được vay 4 triệu đồng và các đợt xét duyệt sau lại tiếp tục được vay cao hơn từ 7 triệu, 20 triệu, 30 triệu, 50 triệu tùy từng đợt. Có được đồng vốn, đầu tư vào chăn nuôi, với sự siêng năng cần cù có sẵn, hiệu quả đồng vốn đã giúp gia đình bớt cảnh túng thiếu, Tiền học phí, sách vở, quần áo của các con đi học, tiền thuốc thang chạy chữa cho chồng, tiền lo bữa ăn hàng ngày, tiền trả lãi ngân hàng, tích góp trả nợ đều sinh ra từ đó. Rồi ba đứa con đi học đại học cũng nhờ nguồn vốn hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Nguồn vốn đó đã giúp gia đình chị viết lên ước mơ về một tương lai tươi sáng hơn. “ Gia đình tôi có được như ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm giúp đỡ của ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, là công ơn của Đảng và Nhà nước đã đem các nguồn vốn vay đến giúp những người có hoàn cảnh khó khăn như tôi. Nếu không có nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thì các con của tôi sẽ không bao giờ được học đại học, nhà tôi sẽ khó có  thể thoát nghèo. Tôi luôn cảm thấy mình may mắn và biết ơn, biết ơn vô cùng...” Đó là những lời tâm sự từ ruột gan của chị Thoa với chúng tôi.

. Ghi nhận của LHPN huyện Quỳnh Lưu

          Rời vùng quê ven biển Bãi Ngang, sau khi nghe câu chuyện cuộc đời chị. Trong tâm trí chúng tôi hiện lên  hình ảnh người của chị - người mẹ tảo tần, vất vả như tấm thân cò lặn lội sớm hôm. Trong mắt các con, chị là một người mẹ vĩ đại, là chân lý, là tương lai.

                                                                                                         

 

Ngọc Giáp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhà đầu tư Mỹ nhắm mua 20% cổ phần FLC

DNTH: Theo lãnh đạo FLC, tập đoàn mới tiếp đón một phái đoàn công tác, đại diện nhiều quỹ đầu tư của Mỹ. Trong đó, có đơn vị mong muốn được đầu tư 20% cổ phần ở FLC.

Hứa hẹn hấp dẫn Tuần lễ hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

DNTH: UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch tổ chức Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024. Đây là một trong những hoạt động lớn của tỉnh nhằm chào mừng các sự kiện chính trị của đất nước và tỉnh năm 2024.

Hội nghị phát triển môn Quần vợt và Pickleball khu vực miền Trung – Tây Nguyên

DNTH: Chiều 18/10, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Liên đoàn Quần vợt Việt Nam (VTF) phối hợp với Liên đoàn Quần vợt Gia Lai và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai tổ chức Hội nghị phát triển môn Quần vợt và Pickleball khu vực Miền Trung...

Lễ Bế mạc và trao thưởng giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp” lần thứ VI – năm 2024 thành công...

DNTH: Sáng ngày 6/10, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao quận Hoàng Mai (số 5 đường Linh Đường, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã diễn ra lễ Bế mạc và trao thưởng giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh...

FC Ba Vì giành huy chương Đồng

DNTH: Tiếng còi chung cuộc của trận đấu tranh huy chương đồng cất lên, FC Ba Vì là cái tên được nhắc đến. Họ là nhà vô địch trong lòng người hâm mộ quê nhà và là đội đoạt huy chương đồng của giải bóng đá báo chí đồng hành...

Trao hàng trăm suất quà “đồng hành cùng em đến trường” tại huyện Đức Cơ

DNTH: Đường đến trường của nhiều học sinh nghèo người dân tộc thiểu số ở xã đặc biệt khó khăn trở nên gần hơn, nhờ chương trình “Đồng hành cùng em đến trường”.

XEM THÊM TIN