Người tiêu dùng Thủ đô được trải nghiệm mua sắm trong phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền năm 2023

07:57 | 28/08/2023

DNTH: Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp giới thiệu tới người tiêu dùng Thủ đô và vùng lân cận những mặt hàng nông lâm thủy sản là đặc sản, sản phẩm chủ lực của các địa phương trong cả nước như: các sản phẩm đặc sản na Chi Lăng, nhãn lồng Hưng Yên, hành, tỏi Lý Sơn và nhiều sản phẩm nông đặc sản khác.

1111111111111111

Trước đó, 24/8, tại Hà Nội đã khai mạc phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền với chủ đề Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023 do Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn, UBND huyện Chi Lăng và các địa phương tổ chức vừa chính thức khai mạc tại Khu Hội chợ triển lãm, giao dịch kinh tế và thương mại, tại số 489 đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. Thời gian diễn ra phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền – Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn sẽ diễn ra từ ngày 24 – 27/8/2023.

Khai mạc Tuần lễ quảng bá na, nông sản và sản phẩm Occop Tỉnh Lạng Sơn năm 2023 tại Hà Nội
Khai mạc Tuần lễ quảng bá na, nông sản và sản phẩm Occop Tỉnh Lạng Sơn năm 2023 tại Hà Nội

Phiên chợ có quy mô trên 80 gian hàng và 1000 m2 khu trưng bày bán nông đặc sản vùng miền của các hợp tác xã, doanh nghiệp, Hội nông dân đến từ các tỉnh, thành như: Lạng Sơn, Hà Nội, Hưng Yên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Quảng Ninh, Sơn La, Hà Giang, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đắk Nông, Bình Thuận, Yên Bái,…đã mang đến phiên chợ nhiều mặt hàng nông đặc sản nổi tiếng gắn với các vùng địa lý như: Na Chi Lăng và nông sản tiêu biểu của tỉnh Lạng Sơn, nhãn lồng và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên, hành, tỏi Lý Sơn, trà Shan tuyết Hà Giang, trà hoa vàng Ba Chẽ, Quảng Ninh, chuối Ngự Hà Nam, trầm hương Quảng Nam, cá kho Nhân Hậu,…

Các sản phẩm được trưng bày và giới thiệu tại phiên chợ năm nay đều là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản được sản xuất theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến; Các sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP đã được xếp hạng 3 đến 5 sao theo Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Tiêu biểu trong phiên chợ phải kể đến sản phẩm đặc sản chất lượng cao được đông đảo người tiêu dùng yêu thích là quả na Chi Lăng- sản vật bậc nhất xứ Lạng được trồng ở những vách núi đá vôi có chất lượng riêng đặc trưng mà không lẫn với các sản phẩm na ở địa phương khác.

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày những giống na như na Thái, na dai, na bở được trồng tại các vùng đất của tỉnh Lạng Sơn
Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày những giống na như na Thái, na dai, na bở được trồng tại các vùng đất của tỉnh Lạng Sơn

Phiên chợ nông đặc sản vùng miền, tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn năm 2023 còn là dịp để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu đặc sản Na Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ra thị trường trong và đặc biệt là người dân Thủ đô Hà Nội; là nơi kết nối tiêu thụ sản phẩm Na Chi Lăng và các sản phẩm OCOP; thúc đẩy phong trào trồng na trong nhân dân theo quy trình quản lý tiên tiến: Vietgap, GlobalGap, cụ thể hóa chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đồng thời cũng là dịp quảng bá, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, từng bước xây dựng chuỗi giá trị cho đặc sản Na Chi Lăng theo hướng phát triển bền vững. Thông qua Phiên chợ nông đặc sản vùng miền; tuần lễ quang bá na, nông đặc sản Lạng Sơn năm 2023 góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người mảnh đất Chi Lăng nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung.

Khu gian hàng quảng bá, giới thiệu na Chi Lăng - sản vật bậc nhất xứ Lạng từ vách núi đá vôi
Khu gian hàng quảng bá, giới thiệu na Chi Lăng - sản vật bậc nhất xứ Lạng từ vách núi đá vôi

Thông qua phiên chợ còn là cầu nối giữa các nhà sản xuất với các đơn vị bao tiêu sản phẩm, các siêu thị, hệ thống phân phối, cửa hàng bán lẻ nông, lâm, thủy sản theo chuỗi giá trị nông sản với hệ sinh thái đầy đủ, khép kín, minh bạch từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, thương mại và phân phối tới tay người tiêu dùng.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ

DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

XEM THÊM TIN