Nguồn lúa vụ Thu Đông còn ít
10:12 | 21/11/2023
DNTH: Giá lúa gạo ngày 19/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chững lại và có xu hướng đi ngang nguồn lúa thu đông hiện không còn nhiều, hiện tỉnh An Giang còn hơn 100.000 ha diện tích lúa chuẩn bị thu hoạch.

Giá lúa gạo ngày 19/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chững lại và có xu hướng đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng.
Theo đó, tại khu vực An Giang, cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho thấy, lúa Đài Thơm 8 dao động quanh mốc 9.200 - 9.400 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 9.100 - 9.200 đồng/kg Nàng hoa 9 ở mức 9.200 - 9.300 đồng/kg; lúa IR 504 duy trì ổn định ở mức 8.800 - 9.000 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 9.000 - 9.200 đồng/kg; OM 5451 dao động 8.900 - 9.000 đồng/kg; OM 380 dao động quanh mốc 8.600 - 8.800 đồng/kg.
Với lúa nếp, nếp An Giang khô ổn định quanh mức 9.400 - 9.800 đồng/kg; nếp Long An khô ở mức 9.400 - 9.800 đồng/kg.
Trên thị trường gạo, tại các kho xuất khẩu hôm nay giá gạo duy trì ổn định. Theo đó, gạo nguyên liệu OM 5451 xuống còn 13.300 - 13.400 đồng/kg; gạo nguyên liệu IR 504 ở mức 12.900 - 13.000 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 18, Đài thơm 8 dao động quanh mốc 13.600 - 13.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 dao động quanh mốc 12.650 - 12.750 đồng/kg. Gạo thành phẩm OM 5451 duy trì quanh mức 15.400 - 15.550 đồng/kg.
Tại kênh gạo chợ, giá gạo nguyên liệu OM 18, Đài thơm 8 duy trì ổn định ở mức 14.000 - 14.200 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 dao động quanh mốc 13.700 - 13.900 đồng/kg; gạo nguyên liệu IR 504 ở mức 13.150 - 13.250 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 ở mức 12.850 - 12.950 đồng/kg.
Tương tự, giá phụ phẩm cũng đi ngang. Theo đó, giá tấm IR 504 ở mức 13.000 - 13.200 đồng/kg; giá cám khô duy trì ổn định ở mức 7.500 - 7.600 đồng/kg.
Ghi nhận tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay giá lúa tiếp tục ổn định ở mức cao, giao dịch mới ổn định. Thương lái hỏi mua lúa đều. Nguồn lúa Thu Đông hiện còn lại không nhiều, tập trung tại khu vực An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu.
Trong tuần qua, giá lúa Thu Đông các loại tiếp tục xu hướng tăng từ 100 - 200 đồng/kg. Thương lái đặt mua lúa Đông Xuân với giá cao.
Trên thị trường gạo, giá gạo hôm nay duy trì ổn định. Thị trường giao dịch bình ổn, lượng gạo đẹp ít. Trong tuần qua, giao dịch gạo nội địa nhiều, giá tăng nhẹ từ 50 – 100 đồng/kg.
Tại thị trường nội địa, giá lúa gạo trong nước tiếp tục lên cao kỷ lục. Trong đó, tại miền Bắc, giá lúa tăng rất mạnh. Cụ thể, Đài Thơm lấy từ các công ty lớn trong nước có giá 21.000 đồng một kg, tăng 1.000 đồng (5%) so với tháng trước và tăng 3.000 đồng (16%) so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại các chợ lẻ, giá gạo Nàng hoa 9 ở mức 19.500 đồng/kg; gạo nàng Nhen dao động quanh mức 26.000 đồng/kg; gạo Jasmine ổn định ở 16.000 - 18.500 đồng/kg; gạo tẻ thường ở mức 12.000 - 14.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 16.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 19.500 đồng/kg; gạo sóc thường 16.000 - 17.000 đồng/kg; gạo sóc thái 18.500 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Nhật 22.000 đồng/kg.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm nay sản lượng lúa đạt từ 43 - 43,4 triệu tấn, tăng khoảng 650.000-700.000 tấn so với 2022. Ngoài nguồn cung xuất khẩu, Việt Nam vẫn phải đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang Nguyễn Sĩ Lâm cho biết, vụ Thu Đông 2023, toàn tỉnh xuống giống được hơn 157.000 ha, đến nay đã thu hoạch được hơn 50.000 ha, đạt hơn 32% diện tích xuống giống, năng suất bình quân ước đạt 57,8 tạ/ha.
Đặc biệt, thời điểm thu hoạch vụ Thu Đông năm nay, nông dân được hưởng lợi rất lớn từ giá gạo thế giới, nhất là sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, UAE và Nga khiến giá lúa tăng cao kỷ lục. Hiện giá bán các loại lúa tươi trong vụ Thu Đông năm nay như IR50404, OM 5451, Đài thơm 8, OM 18…, hiện dao động từ 8.900 - 9.400 đồng/kg (tuỳ loại giống). Riêng nếp khô có giá từ 9.500 - 9.800 đồng/kg, cao hơn ít nhất từ 1.000 - 2.500 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái.
“Ngoài diện tích liên kết sản xuất, được các doanh nghiệp bao tiêu đầu ra, số diện tích còn lại đều đã được nông dân bán cho thương lái và nhận tiền đặt cọc thỏa thuận trước thời điểm thu hoạch hơn 1 tháng nên bà con rất vui và an tâm” - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang Nguyễn Sĩ Lâm chia sẻ.
Hiện, tỉnh An Giang còn hơn 100.000 ha diện tích lúa chuẩn bị thu hoạch. Với những tín hiệu khả quan từ thị trường lúa gạo, bà con rất háo hức, kỳ vọng giá lúa tiếp tục duy trì ổn định đến thời điểm thu hoạch để việc thu hoạch và tiêu thụ được thuận lợi.
Tiếp đà thuận lợi này, nông dân cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất kỹ, xuống giống vụ Đông Xuân 2023 - 2024 (vụ sản xuất chính trong năm) đúng lịch thời vụ, đảm bảo vụ mùa thắng lợi, tránh khô hạn và chia sẻ nguồn nước với vùng hạ du.
Vụ Đông Xuân 2023 - 2024, tỉnh An Giang có kế hoạch xuống giống hơn 228.000 ha lúa. Với năng suất lúa bình quân ước đạt 7,4 tấn/ha, sản lượng lúa vụ Đông Xuân dự kiến đạt 1,7 triệu tấn, lớn nhất so các vụ còn lại trong năm 2024. Khung lịch thời vụ xuống giống được khuyến cáo bắt đầu từ ngày 1/11 - 31/12/2023 (nhằm ngày 18/9 - 19/11 âm lịch).
Để đảm bảo lịch xuống giống né khô hạn và chia sẻ nguồn nước, An Giang linh hoạt lịch xuống giống vụ Đông Xuân làm 3 đợt; trong đó, đợt 1 xuống giống từ 1/11 - 15/11, tập trung ở những vùng sản xuất 2 vụ hoặc vùng không sản xuất vụ Thu Đông 2023 với diện tích khoảng 80.000 ha, nhằm phân bố nguồn nước giữa các vùng trong tỉnh, chia sẻ nguồn nước với các tỉnh hạ nguồn và né hạn, mặn cuối vụ; đợt 2 xuống giống đại trà khoảng 120.000ha, từ 16/11 - 15/12; đợt 3 xuống giống từ 16 - 31/12 đối với diện tích còn lại.
Riêng, lịch xuống giống né rầy, tập trung 2 đợt: Đợt 1 từ 15/11 - 26/11, diện tích khoảng 60.000 ha; đợt 2 từ 11/12 - 25/12, diện tích khoảng 80.000 ha; diện tích còn lại linh hoạt xuống giống theo thực tế địa phương.

Hạn hán khốc liệt ở Tây Nguyên: Nông dân chật vật giữ nước cho mùa màng
DNTH: Dù mới chỉ bắt đầu bước vào mùa khô nhưng hiện nay, nhiều ao, hồ trên địa bàn Tây Nguyên đã cạn trơ đáy, hàng trăm ha cây trồng thiếu nước tưới trầm trọng.

Kon Tum sẽ trồng mới gần 1.600 ha sâm Ngọc Linh
DNTH: UBND tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo số 05-BC/ĐU về tình hình triển khai và thực hiện nhiệm vụ phát triển cà phê xứ lạnh và sâm Ngọc Linh; trong đó, xác định mục tiêu trong năm 2025 sẽ trồng mới 1.578 ha, nâng tổng diện tích sâm Ngọc...

Giống lúa lai GS999 sản xuất thử năng suất đạt 9,4 tấn/ha
DNTH: Giống lúa lai GS999 sản xuất thử nghiệm tại Hậu Giang sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất hơn 9 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn khoảng 3,6 triệu đồng/ha so với đại trà.

Phân bón vi sinh Sumitri – Giải pháp hữu hiệu cho nông nghiệp bền vững
Trong bối cảnh nền nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng bền vững, phân bón vi sinh đã trở thành giải pháp tối ưu giúp nông dân cải thiện năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Người chăn nuôi gặp khó khi tái đàn
DNTH: Từ sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến nay, giá con giống tăng cao, nguồn cung khan hiếm gây ra nhiều khó khăn cho các hộ chăn nuôi tại tỉnh Nam Định, nhiều hộ mới tái đàn được khoảng 50% chuồng trại, thậm chí có hộ còn chưa dám...

Điều tiết nước linh hoạt để vượt qua mùa hạn mặn
DNTH: An Giang có 126 công trình kênh, cống, trạm bơm bị ảnh hưởng do mực nước xuống thấp. Công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy sẽ góp phần đảm bảo nguồn nước tưới tiêu.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...