Nhà máy Đường An Khê: 25 năm vượt khó, vươn lên dẫn đầu ngành mía đường Việt Nam

08:46 | 20/04/2025

DNTH: Trong suốt hành trình một phần tư thế kỷ, Nhà máy Đường An Khê (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã không ngừng vươn mình mạnh mẽ, vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất để trở thành Nhà máy đường lớn nhất cả nước, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Gia Lai.

 

Nhà máy Đường An Khê: 25 năm vượt khó, vươn lên dẫn đầu ngành mía đường Việt Nam 1
Ông Rah Lan Chung (bìa trái)-Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai trao quyết định chấp thuận mở rộng Nhà máy Đường An Khê. Ảnh: Ngọc Đức

Cụm công nghiệp Mía - Đường – Điện hiện đại nhất nước

Nhà máy Đường An Khê là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS), được thành lập vào ngày 23/5/2000, giữa bối cảnh ngành mía đường cả nước đang đối mặt với khủng hoảng, tại khu vực Đông Gia Lai (huyện Kbang, KongChro, Đăk Pơ, thị xã An Khê) chỉ khoảng 3.000 ha mía. Với công suất thiết kế ban đầu 2.000 tấn mía/ngày và một dây sản xuất đường kính trắng, Nhà máy Đường An Khê khi đó được xem như “canh bạc lớn” trên vùng đất khó.

Thế nhưng, với tầm nhìn chiến lược và sự đầu tư bài bản của Công ty CP Đường Quảng Ngãi, sau 25 năm, diện tích mía nguyên liệu toàn vùng hiện đã đạt 32.000 ha và dự kiến ​​​​cán mốc 40.000 ha vào vụ ép 2025-2026. Cùng với đó, cụm sản xuất Mía - Đường - Điện hiện đại bậc nhất cả nước cũng được hình thành tại đây, trở thành “điểm sáng” trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động địa phương.

Nhà máy Đường An Khê: 25 năm vượt khó, vươn lên dẫn đầu ngành mía đường Việt Nam 2
Trụ sở Nhà máy Đường An Khê tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
Nhà máy Đường An Khê: 25 năm vượt khó, vươn lên dẫn đầu ngành mía đường Việt Nam 3
Khách hàng tham quan vùng nguyên liệu mía của Nhà máy đang thu hoạch.

Sản phẩm vươn tầm quốc tế

Hiện nay, Nhà máy Đường An Khê chuyên sản xuất đường RE, RS, đường vàng, đường thô, rỉ đường, các sản phẩm sau đường; sản xuất điện; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và sản xuất giống mía. Sản phẩm đường RS được sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại công suất 18.000 tấn mía/ngày. Sản phẩm đường tinh luyện RE công suất 1.000 tấn đường/ngày. Nhà máy điện sinh khối công suất 95MW. Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng giống mía Gia Lai chuyên nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại giống mía cho năng suất, chất lượng cao.

Nhà máy Đường An Khê: 25 năm vượt khó, vươn lên dẫn đầu ngành mía đường Việt Nam 4
Sản phẩm của Nhà máy Đường An Khê.

Ông Trần Quang Kiên-Giám đốc Nhà máy Đường An Khê cho biết: “Các sản phẩm của Nhà máy đa dạng từ các loại đường đến sản phẩm sau đường. Thị trường tiêu thụ rộng khắp cả nước, cung cấp nguyên liệu đường của nhiều đơn vị sản xuất công nghiệp hàng đầu như sữa Vinasoy, Vinamilk, sữa Cô Gái Hà Lan, Pepsi, Nutifood, Number One, Bibica, Masan… Sản phẩm đường túi của Nhà máy đã có mặt tại 4 hệ thống siêu thị hàng đầu Việt Nam: Bic C, Bách Hóa Xanh, Co.op mart, Winmart/ Winmart+, bước đầu xuất khẩu đường túi An Khê sang thị trường Đài Loan và các nước trên thế giới”.

Nhà máy Đường An Khê: 25 năm vượt khó, vươn lên dẫn đầu ngành mía đường Việt Nam 6
Ông Trần Quang Kiên-Giám đốc Nhà máy Đường An Khê phát biểu tại buổi gặp mặt khách hàng Đường An Khê năm 2025 - Ảnh: Ngọc Đức

Nhiều năm liền, sản phẩm đường An Khê đạt thương hiệu quốc gia, được công nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh. Đó là bằng chứng cho chất lượng và uy tín của sản phẩm “Made in An Khe” trên thị trường cả nước.

Ứng dụng khoa học tiên tiến hàng đầu thế giới

Nhà máy Đường An Khê không ngừng đầu tư thiết bị hiện đại và ứng dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới tự động hóa trong các khâu vận hành giúp nâng cao hiệu suất ép, thu hồi đường tối đa, giảm thất thoát đường trong quá trình chế biến và bảo vệ môi trường.

Nhà máy Đường An Khê: 25 năm vượt khó, vươn lên dẫn đầu ngành mía đường Việt Nam 7
Khách hàng tham quan dây chuyền sản xuất đường tinh luyện RE công suất 1.000 tấn đường/ngày tại Nhà máy Đường An Khê - Ảnh: Ngọc Đức

Dây chuyền đường tinh luyện với công suất 1.000 tấn đường/ngày, đây là hệ thống chế luyện đường hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới, loại tạp chất bằng phương pháp carbonat hóa, khử màu bằng hệ thống trao đổi ION. Nhà máy điện sinh khối An Khê công suất 95 MW được phát lên hệ thống lưới điện quốc gia. Nhà máy đường An Khê được đầu tư hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, hiện nay Nhà máy đã và đang áp dụng các HTQL-CC như: ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, HACCP, Halal, 5S; tiêu chuẩn FSSC 22000. 

Điều này góp phần nâng cao năng suất, sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

Động lực phát triển kinh tế – xã hội Đông Gia Lai

Không chỉ đóng góp khoảng 250.000 tấn đường/năm, chiếm trên 20% lượng đường cả nước, mỗi năm mảng sản xuất đường – điện của Nhà máy Đường An Khê còn nộp ngân sách Nhà nước hơn 200 tỷ đồng. Hơn nữa, sự phát triển của Nhà máy đã tạo ra việc làm, thu thập ổn định cho hàng vạn lao động trực tiếp và gián tiếp tại khu vực Đông Gia Lai.

Ông Trần Quang Kiên chia sẻ: “Chúng tôi tự hào với hành trình 25 năm đồng hành cùng bà con nông dân phát triển nguyên liệu mía, cải thiện thu nhập và chuyển đổi cây trồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Gia Lai. Mục tiêu sắp tới của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi là mở rộng công suất Nhà máy Đường An Khê lên 25.000 tấn mía/ngày, công suất Nhà máy điện sinh khối An Khê lên 135 MW, tạo thêm hàng nghìn việc làm mới, đóng góp lớn vào ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương”.

Nhà máy Đường An Khê: 25 năm vượt khó, vươn lên dẫn đầu ngành mía đường Việt Nam 8
Khách hàng trong cả nước gặp mặt, tham quan Nhà máy Đường An Khê vào ngày 18/4/2025 - Ảnh Ngọc Đức

Thành quả của Nhà máy Đường An Khê trong 25 năm qua là minh chứng cho sự đồng hành giữa doanh nghiệp với chính quyền và người dân địa phương, góp phần biến An Khê trở thành vùng mía đường lớn nhất nước, đồng thời là động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Gia Lai.

Một số hình ảnh khách hàng tham quan Nhà máy Đường An Khê: 

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Khai mạc Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam

DNTH: Tea Show Vietnam 2025 trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế chuyên ngành Trà, Cà phê, Thực phẩm và Đồ uống – Café Show Vietnam 2025 and Tea Show Vietnam 2025 mang đến không gian kết nối văn hoá trà và xu hướng thức uống xanh hiện đại.

Sôi động Phiên chợ biên giới Việt Nam – Campuchia tại Cửa khẩu Lệ Thanh

DNTH: Sáng 18/4, tại Bến xe Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Phiên chợ biên giới năm 2025 đã chính thức khai mạc.

Doanh nghiệp lớn và vai trò dẫn dắt thị trường nông nghiệp

DNTH: Các doanh nghiệp lớn đang đóng vai trò là hạt nhân liên kết, tạo dựng chuẩn mực và mở đường cho chuỗi giá trị bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Không chỉ là những nhà đầu tư, đây còn là trung tâm điều phối vùng nguyên...

Việt Nam vẫn thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại

DNTH: Tại lễ công bố Báo cáo Thường niên FDI năm 2024 chủ đề "Thu hút FDI vào công nghiệp bán dẫn, công nghệ tương lai, năng lượng sạch, khoa học và công nghệ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ năng" do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư...

Xây dựng chuỗi truy xuất nguồn gốc: Doanh nghiệp nhỏ cần làm những gì?

DNTH: Truy xuất nguồn gốc (traceability) không chỉ là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc để nông sản Việt Nam chinh phục người tiêu dùng toàn cầu. Với doanh nghiệp nhỏ, chìa khóa nằm ở cách tận dụng công nghệ và liên kết...

Nông sản Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá tại thị trường Trung Quốc

DNTH: Nông sản Việt Nam có cơ hội bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững thị trường Trung Quốc trong năm 2025.

XEM THÊM TIN