Nhà máy Đường An Khê hỗ trợ người dân phát triển vùng nguyên liệu mía
14:44 | 23/10/2024
DNTH: Nhà máy Đường An Khê vừa công bố bổ sung chính sách khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu mía, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hỗ trợ nông dân và nâng cao năng lực sản xuất của nhà máy.
Nông dân phấn khởi
Ngày 23/10, lãnh đạo Nhà máy Đường An Khê (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) cho biết, vừa thông báo đến bà con nông dân về bổ sung chính sách khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu mía và bảo hiểm mua mía.
Theo đó, căn cứ tình hình thực tế vùng nguyên liệu mía Nhà máy Đường An Khê (thành viên của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi) và định hướng phát triển vùng nguyên liệu mía trong thời gian tới, Nhà máy Đường An Khê bổ sung chính sách ưu đãi cho bà con nông dân.
Cụ thể, hỗ trợ chuyển đổi cây trồng trong 3 vụ: 2024-2025, 2025-2026, 2026-2027 đối với những diện tích đất trồng các cây trồng khác chuyển sang trồng mía. Đối với những diện tích đang trồng cây keo, bạch đàn, cây công nghiệp dài ngày, đất khai hoang chuyển sang trồng mía, hỗ trợ 3 triệu đồng/ha; đối với diện tích đất đang trồng cây mỳ chuyển sang trồng mía, hỗ trợ 1 triệu đồng/ha.
Đồng thời, Nhà máy Đường An Khê bảo hiểm giá mua mía 4 vụ thu hoạch: 2024-2025, 2025-2026, 2026-2027, 2027-2028. Giá mua mía tại ruộng được bảo hiểm 1 triệu đồng/tấn mía có 10 chữ đường (CCS).
Ông Trần Quang Kiên-Giám đốc Nhà máy Đường An Khê cho biết thêm: “Khi triển khai các vụ thu hoạch mía, căn cứ vào tình hình thực tế thị trường, Nhà máy sẽ ban hành giá mua mía trong từng thời kỳ, đảm bảo không thấp hơn mức bảo hiểm giá mía”.
Đón nhận thông tin này, một hộ nông dân trồng mía tại huyện Kông Chro phấn khởi chia sẻ: “Trước đây, mía là loại cây giúp chúng tôi giảm nghèo, nay vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương mình. Tin tưởng và phấn khởi trước chính sách trên, nhiều nông dân đã có kế hoạch mở rộng diện tích trồng mía và sẵn sàng áp dụng các phương pháp canh tác mới, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng mía”.
Sản phẩm vươn ra thị trường thế giới
Chính sách của Nhà máy Đường An Khê không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng. Khi nông dân có thu nhập ổn định, họ sẽ có khả năng đầu tư trở lại vào sản xuất, từ đó tạo ra một chu trình khép kín trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.
Liên quan đến Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi và đơn vị trực thuộc là Nhà máy Đường An Khê, ngày 22/10, Hội nghị Halal toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội do Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đồng tổ chức.
Tại đây, Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi đã giới thiệu khoảng 100 sản phẩm đã được cấp chứng nhận Halal. Thị trường thực phẩm Halal có những đòi hỏi riêng và rất khắt khe; các sản phẩm Halal đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng và bảo vệ môi trường. Sự có mặt các sản phẩm của tại Hội Nghị Halal đã khẳng định sự sẵn sàng đáp ứng yêu cầu đối với thị trường toàn cầu.
Minh Vỹ
Cùng chuyên mục
- Tags:
- An Khê /
- phát triển vùng nguyên liệu mía /
- bổ sung chính sách khuyến khích /
- Nhà máy Đường An Khê /
- Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi /
- tỉnh Gia Lai /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Đổ hàng tỷ USD vào nông nghiệp, các đại gia Việt nhận lại được gì?
DNTH: Dù là những doanh nhân có tiếng trên thương trường, Bầu Đức, tỷ phú Trần Đình Long hay Trần Bá Dương,.. đều phải đối mặt với không ít thách thức trong hành trình đầu tư nông nghiệp.
Hiệu quả sản xuất từ Diễn đàn Khuyến nông@
DNTH: Trong thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức nhiều diễn đàn Khuyến nông @, qua đó đã giúp cho bà con nông dân nâng cao được kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mở rộng cơ hội kết nối sản xuất và tiêu...
Khuyến khích nông dân đa dạng con nuôi thủy sản để tăng thu nhập
DNTH: Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh dự báo tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh ước đạt khoảng 195.000 tấn, tăng khoảng 3.000 tấn so năm 2023, vượt kế hoạch đề ra 7,19 % về tăng giá trị sản xuất và...
Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
DNTH: Thủy sản được xác định là mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình và có những đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế những năm qua.
Triển khai cho vay hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo
DNTH: Để góp phần thực hiện đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa...
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen
DNTH: Hiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp hơn 1.108 ha, sản lượng sen gương đến cuối tháng 10/2024 ước đạt 12.163 tấn. Giá thành sản xuất gương sen bình quân đạt 9.204 đồng/kg, giá bán bình quân đạt 20.000 đồng/kg, lợi...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...