Nhà máy Đường An Khê quan tâm người trồng mía

07:50 | 13/04/2023

DNTH: Với hơn 35 ngàn ha, Gia Lai là vùng nguyên liệu mía lớn nhất nước ta, trong đó các huyện, thị xã khu vực phía Đông là vùng trọng điểm trồng mía của tỉnh này (hơn 25 ngàn ha). Năm nay, thêm một mùa mía ngọt đối với bà con nông dân nơi đây khi cây mía vừa được mùa, được giá.

Các địa phương phía Đông tỉnh Gia Lai như huyện Đăk Pơ, Kbang, Kông Chro và thị xã An Khê, vụ mía 2022-2023, nhờ mưa thuận gió hòa, cộng với việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất đồng bộ nên năng suất tăng vượt trội. Năm ngoái, năng suất bình quân 63 tấn/ha, năm nay là 70 tấn/ha, tăng 7 tấn/ha.

Screenshot (122)
Người trồng mía Đông Gia Lai đưa cơ giới hóa vào sản xuất đồng bộ giúp tăng năng suất. 

Giá mía khi về tới Nhà máy Đường An Khê, thấp nhất 1,230 triệu/tấn, mía có chữ lượng đường cao giá lên tới 1,350 triệu/tấn; trung bình giá tăng cao hơn năm ngoái khoảng 100 ngàn đồng/tấn. Ngoài ra, nhà máy còn hỗ trợ cước vận chuyển hơn 20 ngàn đồng/tấn cho bà con nông dân trồng mía. Trừ chi phí, người trồng mía lãi mỗi ha từ 45 đến 50 triệu đồng.

m3
Nhà máy Đường An Khê, tỉnh Gia Lai. 

Vài năm trở lại đây, bà con trồng mía ở khu vực này liên kết với Nhà máy Đường An Khê, đưa giống mía năng suất, chất lượng cao, chịu hạn tốt vào canh tác nên người trồng mía thuận lợi hơn trong đầu tư. Cùng với đó đưa cơ giới hóa từ khâu trồng trọt, chăm sóc, bón phân đến thu hoạch đã giúp các vụ mía gần đây của bà con đều đạt năng suất cao.  

Ông Đinh Văn Thịnh, người dân tộc Bana ở xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai cho biết, để thu hoạch xong 1 ha mía, nếu dùng máy móc hiện đại thì chỉ sau 3 tiếng đồng hồ là hoàn tất, còn nếu thuê bà con thu hoạch thủ công cần hơn 10 công làm trong trong 2 ngày.

“Tổng thể cánh đồng lớn ở khu vực chúng tôi khoảng 65 ha mía, trong đó của nhà tôi chừng 7 ha, đất tương đối bằng phẳng nên các khâu đều làm bằng máy, nhờ đó giảm chi phí, thu lợi nhuận cao hơn trước đây. Cảm ơn chính quyền địa phương và Nhà máy Đường An Khê đã đồng hành, hỗ trợ bà con mới có được cuộc sống ổn định, ấm no như hiện nay”, ông Thịnh chia sẻ thêm.

22
Thu hoạch mía bằng máy móc hiện đại. 

Thay vì mạnh ai nấy làm như trước, hiện nay lịch thu hoạch mía cũng được triển khai đến từng địa bàn, tạo thuận lợi cho bà con nông dân, phối hợp với nhà máy bố trí máy móc, xe vận chuyển đưa mía từ ruộng về thẳng nhà máy.  

Để đảm bảo tiến độ thu hoạch cho bà con, Nhà máy Đường An Khê tập trung hết nhân lực, nâng công suất ép mía lên 17 ngàn tấn/ngày. Dự kiến trong mùa vụ 2022-2023, nhà máy sẽ thu mua hết vùng mía nguyên liệu 1,7 triệu tấn mía cây.  

Ông Nguyễn Hoàng Phước-Phó Giám đốc Nhà máy Đường An Khê, tỉnh Gia Lai- cho biết: “Để giải quyết nhanh và đảm bảo thời vụ cho bà con, nhà máy đã chia lịch thu hoạch cho bà con ở 4 huyện phía Đông sao cho phù hợp với công suất nhà máy, điều kiện thời tiết, khí hậu từng vùng. Mía của bà con ở huyện Kông Chro được thu hoạch sản lượng lớn trước, tiếp đến huyện Đăk Pơ và Kbang, sau đó là thị xã An Khê”.

m2
Xe chở mía vào Nhà máy Đường An Khê. 

 Xác định mía là cây trồng chủ lực, các huyện thị khu vực phía Đông tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều chương trình khuyến nông, hướng dẫn bà con trồng những giống mía chất lượng, cùng với đó định hướng tăng cường liên kết với Nhà máy Đường An Khê để phát triển bền vững cây trồng chủ lực này. Sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà máy Đường An Khê với người dân trồng mía, qua đó góp phần giúp cuộc sống của bà con nơi đây dần dần được nâng cao.

Đến nay, Nhà máy Đường An Khê cùng với người trồng mía khu vực phía Đông tỉnh Gia Lai đã đầu tư phục hồi lại diện tích trồng mía. Dự kiến, tổng diện tích mía của nhà máy niên vụ thu hoạch 2023 - 2024 vào khoảng trên 28 ngàn ha, với sản lượng gần 2 triệu tấn mía cây.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tham quan nông trại 200 ha sầu riêng của Công ty 30-4 Gia Lai

DNTH: Ai từng nhắc đến Công ty TNHH 30-4 Gia Lai thường nghĩ ngay đến, đó là doanh nghiệp nổi tiếng trong ngành gỗ xuất khẩu hay thủy điện, những lĩnh vực đã định danh doanh nghiệp này lâu nay.

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ

DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

XEM THÊM TIN