Nhà thơ - nhà báo Phạm Quốc Cường và những vần thơ chất chứa sự đời
08:54 | 27/09/2023
DNTH: Nhà thơ – nhà báo Phạm Quốc Cường từ lâu đã trở nên quen thuộc với độc giả, ít nhất là trong giới báo chí. Thơ anh nhẹ nhàng, chân tình, không cố phá cách. Thơ anh luôn nói về thế thái nhân tình, dù là bộc lộ nội tâm, hay viết về thắng cảnh, thiên nhiên, quê hương, đất nước.
Nhà thơ Phạm Quốc Cường có thể được coi là người viết thơ nhanh, thơ nhiều. Trong giới báo chí, anh là người điển hình cho mẫu nhà báo làm thơ.
Là người Việt Nam, chúng ta tiếp xúc thơ qua lời mẹ ru. Rồi từ khi có Kiều, chúng ta sống cùng Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều... điều đó cho thấy, thơ Việt Nam vẫn có sức sống mãnh liệt trong đời sống hiện đại. Lời hát, câu rap đều bắt chước cách gieo vần, chơi chữ từ thơ.

Phạm Quốc Cường sáng tác thơ ca như dòng sông tuôn chảy. Có thể thơ anh chưa mới, đâu đó lặp lại người, lặp lại chính mình, nhưng đó mới là anh. Trò chuyện với anh, dễ bắt gặp chất thơ qua tâm tư, hay chuyện đời, chuyện nghề của anh. Thông qua những bài thơ, đã phần nào thể hiện về con người anh - một người trải qua nhiều sóng gió, đắng cay.
Ở thơ, Phạm Quốc Cường nói lên được nhiều điều nhất, không né tránh, thể hiện nhiều góc cạnh về con người anh: lúc thì khóc, lúc thì mạnh mẽ; sự nhân nghĩa và cả tâm hồn trẻ thơ đều hoà quyện trong những vần thơ anh. Thơ Phạm Quốc Cường không phải là đám mây xa thế tục, mà ngược lại gần gũi, đi sâu vào đời. Thật xúc động khi đọc những vần thơ anh viết về vụ cháy tại phố Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội) vừa qua:
“Ta chua xót lắm, than ôi!
Đứng lên ngồi xuống cứ bồi hồi
Câu chuyện đau lòng chung cư nhỏ
Sao thể làm vơi những oan hồn
Hàng chục gia đình ngâm trong lửa
Kêu thét gào than oán đêm trường
Họ không thở được trong cơn lửa
Bị cháy sạm đen những thân hình”.
Đó là những câu thơ tự nhiên qua ngòi bút xót xa của Phạm Quốc Cường. Chỉ cần bấy nhiêu thôi cũng là đủ để nói lên sự đau đớn mà ngọn lửa vô tình gây ra trong vụ cháy thương tâm. Hình ảnh người ngâm trong lửa, tiếng thét gào thật đớn đau thay!
“Họ không thở được trong cơn lửa
Bị cháy sạm đen những thân hình”.
Hai câu thơ, mà ai đọc vào chắc chắn phải nghẹn ngào, dừng lại, lặng im...
Đoạn thơ dưới đây của bài thơ viết về vụ hoả hoạn, khiến người đọc một lần nữa nhói lòng. Và ở đây, ta thấy Phạm Quốc Cường có chút gì đó “rất Nguyễn Du” khi viết “Văn tế thập loại chúng sinh” năm xưa.
“Ôi nhiều sinh linh còn vất vưởng
Vì lửa thiêu oan cướp mạng rồi
Hàng chục con người, ôi đau đớn!
Ngậm hờn cay đắng từ nhân gian
Tình cảm chứa chan, người ôm hận
Soi tỏ ngàn năm vẫn nhói lòng!
Hỡi ôi, đêm lửa bùng phát cháy
Tiếng khóc kêu than chín tầng nhà
Người già co quắp thân khô cứng
Trẻ nhỏ bờ môi mím đen xì
Ôi người tắt thở, mắt còn mở
Như muốn tỏ xem chuyện là gì
Có cảnh người cha ôm con nhảy
Thoát lửa rồi, nhưng vẫn tử vong
Ở trong thảm cảnh tang thương ấy
Ai thoát được đâu, cái chết về
Thương sao Khương Hạ đêm mưa nhỏ
Nhưng tiếng than oan vẳng đất trời
Mười ba tháng chín Thanh Xuân quận
Phủ trắng khăn tang chín tầng nhà
Hàng chục sinh linh chờ siêu thoát
Hàng chục năm sau vẫn bàng hoàng
Giờ ta thắp một nén lòng nhang
Hướng đến hương linh những oan hồn
Mong người vãng sinh nơi cực lạc
Đáp nghĩa trần ai tránh lỗi lầm
Những ngày Hà Nội mang tâm sự
Thành kính phân ưu những kiếp người
Ôi thôi, ta khóc đời dương thế
Uống lệ bao nhiêu mới đủ buồn
Thành tâm cầu khấn nơi dương thế
Để chốn âm ti đón nhận người
Hỡi những oan hồn còn day dứt
Mang hết tâm tư trút cõi trời
Nhân thế xa rời trời bật khóc
Như muốn chung tay trước sự tình
Thế gian còn lắm sự bất minh
Người nơi chín suối - đành lặng thinh!”.
Theo thời gian, thơ Phạm Quốc Cường ngày càng ý nhị, và ẩn ý hơn. Tả thu, anh viết: “Thu dần vào sâu lắng”; “Gió ẩn sau rèm nhà”. Nói về kỷ niệm, anh viết: “Nơi ta sống hôm qua/Là món quà đáng nhớ”. Về hư thực, Phạm Quốc Cường viết: “Ngả vai về chốn thiên thai/Tình còn vương lại ở nơi cuối trời”. Hai câu thơ này cho thấy nhà thơ tha thiết với đời, không thể dứt bỏ được người mà đi, dù là có vượt thoát qua rối ren đời người.
Khi tả về thắng cảnh, hay thiên nhiên, quê hương, đất nước, Phạm Quốc Cường vẫn giữ được giọng điệu của các thi sĩ xưa, như Tố Hữu, như Tế Hanh, đó là điểm yếu, cũng là điểm mạnh của anh. Phạm Quốc Cường ưa liệt kê khi tả cảnh, tả vật, như khi viết đất linh – chùa Thầy:
“Thiên Phúc tự cảnh đẹp cao
Long lanh sắc nước tường rào xanh xanh
Nhà dân bên cạnh an lành
Thanh tao trong vắt cảnh trần tuyệt thay
Kỳ nhân lên đỉnh núi Thầy
Ngắm hồ Long Chiểu phơi bày lộ thiên”.
Có lẽ Phạm Quốc Cường đã bỏ ngoài tai được khen chê của người đời khi nhận xét về thơ anh. Anh vẫn miệt mài với thơ. Ta thấy anh như “phu chữ”, mà một nhà thơ từng định nghĩa về người làm chữ nghĩa, đó là “đãi” từng con chữ nên thơ.
Ta trân trọng anh, yêu quý anh trong nghệ thuật, bởi anh muốn mang cái đẹp, tình người cho đời!

Đặc sắc “Lễ hội tình yêu” năm 2025
DNTH: Từ ngày 28/4 đến ngày 30/4 diễn ra chương trình: “Lễ hội tình yêu" năm 2025 tại quảng trường Thống Nhất, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội. Chương trình hội tụ của tinh hoa văn hóa dân tộc đúc kết từ bề dày lịch...

Sinh viên Nguyễn Thị Khánh Huyền thành công chinh phục danh hiệu Hoa khôi Báo chí 2025
DNTH: Trong đêm Chung kết cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí - Press Beauty 2025, Nguyễn Thị Khánh Huyền có phần trả lời ứng xử thuyết phục bằng tiếng Việt và tiếng Anh, để lại dấu ấn sâu sắc về một cô gái can đảm vượt qua nỗi tự...

Đại lễ Vesak 2025: 10.000 người sẽ tham dự lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình
DNTH: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 (Đại lễ) từ ngày 6 đến 8/5 ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, các hoạt động chào mừng diễn ra từ ngày 2.5. Trong khuôn khổ đại...

'Sắc màu thành phố Bác' đặc sắc với nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống
DNTH: Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như cải lương, hát bội, múa bóng rỗi, đờn ca tài tử... được trình diễn kết hợp trong chương trình 'Sắc màu thành phố Bác', diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Hà Nội bắn pháo hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
DNTH: Thành phố tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 22/4 và 27/4 tại khu vực đường đua F1 (quận Nam Từ Liêm) và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

Công nghệ trình chiếu ánh sáng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
DNTH: Tối 19/4, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác” để chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam,...
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
Sống khỏe
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...