Nhận đơn hàng theo tháng: Dệt may đuối sức

08:44 | 07/01/2020

DNTH: Sau hai năm thăng hoa, năm 2019, dệt may Việt Nam đã lộ điểm yếu khi không thể đạt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD như đề ra. Dù là 1 trong 10 nhóm hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất, dệt may đang dần đuối sức khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như phải tìm các thị trường ngách, vì không đủ sức cạnh tranh trực tiếp với hàng Trung Quốc hay Ấn Ðộ.

Nhận đơn hàng theo tháng: Dệt may đuối sức

Khó đạt nhiều kỳ vọng từ các FTA       

Chia sẻ với báo chí về kế hoạch năm 2020, tầm nhìn 2025, ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) thừa nhận  2019 là năm rất khó khăn đối với ngành Dệt may Việt Nam, đặc biệt là ngành sợi. Đây cũng là năm Vinatex phải rất nỗ lực để “vượt khó” với lợi nhuận trước thuế đạt 1.394 tỷ đồng, thấp hơn so với năm 2018.

Theo lãnh đạo Vinatex, năm 2020, dự báo bức tranh kinh tế sẽ còn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, tương lai cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa rõ ràng… nên Vinatex cũng chỉ đặt kế hoạch doanh thu (chưa VAT) đạt 50.922 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế đạt 1.552 tỷ đồng.

Ông Trường cũng cho rằng, dù có nhiều ý kiến nói về kỳ vọng của ngành Dệt may khi có Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cũng như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) nhưng thực tế để được hưởng ưu đãi về thuế từ những hiệp định này, các doanh nghiệp (DN) trong ngành phải đối mặt việc đáp ứng được các quy tắc về xuất xứ.

Tuy nhiên, để đáp ứng được những quy tắc này, Việt Nam cần đầu tư vào khâu sản xuất vải để được ưu đãi về thuế suất khi xuất khẩu sang các nước trong khối CPTPP và EU. Đây là bài toán không hề dễ thực hiện khi phải cạnh tranh trực tiếp về mẫu mã, chất lượng, thời gian giao hàng, giá thành… với các nhà sản xuất lớn như Trung Quốc (chiếm 54% lượng vải toàn cầu), Ấn Độ (chiếm 20%)…

“Việt Nam mới chỉ có quy mô xuất khẩu bằng 18% lượng xuất khẩu của ngành Dệt may với lượng tiêu thụ mỗi năm khoảng dưới 1 tỷ mét vải cả dệt thoi và dệt kim. Do đó, nếu tính đến bài toán đầu tư để sản xuất vải dành riêng cho thị trường này thì còn quá nhỏ. Còn nếu đầu tư với quy mô lớn, rõ ràng sẽ khó có thể cạnh tranh được với các nhà sản xuất hiện hữu tại Trung Quốc, Ấn Độ”, ông Trường phân tích.

Cũng theo ông Lê Tiến Trường, hiện tại các DN có chuỗi cung ứng hoàn chỉnh đều đang đi theo con đường “ngách”. Thị trường ngách và cần có sự đảm bảo của chuỗi cung ứng. DN Việt Tiến là một ví dụ. Theo ông Trường, Việt Tiến để trở thành đối tác lớn của Uniqlo và Nike, công ty phải đầu tư rất nhiều. Khi có được sự đảm bảo của những đối tác đứng đầu chuỗi cung ứng, đường đi và đầu ra cho sản phẩm mới có thể đảm bảo. Và khi đó, doanh nghiệp tránh được việc đầu tư dàn trải trong bối cảnh không thể cạnh tranh với giá vải nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ.

Khó khăn ngày càng lớn              

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng Cty may Hưng Yên, nhiều năm trước, công ty đã có đơn hàng đến hết quý II, thậm chí có nhiều đơn hàng khó sản xuất, Tổng Công ty may Hưng Yên còn ký trước đơn hàng đến tận cuối năm sau với đối tác. Nhế nhưng năm nay, DN chỉ nhận được lượng đơn hàng về rất rải rác.

“Dù đã làm ăn với nhau cả chục năm nhưng đối tác từ Mỹ giờ đây không ký các hợp đồng dài hạn, mà chỉ ký ngắn hợp đồng hạn kiểu “ăn đong”. Có vẻ họ muốn nghe ngóng biến chuyển của thương chiến Mỹ - Trung Quốc. Năm nay, không chỉ “khan” hợp đồng, DN còn bị đối tác ép giá để ký hợp đồng. May Hưng Yên chủ yếu sản xuất các mặt hàng khó và cao cấp như áo Jaket, áo lông vũ, hàng thời trang… nên nhiều đối tác có đơn hàng vẫn ký, còn các đơn hàng dễ, họ vẫn chưa ký và cũng chưa biết thế nào?”, ông Dương cho hay.

Báo cáo của Bộ Công Thương về hoạt động của các DN dệt may cũng cho hay, số lượng đơn hàng của nhiều DN mới chỉ bằng 80% so với cùng kỳ năm trước. Không chỉ thế, nhiều DN thay vì nhận được đơn hàng dài hạn như trước kia, giờ đây, họ chỉ có các đơn hàng theo tháng, dài nhất là theo quý. Nhiều các DN dệt may đã và đang đối mặt với không ít khó khăn khi phải giành giật đơn hàng với DN ở các cường quốc dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh...

Ông Nguyễn Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) thừa nhận, dệt may Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thách thức. Cụ thể, dù có những lợi thế từ việc mở cửa thị trường thông qua các FTA như CPTPP hay EVFTA. Tuy nhiên, các DN dệt may Việt Nam phải nhanh chóng cơ cấu lại ngành Dệt may, giải quyết bài toán yếu về thiết kế, thương hiệu, quản trị, tự chủ nguyên liệu đáp ứng quy tắc xuất xứ.

Cũng theo ông Giang, năm 2020, ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt tổng trị giá xuất khẩu 42 tỷ USD. Để đạt mục tiêu đề ra về lâu dài, các DN dệt may cần đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực dệt, nhuộm; cần chú trọng khâu chuyển giao công nghệ, lồng ghép chương trình đào tạo nhân lực về quản lý kỹ thuật, công nghệ khi ký hợp đồng mua máy móc, thiết bị.

Dù kỳ vọng rất lớn và có mức tăng trưởng ước khoảng 7,5% nhưng thực tế đến hết năm 2019, dệt may Việt Nam để vuột khỏi tầm tay mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD. Các số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho thấy, năm 2019 dệt may xuất siêu 16,62 tỷ USD, tăng 2,25 tỷ USD so với năm trước đó.

 

Theo Tiền phong

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, nhiều nhà đầu tư (NĐT) châu Á vẫn tìm hiểu dự án BĐS có pháp lý sạch, quỹ đất sạch, trong đó quan sát và tìm kiếm các dự án có dấu hiệu giảm giá.

M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch

Trải qua 2 làn sóng Covid-19, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) “đình đám” với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước.

Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu

Thị trường ô tô đang bước vào tháng thấp điểm nhất trong năm - tháng ngâu, dù các hãng và đại lý đang tìm mọi cách đẩy hàng thông qua chính sách giảm giá, khuyến mãi...

Bất động sản Long An chờ đòn bẩy phát triển

Là cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây, có 3 mặt giáp TP.HCM, thị trường bất động sản Long An liên tục đón nhận dự án mới. Thế nhưng giới phân tích cho rằng bất động sản Long An vẫn đang thiếu đòn bẩy là hạ tầng giao...

GS. Đặng Hùng Võ: 'Bất động sản vùng ven Hà Nội khá khởi sắc'

Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội thời gian qua phát triển khá sôi động với nhiều dự án lớn gắn với những tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản. Xung quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng...

Xe máy ế ẩm, doanh số giảm phân nửa

Tình hình thị trường xe máy trong tháng 7 âm lịch ế ẩm là chuyện bình thường. Nhưng năm nay lại dính thêm dịch bệnh nên người dân cũng mua xe ít hơn hẳn.

XEM THÊM TIN