Nhân giống cá đặc sản trên sông Mekong

17:25 | 20/02/2025

DNTH: Cá cóc là một trong những loài đặc sản trên sông Mekong, có hình dáng giống cá chép, với vảy trắng, vây đỏ, thịt thơm ngon, ít xương…

Hạn chế tình trạng khai thác cạn kiệt

Mô hình sản xuất giống cá cóc do Trung tâm Giống thủy sản An Giang thực hiện, đáp ứng nhu cầu giống cho người nuôi và cung cấp giống cho chương trình thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản, nhằm đa dạng hóa các giống cá bản địa thả về tự nhiên.

Cá cóc (thuộc họ cá chép Cyprinidae), phân bố ở Lào, Thái Lan, Campuchia, Indonesia và sông Tiền, sông Hậu của Việt Nam. Cá thích nghi với điều kiện nước chảy và có tập tính di cư sinh sản. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, cá cóc thường được khai thác quanh năm bằng câu, lưới, chài, đáy và đóng chà ven sông. Vì vậy, loài cá cóc ngày nay trở nên cạn kiệt, khan hiếm.

Về miền Tây ăn cá cóc

ThS Tăng Hoàng Vinh - Phó Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản An Giang cho biết, với sự hỗ trợ của Viện Nuôi trồng thủy sản II về kỹ thuật sản xuất giống, đến nay Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã cơ bản hoàn thành nội dung dự án.

An Giang là tỉnh đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó nghề nuôi trồng thủy sản chiếm vai trò quan trọng nhờ vào lợi thế sông Tiền, sông Hậu và mùa nước lũ hằng năm.

Những năm gần đây, người nuôi chuyển dần sang nuôi các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, trong đó, cá cóc là đối tượng nuôi mới, nhiều tiềm năng, thích hợp để phát triển nghề nuôi lồng bè. Mô hình nuôi có khả năng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, nguồn cá có giống cung cấp cho người nuôi ở An Giang còn nhiều hạn chế. Nguồn cá cóc bố mẹ thuần dưỡng từ tự nhiên rất ít, chủ yếu chỉ dùng cho nghiên cứu, bảo tồn gen, chưa phát triển nuôi để cung cấp nguồn cá thương phẩm cho thị trường.

Cá Cóc - Đặc Sản Có Tên Xấu Lạ Nhưng Là Đặc Sản Quí Hiếm Của Dòng Mekong

Từ nhu cầu về giống cá cóc của thị trường hiện nay, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã thực hiện dự án “Thử nghiệm xây dựng mô hình sản xuất giống cá cóc tại An Giang”, đáp ứng nhu cầu cho người nuôi và cung cấp giống cho chương trình thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm đa dạng hóa các giống cá bản địa thả về tự nhiên.

Nhóm thực hiện dự án đã xây dựng thành công mô hình sản xuất giống cá cóc tại hai điểm. Một điểm sản xuất giống cá cóc (bao gồm nuôi vỗ cá bố mẹ, sinh sản, ương giống) tại Trại giống Bình Thạnh cơ sở 2 (Vĩnh Trạch, Thoại Sơn) và điểm ương giống cá cóc tại Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên.

Sau ba tháng nuôi vỗ cá bố mẹ đến giai đoạn thành thục (giai đoạn cá chưa trưởng thành đến giai đoạn sinh dục hoàn thiện, có thể cho sinh sản), tỉ lệ cá sống ở giai đoạn này đạt 88,4% và hệ số thành thục sinh dục là 17,6%.

Nhân nuôi loài cá “đỏng đảnh”

Theo ThS Tăng Hoàng Vinh, hiện nay, nghề nuôi cá nước ngọt phát triển, nên nhu cầu về cá giống ngày càng đa dạng. Ở An Giang, cá cóc chưa được người nuôi quan tâm nhiều, đa số cá giống được thả nuôi ghép với các loài cá khác để tận dụng thức ăn thừa trong ao, bè. Cá chậm lớn hơn, tốn nhiều thời gian và công chăm sóc nên người dân chưa ưa chuộng. Các hình thức nuôi ghép chủ yếu là ghép với cá điêu hồng, cá ba sa, cá he, cá hú…

Cá Cóc - Đặc Sản Có Tên Xấu Lạ Nhưng Là Đặc Sản Quí Hiếm Của Dòng Mekong

Tuy nhiên, những năm gần đây, thị trường tiêu thụ cá đặc sản dưới dạng sản phẩm cá tươi sống đang dần phát triển, đặc biệt là thị trường TPHCM và Campuchia. Do đó, người nuôi chuyển dần sang cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, như cá hô, cá sát sọc, cá bông lau… Trong đó, cá cóc đang được nhiều người dân tìm mua. Hiện nay, công nghệ nuôi loài cá này được người nuôi cải tiến rất nhiều nên hiệu quả kinh tế mang lại tương đối khả quan.

Theo nhóm thực hiện dự án, cá cóc sống ở sông, nước chảy, nên nhu cầu oxy rất cao. Để ương được cá cóc giống, ao phải có hệ thống sục khí đáy, hoạt động liên tục trong ba tuần đầu. Để nuôi cá cóc đạt hiệu quả thì mật độ thả nuôi không quá dày (khoảng 100 - 200 con/bè), không sử dụng kháng sinh, nguồn nước khu vực bè nuôi phải sạch và xung quanh không có nhà máy.

Cá cóc nuôi bè sau 1 năm là cho thu hoạch, thông thường trọng lượng 1,2 - 1,5kg là có thể xuất bán. Song, có thể thả nuôi với thời gian dài, cá cóc sẽ đạt trọng lượng 7kg trở lên. Hiện giá bán tương đối cao, khoảng 160.000 đồng/kg, trừ chi phí người nuôi thu lãi hơn 30.000 đồng/kg.

Vậy nên, việc nhân giống thành công loài cá có giá trị cao này giúp người nông dân gia tăng thu nhập, góp phần giảm thiểu tình trạng đánh bắt quá mức loài này trong tự nhiên.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chuyển đổi từ trồng lúa bấp bênh sang dừa chuyên canh cho năng suất cao

DNTH: Dừa là cây trồng có giá trị kinh tế cao, chịu được hạn mặn, thích hợp thổ nhưỡng nên được tỉnh Tiền Giang khuyến khích phát triển.

Sản xuất chè liên kết, nông dân hết lo âu

DNTH: Những đồi keo èo uột được xã Sơn Hồng vận động phá bỏ chuyển sang trồng chè liên kết. Kết quả, sau 2 năm chăm bón, nhiều hộ thu hàng trăm triệu đồng/ha.

Tập đoàn Mường Thanh Khai trương khách sạn thứ 62 tại Điện Biên

DNTH: Ngày 7/5/2025, thành phố Điện Biên Phủ chào đón một công trình nghỉ dưỡng mới – Khách sạn Mường Thanh Luxury Điện Biên. Không chỉ là khách sạn thứ 62 trong hệ thống danh tiếng của Tập đoàn Mường Thanh, mà còn là biểu tượng...

LocknLock phát huy trách nhiệm xã hội qua chương trình thiện nguyện tại Vĩnh Phúc

DNTH: Trong khuôn khổ cuộc thi “Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam Toàn cầu 2025” diễn ra tại tỉnh Vĩnh Phúc, thương hiệu LocknLock - nhà tài trợ kim cương của chương trình đã tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện “Trao sinh kế”, mang đến...

Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.

Carvivu và Motorcycles TV ký kết hợp tác chiến lược – Đồng hành vì Tăng Trưởng Xanh, hướng đến Net Zero 2050

DNTH: Ngày 24/04/2025, Công ty CP Carvivu (Carvivu) và Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Motorcycles TV (MTV) đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU), mở ra liên minh chiến lược toàn diện vì một hệ sinh thái xe điện bền vững.

XEM THÊM TIN