Nhiều dự án của GEG bị điều tra liệu có ảnh hưởng đến cổ đông ngoại JERA ?
09:06 | 19/08/2024
DNTH: Nắm giữ 35,1% cổ phần Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (HOSE: GEG), Tập đoàn JERA (Nhật Bản) hiện là cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp. Tròn 2 năm sau thương vụ, khoản đầu tư đã sụt giảm 39% giá trị và mới đây nhất, trước “tin dữ” toàn bộ nhà máy điện gió đang vận hành của GEG bị điều tra, cổ phiếu GEG lại tiếp tục tụt dốc.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có công văn gửi Công ty Mua bán điện (EPTC) và Ban Thị trường điện về việc cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an. Được biết, tài liệu yêu cầu thông tin về 32 nhà máy điện gió, điện mặt trời nằm trong vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố. Danh sách bao gồm 8 dự án mặt trời và 24 dự án điện gió, trong đó có 4 dự án do GEG - thành viên chủ lực ngành năng lượng của TTC Group đầu tư.
Cổ đông ngoại lo ngại ?
Điện Gia Lai là một trong những chủ đầu tư phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, công ty đã đầu tư mạnh vào 5 dự án điện gió với tổng công suất lên đến 260MW, trong đó 4 dự án đã đi vào hoạt động.
Tập đoàn JERA (Nhật Bản) hiện là cổ đông lớn nhất tại GEG sau khi mua lại 35,1% cổ phần vào giữa năm 2022 từ Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới và Quỹ Đầu tư Năng lượng Tái tạo Armstrong Asset Management.
Trong một cuộc trò chuyện với Cổng thông tin điện tử Chính phủ, đại diện JERA đã nhấn mạnh về tính phức tạp trong việc đầu tư các dự án năng lượng đòi hỏi việc thực hiện cam kết tuân thủ các yêu cầu của dự án (thỏa thuận mua bán điện, giấy phép, quy định) phù hợp với các tiêu chuẩn cho vay quốc tế.
Tuy nhiên, việc toàn bộ các nhà máy điện gió đang hoạt động của GEG bị điều tra có thể là một tình huống nghiêm trọng đòi hỏi cổ đông lớn JERA phải có những biện pháp giám sát chặt chẽ hơn để phù hợp với định hướng đầu tư và mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Xét về hiệu quả đầu tư, Điện Gia Lai cũng chưa thể làm hài lòng bên cổ đông lớn nhất này khi giá trị khoản đầu tư đã sụt giảm gần 50% so với cột mốc xảy ra thương vụ. Cụ thể, báo Nikkei đưa tin thương vụ này tại thời điểm đó có giá trị khoảng 112 triệu USD, tương đương 2.800 tỷ đồng. Với số lượng gần 120 triệu cổ phiếu hiện hữu (theo số liệu của FiinTrade đến ngày 30/06/2024), trước khi vụ việc điều tra xảy ra, ước tính giá trị của số cổ phiếu này xấp xỉ 1.700 tỷ (với giá 14.500 đồng/cổ phiếu). Như vậy, khoản đầu tư đã sụt giảm 39% giá trị. Còn đến thời điểm hiện tại, sau sự việc điều tra, giá cổ phiếu đã giảm thêm 10% và đang ở mức 12.900 đồng/cổ phiếu (cập nhật ngày 16/08/2024), khiến thương vụ của JERA “bốc hơi” mất khoảng 45% so với thời điểm đầu tư.
Theo kế hoạch năm 2024 được đề cập trong báo cáo thường niên năm 2023 của GEG, mảng điện gió đóng góp 47% sản lượng điện, 46% tổng doanh thu 2024 và tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho công ty trong những năm tới.
Hiện nay, GEG đang vận hành 4 dự án với công suất từ 30 đến 100 MW, bao gồm nhà máy la Bang, Tân Phú Đông 2, VPL Bến Tre - Giai đoạn 1 và Tân Phú Đông 1. Đáng chú ý, dự án Tân Phú Đông 1 được đầu tư với tổng vốn 4.464 tỷ đồng, lớn nhất từ trước đến nay của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những dự án điện gió có công suất lớn trên cả nước (100 MW).
Nếu hoạt động hết công suất, Tân Phú Đông 1 có thể tạo ra khoảng 307,6 triệu kWh điện, chiếm 20% tổng sản lượng điện toàn bộ danh mục của GEG. Dự án này được kỳ vọng là động lực tăng trưởng chính cho doanh thu và lợi nhuận của công ty trong những năm tới khi vận hành hết công suất và đạt giá bán điện thương phẩm.
Báo cáo tài chính của GEG cho thấy: Doanh thu năm 2023 đạt 2.163 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chỉ 137 tỷ đồng, ROE ở mức 3.18% thấp hơn rất nhiều so với các công ty cùng ngành. Năm 2024, công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần ở mức 3.120 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 270 tỷ đồng. Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, công ty chỉ hoàn thành 39% kế hoạch doanh thu và 47% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Đến quý 2/2024, tổng tài sản của GEG là 16.063 tỷ đồng, nhưng nợ phải trả đã lên tới 10.100 tỷ đồng. Năm 2023, công ty đã phải chi trả 841 tỷ đồng tiền lãi.
Mặc dù quy mô doanh thu, tài sản, nợ vay có xu hướng tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây do hoạt động đầu tư và đi vào vận hành các dự án điện gió; nhưng lợi nhuận chưa có dấu hiệu cải thiện tương xứng. Biên lợi nhuận gộp quý 2 ở mức 42%, gần như thấp nhất trong 3 năm gần đây. Với tính chất ngành, chỉ cần xảy ra biến động (giảm) rất nhỏ về giá bán điện hoặc chậm tiến độ vận hành, lập tức công ty sẽ gặp thua lỗ.
Báo cáo tài chính cũng chỉ ra GEG đang là một trong những doanh nghiệp niêm yết trong mảng đầu tư năng lượng tái tạo có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao nhất, với mức nợ gần gấp đôi vốn chủ. Nếu quá trình điều tra kéo dài làm cho tình hình xấu hơn, dẫn đến gián đoạn hoạt động sản xuất điện, công ty có thể đứng trước gánh nặng về tài chính khi lãi vay hàng năm đang chiếm đến 30% tổng doanh thu hiện tại.
GEG đối mặt nhiều nguy cơ
Với tình hình kinh doanh vừa “chớm” khởi sắc cho mảng năng lượng điện gió, việc 4/5 dự án bị Cơ quan an ninh yêu cầu điều tra sẽ là một “cú sốc” khá mạnh, tác động trực tiếp tiêu cực đến kết quả kinh doanh của GEG. Theo đó, vụ việc vẫn còn nằm trong vòng điều tra, nhưng kịch bản đặt ra: Nếu các dự án điện gió thực sự gặp những vấn đề về pháp lý hoặc sai phạm liên quan đến quá trình đàm phán giá điện trước đây, liệu công ty sẽ đối mặt với những nguy cơ nào?
Hiện nay, hai dự án điện gió gần bờ Tân Phú Đông 2 và dự án VPL Bến Tre - Giai đoạn 1 đã đi vào vận hành từ 2021 và đang được hưởng mức giá FIT ưu đãi là 9,8 cents/kWh (tương đương 2.450 đồng/kWh). Dự án la Bang cũng đang được hưởng mức ưu đãi giá FIT cho điện gió trên biển là 8.5 cents/kWh (tương đương 2.125 đồng/kWh). Mức giá này đang cao hơn 30% so với giá điện gió trên bờ và ngoài khơi theo khung giá điện được ban hành theo Quyết định số 21/QĐ-BCT lần lượt là 1.587đ/kWh và 1.816đ/kWh.
Ở trường hợp nhẹ nhàng nhất, nếu các dự án chỉ bị đánh giá lại và bắt buộc áp mức giá bán thấp hơn hiện tại, hệ quả chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến biên lợi nhuận của GEG.
Trong tình huống xấu hơn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thể chậm thanh toán cho các hợp đồng cung cấp điện do chờ kết quả điều tra hoặc thậm chí từ chối trả tiền với các hợp đồng đàm phán giá sai quy định đã ký. Dù ở khả năng nào, tiến độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của GEG cũng bị tác động trực tiếp. Rủi ro hơn nữa, công ty có thể bị bắt buộc hồi tố, yêu cầu thanh toán ngược lại chênh lệch giá điện do đàm phán sai quy định.
Kịch bản cũng đặt ra trường hợp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất cho GEG, đó là khi hợp đồng mua bán điện có thể bị hủy do sai phạm. Tình huống này chắc chắn ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng khi các dự án điện gió hiện hữu đang đóng góp lớn trong doanh thu và hiệu quả hoạt động của công ty. Và việc đầu tư vào các dự án này cũng đòi hỏi GEG đã phải tiêu tốn một mức đầu tư “khủng”.
Hiện tại, dù vụ việc đang nằm trong vòng điều tra nhưng các dự án đều bị rơi vào thế khó. Đơn cử, dự án Tân Phú Đông 1 dù đã đi vào hoạt động từ tháng 5/2023 nhưng vẫn đang trong quá trình đàm phán giá và tạm bán với mức giá 3.5 cents/kWh (khoảng 875 đồng/kWh), chỉ bằng 40% so với giá bán thương phẩm của các dự án khác. Việc có tên trong danh sách điều tra có thể gây kéo dài vô thời hạn cho việc đàm phán giá. Theo đó, dự án không chỉ bị ảnh hưởng lợi nhuận nghiêm trọng, mà lãi phát sinh còn đè nặng từng ngày lên GEG.
Là cổ đông lớn nhất của GEG, những hệ lụy từ việc các nhà máy điện gió bị điều tra rõ ràng đang đặt JERA vào nhiều quan ngại và bắt buộc phải có những động thái cần thiết. Bên cạnh lo ngại về hiệu quả đầu tư như đã đề cập ở trên, JERA cũng cần bận tâm về năng lực quản trị và tuân thủ của Điện Gia Lai. Ngoài ra, điều tập đoàn này ngại ngần về dài hạn có thể là niềm tin về lộ trình, tính minh bạch và tuân thủ pháp lý trong hoạt động đầu tư dự án năng lượng nói chung tại Việt Nam, không chỉ riêng các dự án điện gió của GEG.
Nhiều khả năng cho thấy JERA sẽ tăng cường đối thoại, giám sát và quản lý các dự án của GEG để đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn được tuân thủ nghiêm ngặt, nhằm hạn chế rủi ro pháp lý trong tương lai. Kế hoạch đầu tư vào GEG có thể cũng sẽ được đánh giá, xem xét lại. Trước đây, JERA đầu tư vào GEG với mục đích cung cấp các nguồn lực hỗ trợ để giúp GEG nâng cao công suất năng lượng tái tạo lên 2000 MW (so với tổng công suất hiện tại là 800 MW), đồng thời thảo luận về việc phát triển nhiệt điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Ở tình hình hiện tại, kế hoạch và lộ trình đầu tư nếu có chắc chắn sẽ phải bị thẩm định lại.
Hà Phương
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Tân Phú Đông 2 /
- Tân Phú Đông 1 /
- VPL Bến Tre /
- cổ phiếu GEG lại tiếp tục tụt dốc /
- nhà máy điện gió của GEG bị điều tra /
- Tập đoàn JERA /
- cổ đông ngoại JERA /
- Nhiều dự án của GEG bị điều tra /
- Công ty Cổ phần Điện Gia Lai /
- TTC Group /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Trải nghiệm ưu đãi mùa lễ hội khi săn vé máy bay cùng gia đình, bạn bè từ Vietjet
DNTH: Tưng bừng mùa lễ hội cuối năm, Vietjet mang đến ưu đãi giảm giá 10% hạng vé Eco khi đặt vé nhóm đông người từ 3 đến 5 khách. Để nhận được khuyến mãi hấp dẫn, hành khách có thể truy cập và đặt vé tại website...
Sắc xanh tại công viên Sun World trong đô thị nghỉ dưỡng Sun Group Hà Nam
DNTH: Cây lên xanh mướt và nhiều trò chơi nước đã hoàn thiện, tổ hợp công viên Sun World Hà Nam đang bám tiến độ về đích dịp 30/4/2025, trong khi tòa căn hộ cao tầng đầu tiên tại Sun Urban City Hà Nam chuẩn bị cất nóc ngày 28/12 tới.
Dòng sản phẩm nhà phố hàng hiệu FestiShop hút nhà đầu tư tới Phú Quốc
DNTH: Trong sự kiện ra mắt dòng sản phẩm BĐS lễ hội mới ngày 23/12 vừa qua của Phú Quốc United Center, sản phẩm nhà phố FestiShop đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Đây được đánh giá là một “ngòi nổ” tạo nên cơn chấn...
PV GAS thiết lập nhiều kỷ lục và cột mốc quan trọng, hoàn thành toàn diện, vượt mức kế hoạch SXKD năm 2024
DNTH: Với phương châm hành động “bổ sung động lực mới, làm mới động lực cũ”, song song với sự chủ động, quyết liệt, đột phá trong việc chuyển dịch mô hình kinh doanh, PV GAS dự kiến sẽ hoàn thành toàn diện và vượt mức các...
Tôn vinh TOP 10 thương hiệu Sao Vàng đất Việt 2024: Vươn tầm Việt Nam
DNTH: Tối 24/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024.
Hai tỷ phú ở An Giang là nông dân, người này trồng lúa Nhật, người kia trồng cây "tỷ đô", thu tiền tỷ/năm
DNTH: Từ thực tế sinh động của phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, An Giang dần hình thành một đội ngũ nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Nhiều nông hộ chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiệu quả, đưa hạt...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
-
Hà Nội đề xuất duy trì Sở GTVT, Sở Xây dựng khi sắp xếp bộ máy
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...